Bài làm:
Một xã hội đang dần hướng đến sự văn minh, giáo dục toàn cầu, một thế giới phát triển theo chiều hướng hiện đại hóa, công nghệ số và mỗi cá nhân, bộ phận cần thiết phải tự tạo cho mình một lối sống đẹp, một nhân cách cao cả, một tâm hồn đầy phong phú. Trong đó cần chú ý đặc biệt tới trẻ thơ, tới những mầm non sẽ làm chủ đất nước, gây dựng thành công. Ngay từ nhỏ, việc được bố mẹ giáo dục, chăm sóc đóng vai trò quan trọng bậc nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách, cách ứng xử và cách làm người của đứa con sau này. Chính câu chuyện về chiếc vé đã giúp làm sáng tỏ hơn cả về vấn đề này, để cho chúng ta nhìn thấy được cách người bố dạy trẻ về tính trung thực đáng quý , đáng suy ngẫm đến thế nào
Chúng ta sẽ chẳng thể bàn luận được cách dạy dỗ con cái của người nào là đúng, người nào là sai. Càng không thể trách móc họ bởi ai cũng có suy nghĩ của riêng mình, cũng yêu con , mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng dường như trong quá trình vất vả gian lao ấy, ta sẽ phải đặc biệt chú ý tới từng chi tiết, hành động nhỏ nhặt của mình trước mặt con trẻ, vì có một điều tôi chắc rằng nó sẽ lấy đó làm gương cho bản thân. Có thể nếu người đàn ông trong câu chuyện không nói thì người ta sẽ phát cho ông một vé miễn phí, giảm thiểu được một khoản tiền nhưng bản thân ông hiểu rõ mình cần làm gì, biết được đứa con đang dõi theo từng hành động ấy, nó sẽ tự biết ba mình đang thành thực hay giả dối, đang sống thật hay sống một cách lọc lừa. Và ấy chính là một tấm gương đẹp, một cách dạy dỗ con đầy khôn ngoan. Trung thực có lẽ được xem là một trong số những đức tính mà con người cần có, nói đúng hơn là nếu thiếu đi nó, sự tồn tại của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Khi đó ta dám thành thật với bản thân, với cuộc sống, dám đối diện với tất cả, nhìn nhận thực tế một cách đàng hoàng và chính trực. Con cái thì đang ở độ tuổi phát triển, hình thành, chính cách ứng xử của cha sẽ giúp nó hiểu ra trung thực cần thiết ra sao, quan trọng đến nhường nào mà ngay cả người cha thân yêu của mình đã từng ngày dạy dỗ, bảo ban. Đọc một câu chuyện giường như không dừng lại ở câu chữ trên giấy, ta chợt nhận ra ý nghĩa của nó với đời sống quý giá đến lạ, bài học mà nó đem tới cần được chú trọng và lưu tâm. Rằng cha mẹ sẽ là tấm gương để con cái soi vào đó, nó bóng hay có vết nhơ đều tùy thuộc vào hành động của chúng ta, trung thực với con cái, với người xung quanh thì chắc chắn một mai nó sẽ là người có ích cho toàn xã hội này, sẽ sống xứng đáng với chữ “ người”
Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao cha mẹ cần chú ý đến hành động của mình trong việc giáo dục con cái? Và liệu sự trung thực có thực sự quan trọng với cuộc sống của chúng ta hay không? Từ khi còn trong bụng mẹ, chúng ta đã được lắng nghe từng lời hát ngọt ngào, tiếng yêu thương của mẹ và cái hôn nhẹ nhàng của cha. Rồi đến ngày chào đời, tạo hóa ban cho ta cơ hội được đến với thế giới diệu kỳ này, lớn hơn chút nữa, khi chập chững những bước chân đầu tiên, ta lại được ba mẹ tập cho cách nói “ a , à..”, cứ thế từng ngày trưởng thành và phát triển. Cha mẹ nào mà chẳng yêu và lo cho con, chẳng mong sau này con có thể sống thật tốt, thật hạnh phúc, được nhận tình yêu thương từ mọi người xung quanh, nhưng