8 giờ tối.
Gia đình em không giàu có.
Nhà em nhỏ thôi, cũ thôi, nhưng gọn gàng và ngăn nắp trong một con phố nhỏ. Nghe nói người ta sắp lấy nhà em, rồi đền bù cho em một khoản tiền nho nhỏ, cho em một chỗ ở, và thế chỗ ngôi nhà này sẽ là để dành cho những công trình kiến trúc hiện đại hơn. Nhà hàng xóm nghe đồn như thế mà chạy ngược chạy xuôi, tức tốc bán nhà để còn có cơ may được lãi. Nhưng mà ông bà em mỗi ngày vẫn bình yên lắm. Hai người vẫn mỗi sáng thức dậy lúc 6 giờ, kê hai chiếc ghế gỗ cũ mèm ra trước cửa, ngồi hóng hớt chuyện thiên hạ, cùng tách nước vối ấm nóng mới đun.
Có lần em đánh bạo hỏi ông bà, thế sao mình không mau bán nhà, mình còn có lãi ông bà nhỉ? Đằng nào mình cũng phải ở nhà mới cơ mà. Em có hỏi thế, mà ông bà em vẫn cười thôi. Ông bà nói ngôi nhà này là kỉ niệm, thêm một ngày gìn giữ, ta lại có thêm nhiều kỉ niệm mới, và vài đồng lãi, là không thể nào mua được kỉ niệm. Cũng đúng nhỉ, tiền có thể mua được nhiều thứ, có thể mua được tình yêu, mua được cảm xúc, nhưng tuyệt đối không thể mua được thời gian và kỉ niệm. Thế là mấy hôm sau, ngoài thềm nhà lại có thêm một chiếc ghế mốc meo nữa, đó là chiếc ghế của em.
Tự nhiên em thấy ngày đông thật đẹp.
6 giờ sáng.
Em thấy cô bán xôi đối diện nhà hôm nay mặc chiếc áo thêu hoa màu tím, cô bán được gói xôi lạc lúc 6 giờ 10 và liếc qua nở nụ cười với em, tuyệt lắm. Thế rồi vài phút sau cô bán được thêm hai gói xôi dừa, cô chạy qua biếu bà em gói ruốc và khoe làm được mẻ mới ngon hơn. Nội em cười thế thôi chứ cũng rút vài đồng lẻ ra đưa cô ấy, ôi trời đúng là cô bán xôi lanh thật! Tự nhiên em thấy buồn cười quá!
Thế rồi em lại thấy cô hàng may cạnh nhà. Cô có đứa cháu bé tẹo teo, bé tí hon như que kẹo, hình như mới học nhà trẻ. Nó mặc cái áo xanh rêu cùng mấy chấm bi trắng, đúng là phong cách cô hàng may, rất chi là kì lạ. Em thích cô hàng may lắm, cô không xinh, cũng không giàu, cũng không giỏi giao tiếp hay nịnh nọt. Cơ mà có mấy lần đồng phục em làm hỏng, hay không vừa, cô đều sửa cho em miễn phí. Thích thật, thế là từ đấy em cũng không lo làm hỏng bộ đồ rồi về nghe mẹ mắng.
Rồi em lại nhìn sang hàng phở hướng 4 giờ, hàng phở gà đấy! Nhà cô hàng phở thì siêu giàu luôn, có cửa kính trong và mấy cái tượng bằng vàng trông đại gia lắm. Tết năm nào cũng đốt pháo tưng bừng rộn cả phố. Sành điệu tới nỗi đám trẻ con trong phố lúc nào cũng đổ xô ra nhìn, nói chung là đứa nào đứa nấy trông cũng thèm thuồng đến chết đi được. Và cô cũng hay lì xì cho em, không nhiều nhưng mà em thích. Tấm lòng cả mà, tiền nào mà chả là tiền, ít nhiều thì vẫn xài được thôi.
7 giờ tối.
