Đề cương Đôi nét về Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

Đề cương Đôi nét về Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

Có những bài ca không bao giờ quên và có những bài thơ ngàn năm vẫn nhớ. Văn học đã đưa con người đi từ những cung bậc cảm xúc này đến cùng bậc cảm xúc cảm khác, chạm vào tâm hồn con người bởi sự dung dị và chân thực nhất. Đặc biệt, thơ ca thời kháng chiến đã tái hiện lại cho chúng ta về những năm tháng chiến tranh ác liệt, về những người chồng xa vợ ra trận, những người con xa gia đình theo tiền tuyến đánh giặc và cả những người bà, người mẹ cùng con lao động, cùng con chiến đấu. Năm 1971, có một bài thơ ra đời đã khiến bao người vừa xúc động, vừa cảm phục về hình ảnh người mẹ Tà-ôi vừa nuôi con vừa tham gia chiến đấu. Bài thơ ấy mang tên "Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một bài thơ mà dù cho thời gian có chảy trôi vô tình đi chăng nữa nó cũng mãi mãi vẹn nguyên trong trái tim người đọc.

Cùng tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

5180

Đôi nét về Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

(Nguyễn Khoa Điềm)



1.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên - Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ: Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)

2. Tác phẩm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

- Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.

- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn, ba khúc hát ru:

+ Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội

+ Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng

+Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.


Kết luận: Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
khúc hát ru khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ người mẹ nguyễn khoa điềm
  • Like
Reactions: Tiến 2021
548
1
2

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Bài thơ khắc họa được hình tượng người mẹ dân tộc Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, giàu lòng thương con, gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu.
Tiến 2021Bài thơ khắc tạc nên bức tượng đài kì vĩ về người mẹ bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến onah liệt của dân tộc.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top