hơn hết để hiện thực hóa điều ấy phụ thuộc ít nhiều vào cách dạy dỗ của cha mẹ, đặc biệt là dạy cho con cách trung thực, thành thật. Khi làm điều gì đó trước mặt con, chắc chắn chúng sẽ để ý , làm theo, giống như việc hình thành cho nó nhân cách, phẩm chất con người vậy. Trung thực để con tránh xa với sự lọc lừa giả tạo, gian dối, điều mà có lẽ mỗi chúng ta đều vô cùng ghét bỏ. Trung thực để con hiểu ra cuộc sống vốn dĩ cần lấy sự chân thật hơn là những lớp mặt nạ chưa được tháo bỏ, để con yêu lấy những điều đẹp đẽ, giản dị và thân thuộc nhất . Trung thực giúp đoạn đường phía trước của con sẽ thành công hơn, vơi bớt đi phần khó khăn, bão giông trên con đường đời lắm chông gai. Và trung thực chính là để giáo dục con nên người, thành một doanh nhân hay đơn thuần chỉ là âm thầm giúp đỡ cho xã hội. Dắt tay đứa trẻ đi dạo, khi thấy đồng tiền rơi tìm lại trả cho người đánh mất thì sau này, khi chính nó đối diện với hoàn cảnh ấy, chắc chắn cũng sẽ là giống như ta đã từng. Nếu khi con mắc lỗi, cha mẹ để cho con tự tìm ra lỗi sai của mình thì mai sau, khi con chẳng may tiếp tục phạm sai lầm, nó sẽ không ngần ngại đứng ra nhận lỗi về bản thân, chẳng chút e dè. Đó chẳng phải là điều ngọt ngào nhất mà cha mẹ muốn ở con hay sao? Ba mẹ hành xử đúng đắn, chính trực, con cái nhìn vào đó sẽ cảm thấy tự hào biết bao nhiêu, nó càng nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân giống như người đàn ông trong câu chuyện nói “ có thể không ai biết nhưng con trai tôi, tự nó biết” Giaos dục là điều quan trọng bậc nhất của toàn cầu hiện nay, nó sẽ là thứ quyết định số phận của toàn cầu, là tồn hay vong, phát triển hay ngưng trệ. Trẻ thơ chỉ thực sự toàn diện khi chính cha mẹ của nó cũng cần có cho mình sự toàn diện. Câu trả lời cho câu hỏi được nêu ra ở đầu đoạn có lẽ là có, cần đặc biệt chú ý tới cách dạy dỗ.
Nếu như không dạy cho con cái cách ứng xử trung thực thì điều gì sẽ xảy ra. Đó chính là một hiểm họa vô cùng khôn lường với chính cuộc sống của chúng sau này. Nó sẽ học theo lối sống giả tạo, gian dôi, không chính trực, luôn làm mọi thứ với ý nghĩ tiêu cực. Một phần khi cha mẹ đứng trước mặt con cái, trở thành con người như vậy khiến cho nó xem đó không phải là điều gì sai trái và có cơ sở để thực hiện bởi ngay chính cha mẹ mình còn làm như thế thì huống hồ gì là đứa con. Thử nghĩ xem nếu người đàn ông kia nói dối người bán vé, đứa con thấy vậy thì không biết rằng sau nó chúng còn lặp lại hành động sai lầm ấy nữa không? Và xã hội ai cũng như thế thì còn gì gọi là công bằng, là sống với nhau bằng sự chân thành , thật thà. Sau này, con cái sẽ đánh mất niềm tin của người khác ở bản thân mình, là cái gai trong mắt xã hội, không xứng đáng có và nhận lại tình yêu thương. Mọi cơ hội sẽ đóng lại, chúng sẽ có thể dần dần cạn kiệt mọi sức lực, hi vọng để chiến đấu với cuộc sống. Tất nhiên khi ấy chính nó sẽ là người mà họ xem như thiếu giáo dục, không đáng tin cậy, quan tâm. Cuộc sống như thế thì đâu có thể gọi là cuộc sống, là hạnh phúc kỳ diệu khi được sinh ra. Nói dối một lần, rồi hai lần, đến lần thứ ba thì chẳng còn cơ hội để nói dối nữa vì khi ấy có còn ai lắng nghe chúng ta nữa đâu. Câu chuyện của cậu bé chăn cừu chính là minh chứng rõ nét nhất. Nếu như hai lần đầu tiên cậu không dối lừa mọi người thì có