Em thấy dự báo thời tiết bảo Đông năm nay lạnh lắm. Lạnh thật, em mặc hai chiếc áo len và một chiếc áo lông dày mà còn thấy hơi lẩy bẩy. Mẹ kính yêu của em còn quát từ dưới tầng một vọng lên rằng em phải đi hai đôi tất cơ. Mà kệ, em vẫn thấy ấm. Em thấy trong một ngày Đông, trong một con phố nhỏ, có tập nập người, có cả tá bộn bề và lo toan, nhưng tất cả đều cố gắng, nở một nụ cười trong những ngày lạnh lẽo như thế. Cười tươi như lúc mấy bà hàng nước ngồi nói xấu người ta xong cười phá lên í. À nhầm, cười thế thì lại vô duyên quá! Ý em là cười giống mấy chị diễn viên nổi tiếng lúc lên sóng truyền hình ấy.
Ngưỡng mộ thật. Thật sự thật sự luôn.
Như ông bà em dù biết rằng sắp phải rời xa ngôi nhà yêu dấu, nhưng ông bà em vẫn vui. Như cô bán xôi, một gói lãi vài đồng bạc thôi nhưng cô vẫn kịp kì kèo bán thêm gói ruốc tự làm. Như cô hàng may, cô không giàu nhưng sẵn sàng giúp em sửa quần áo. Hay như cô hàng phở, cô toàn đầu tư đốt pháo thật lớn cho cả đám trẻ trong phố được xem, rồi nếu có rảnh tay thì cũng dúi em cái phong bao lì xì may mắn.
Đột nhiên em thấy lòng mình ấm lắm. Em biết sinh ra là kiếp người, ai cũng đều đau khổ. Nhưng một năm lại sắp qua đi rồi.
12 giờ đêm.
Hay là chúng ta cứ cười lên nhé! Hãy vững tin và lạc quan lên nhé! Hãy làm sao để lòng mình dù khổ đau vẫn có cơ may được thanh thản. Chúng ta hang hái chi tiền cho một bữa ăn ngon, thế thì một nụ cười có gì mà phải tiếc. Hài lòng với những gì mình có, đó là điều mà đến cùng, em muốn gửi gắm lại Đông này.
Gia đình em không giàu có.
Nhà em nhỏ thôi, cũ thôi, nhưng gọn gàng và ngăn nắp trong một con phố nhỏ. Nghe nói người ta sắp lấy nhà em, rồi đền bù cho em một khoản tiền nho nhỏ, cho em một chỗ ở, và thế chỗ ngôi nhà này sẽ là để dành cho những công trình kiến trúc hiện đại hơn. Nhà hàng xóm nghe đồn như thế mà chạy ngược chạy xuôi, tức tốc bán nhà để còn có cơ may được lãi. Nhưng mà ông bà em mỗi ngày vẫn bình yên lắm. Hai người vẫn mỗi sáng thức dậy lúc 6 giờ, kê hai chiếc ghế gỗ cũ mèm ra trước cửa, ngồi hóng hớt chuyện thiên hạ, cùng tách nước vối ấm nóng mới đun.
Có lần em đánh bạo hỏi ông bà, thế sao mình không mau bán nhà, mình còn có lãi ông bà nhỉ? Đằng nào mình cũng phải ở nhà mới cơ mà. Em có hỏi thế, mà ông bà em vẫn cười thôi. Ông bà nói ngôi nhà này là kỉ niệm, thêm một ngày gìn giữ, ta lại có thêm nhiều kỉ niệm mới, và vài đồng lãi, là không thể nào mua được kỉ niệm. Cũng đúng nhỉ, tiền có thể mua được nhiều thứ, có thể mua được tình yêu, mua được cảm xúc, nhưng tuyệt đối không thể mua được thời gian và kỉ niệm. Thế là mấy hôm sau, ngoài thềm nhà lại có thêm một chiếc ghế mốc meo nữa, đó là chiếc ghế của em.
Tự nhiên em thấy ngày đông thật đẹp.
6 giờ sáng.
Em thấy cô bán xôi đối diện nhà hôm nay mặc chiếc áo thêu hoa màu tím, cô bán được gói xôi lạc lúc 6 giờ 10 và liếc qua nở nụ cười với em, tuyệt lắm. Thế rồi vài phút sau cô bán được thêm hai gói xôi dừa, cô chạy qua biếu bà em gói ruốc và khoe làm được mẻ mới ngon hơn. Nội em cười thế thôi chứ cũng rút vài đồng lẻ ra đưa cô ấy, ôi trời đúng là cô bán xôi lanh thật! Tự nhiên em thấy buồn cười quá!
Thế rồi em lại thấy cô hàng may cạnh nhà. Cô có đứa cháu bé tẹo teo, bé tí hon như que kẹo, hình như mới học nhà trẻ. Nó mặc cái áo xanh rêu cùng mấy chấm bi trắng, đúng là phong cách cô hàng may, rất chi là kì lạ. Em thích cô hàng may lắm, cô không xinh, cũng không giàu, cũng không giỏi giao tiếp hay nịnh nọt. Cơ mà có mấy lần đồng phục em làm hỏng, hay không vừa, cô đều sửa cho em miễn phí. Thích thật, thế là từ đấy em cũng không lo làm hỏng bộ đồ rồi về nghe mẹ mắng.
Rồi em lại nhìn sang hàng phở hướng 4 giờ, hàng phở gà đấy! Nhà cô hàng phở thì siêu giàu luôn, có cửa kính trong và mấy cái tượng bằng vàng trông đại gia lắm. Tết năm nào cũng đốt pháo tưng bừng rộn cả phố. Sành điệu tới nỗi đám trẻ con trong phố lúc nào cũng đổ xô ra nhìn, nói chung là đứa nào đứa nấy trông cũng thèm thuồng đến chết đi được. Và cô cũng hay lì xì cho em, không nhiều nhưng mà em thích. Tấm lòng cả mà, tiền nào mà chả là tiền, ít nhiều thì vẫn xài được thôi.
7 giờ tối.
Em thấy dự báo thời tiết bảo Đông năm nay lạnh lắm. Lạnh thật, em mặc hai chiếc áo len và một chiếc áo lông dày mà còn thấy hơi lẩy bẩy. Mẹ kính yêu của em còn quát từ dưới tầng một vọng lên rằng em phải đi hai đôi tất cơ. Mà kệ, em vẫn thấy ấm. Em thấy trong một ngày Đông, trong một con phố nhỏ, có tập nập người, có cả tá bộn bề và lo toan, nhưng tất cả đều cố gắng, nở một nụ cười trong những ngày lạnh lẽo như thế. Cười tươi như lúc mấy bà hàng nước ngồi nói xấu người ta xong cười phá lên í. À nhầm, cười thế thì lại vô duyên quá! Ý em là cười giống mấy chị diễn viên nổi tiếng lúc lên sóng truyền hình ấy.
Ngưỡng mộ thật. Thật sự thật sự luôn.
Như ông bà em dù biết rằng sắp phải rời xa ngôi nhà yêu dấu, nhưng ông bà em vẫn vui. Như cô bán xôi, một gói lãi vài đồng bạc thôi nhưng cô vẫn kịp kì kèo bán thêm gói ruốc tự làm. Như cô hàng may, cô không giàu nhưng sẵn sàng giúp em sửa quần áo. Hay như cô hàng phở, cô toàn đầu tư đốt pháo thật lớn cho cả đám trẻ trong phố được xem, rồi nếu có rảnh tay thì cũng dúi em cái phong bao lì xì may mắn.
Đột nhiên em thấy lòng mình ấm lắm. Em biết sinh ra là kiếp người, ai cũng đều đau khổ. Nhưng một năm lại sắp qua đi rồi.
12 giờ đêm.
Hay là chúng ta cứ cười lên nhé! Hãy vững tin và lạc quan lên nhé! Hãy làm sao để lòng mình dù khổ đau vẫn có cơ may được thanh thản. Chúng ta hang hái chi tiền cho một bữa ăn ngon, thế thì một nụ cười có gì mà phải tiếc. Hài lòng với những gì mình có, đó là điều mà đến cùng, em muốn gửi gắm lại Đông này.