thể mọi chuyện đã khác, đàn cừu của cậu sẽ không bị những con sói hung dữ ăn thịt mất. Thật đáng buồn biết bao. Chao ôi, đứng giữa xã hội văn minh này, thành thực với mọi người, với bản thân sẽ là viên ngọc quy còn lọc lừa thì họ sẽ xem như là “ đồ bỏ đi”. Bởi vậy mới nói cha mẹ, cách giáo dục quan trọng ra sao. Ngay chính họ cũng phải sống thật, sống đúng với lương tâm thì mới có thể tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho đứa con vô tội, bé bỏng của mình. Nếu phút chốc sai lầm của các bậc cha mẹ làm ảnh hưởng tới tương lai của con trẻ sau này thì thật sự rất không đáng, tội nghiệp biết bao nhiêu
Nhưng cần nhớ cho rằng không phải bao giờ trung thực cũng tốt. Thế giới thì phát triển mạnh mẽ, điều đó không thể phủ nhận nhưng bởi sự phát triển ấy mà cần tới sự khôn ngoan ở con người. Người ta vẫn hay đùa rằng “ xã hội ngày nay thạch sanh thì ít mà lí thông thì nhiều” không phải là không có cơ sở. Ví dụ đơn thuần, khi ta nói dối để tạo bất ngờ cho bữa tiệc sinh của mẹ thì đó không phải là điều xấu, hay đơn thuần nhẹ nhàng dúi vào bàn tay của cụ già mù vài trăm nghìn để trả tiền nước mà thật ra chỉ hết số tiền vỏn vẹn vài ba nghìn. Quan trọng cần đúng thời điểm hoàn cảnh, cách ứng xử sao cho khéo lẹo, hợp tình hợp lí, ấy mới là điều quan trọng. Trung thực là đức tính cực kì tốt mà ba mẹ dạy cho con cái nhưng xin chớ quên rằng hãy chỉ cho chúng khi nào nên và khi nào thì không nên, vốn dĩ cuộc sống sẽ tồn tại rất nhiều mặt, như một khối hình rubik khổng lo, mong sao tất cả đều hiểu ra giá trị đơn thuần mà nó mong muốn và đem lại
Bên cạnh đó ta cần lên án và phê phán mạnh mẽ những bậc cha mẹ đang có những cách giáo dục không đúng thiếu chuẩn mực với con cái mà không nghĩ đến mặt tiêu cực, hệ lụy về sau. Chúng cần được quan tâm, rèn luyện một cách đàng hoàng, có kế hoạch, một cách tốt nhất có thể để làm sao phẩm chất, đạo đức của con sau này sẽ có thể là điều đáng tự hào cho không chỉ riêng cha mẹ và còn là tổ quốc, làm rạng rỡ trên khuôn mặt bao người. Hôm nay, rồi tương lai con sẽ lớn, lớn thêm nữa, suốt một hành trình dài ấy cha mẹ sẽ là đôi cánh để nâng con lên, là bờ vai cho con dựa vào và là người luôn sẵn sàng chờ con ở nơi cuối con đường. Mỗi câu chuyện được viết nên, tác giả chắc chắn sẽ gửi vào đó nỗi niềm, bài học với độc giả, và câu chuyện này cũng không ngoại lệ, Đó là cả một giá trị nhân sinh cao cả. Một vài lời của người đang ngồi trên ghế nhà trường không thể nói hết tất thảy những mặt phức tạp của đời sống, chỉ ước mong rằng mọi bậc cha mẹ trên thế giới này có thể yêu con mình đúng cách, dạy cho chúng điều hay lẽ phải, “làm một người trung thực tuyệt vời lắm con ơi”. Và hơn hết cha mẹ phải là người sống có ý nghĩa, có đạo đức, không cho phép bản thân bước chân vào con đường chỉ toàn là thứ vô ảo, giả tạo ấy. Cây ngay thì không sợ chết đứng mà “ Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực - Benjamin Franklin”
Bố mẹ tôi vẫn luôn căn dặn tôi phải sống đúng với lòng mình, sống để không phải cúi đầu với trời đất, với vạn vật xung quanh. Ngẫm nghĩ lại thật thấm thía với lời dạy ấy. Hôm nay có thể là một ngày rất tệ hay là một ngày cực kỳ thành công thì cũng đừng quên dạy cho con sống cuộc đời như thế, và mong cho đứa con ấy sẽ thật trân trọng, ghi nhớ lời dạy này..
Một xã hội đang dần hướng đến sự văn minh, giáo dục toàn cầu, một thế giới phát triển theo chiều hướng hiện đại hóa, công nghệ số và mỗi cá nhân, bộ phận cần thiết phải tự tạo cho mình một lối sống đẹp, một nhân cách cao cả, một tâm hồn đầy phong phú. Trong đó cần chú ý đặc biệt tới trẻ thơ, tới những mầm non sẽ làm chủ đất nước, gây dựng thành công. Ngay từ nhỏ, việc được bố mẹ giáo dục, chăm sóc đóng vai trò quan trọng bậc nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách, cách ứng xử và cách làm người của đứa con sau này. Chính câu chuyện về chiếc vé đã giúp làm sáng tỏ hơn cả về vấn đề này, để cho chúng ta nhìn thấy được cách người bố dạy trẻ về tính trung thực đáng quý , đáng suy ngẫm đến thế nào
Chúng ta sẽ chẳng thể bàn luận được cách dạy dỗ con cái của người nào là đúng, người nào là sai. Càng không thể trách móc họ bởi ai cũng có suy nghĩ của riêng mình, cũng yêu con , mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng dường như trong quá trình vất vả gian lao ấy, ta sẽ phải đặc biệt chú ý tới từng chi tiết, hành động nhỏ nhặt của mình trước mặt con trẻ, vì có một điều tôi chắc rằng nó sẽ lấy đó làm gương cho bản thân. Có thể nếu người đàn ông trong câu chuyện không nói thì người ta sẽ phát cho ông một vé miễn phí, giảm thiểu được một khoản tiền nhưng bản thân ông hiểu rõ mình cần làm gì, biết được đứa con đang dõi theo từng hành động ấy, nó sẽ tự biết ba mình đang thành thực hay giả dối, đang sống thật hay sống một cách lọc lừa. Và ấy chính là một tấm gương đẹp, một cách dạy dỗ con đầy khôn ngoan. Trung thực có lẽ được xem là một trong số những đức tính mà con người cần có, nói đúng hơn là nếu thiếu đi nó, sự tồn tại của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Khi đó ta dám thành thật với bản thân, với cuộc sống, dám đối diện với tất cả, nhìn nhận thực tế một cách đàng hoàng và chính trực. Con cái thì đang ở độ tuổi phát triển, hình thành, chính cách ứng xử của cha sẽ giúp nó hiểu ra trung thực cần thiết ra sao, quan trọng đến nhường nào mà ngay cả người cha thân yêu của mình đã từng ngày dạy dỗ, bảo ban. Đọc một câu chuyện giường như không dừng lại ở câu chữ trên giấy, ta chợt nhận ra ý nghĩa của nó với đời sống quý giá đến lạ, bài học mà nó đem tới cần được chú trọng và lưu tâm. Rằng cha mẹ sẽ là tấm gương để con cái soi vào đó, nó bóng hay có vết nhơ đều tùy thuộc vào hành động của chúng ta, trung thực với con cái, với người xung quanh thì chắc chắn một mai nó sẽ là người có ích cho toàn xã hội này, sẽ sống xứng đáng với chữ “ người”
Có một câu hỏi được đặt ra là tại sao cha mẹ cần chú ý đến hành động của mình trong việc giáo dục con cái? Và liệu sự trung thực có thực sự quan trọng với cuộc sống của chúng ta hay không? Từ khi còn trong bụng mẹ, chúng ta đã được lắng nghe từng lời hát ngọt ngào, tiếng yêu thương của mẹ và cái hôn nhẹ nhàng của cha. Rồi đến ngày chào đời, tạo hóa ban cho ta cơ hội được đến với thế giới diệu kỳ này, lớn hơn chút nữa, khi chập chững những bước chân đầu tiên, ta lại được ba mẹ tập cho cách nói “ a , à..”, cứ thế từng ngày trưởng thành và phát triển. Cha mẹ nào mà chẳng yêu và lo cho con, chẳng mong sau này con có thể sống thật tốt, thật hạnh phúc, được nhận tình yêu thương từ mọi người xung quanh, nhưng hơn hết để hiện thực hóa điều ấy phụ thuộc ít nhiều vào cách dạy dỗ của cha mẹ, đặc biệt là dạy cho con cách trung thực, thành thật. Khi làm điều gì đó trước mặt con, chắc chắn chúng sẽ để ý , làm theo, giống như việc hình thành cho nó nhân cách, phẩm chất con người vậy. Trung thực để con tránh xa với sự lọc lừa giả tạo, gian dối, điều mà có lẽ mỗi chúng ta đều vô cùng ghét bỏ. Trung thực để con hiểu ra cuộc sống vốn dĩ cần lấy sự chân thật hơn là những lớp mặt nạ chưa được tháo bỏ, để con yêu lấy những điều đẹp đẽ, giản dị và thân thuộc nhất . Trung thực giúp đoạn đường phía trước của con sẽ thành công hơn, vơi bớt đi phần khó khăn, bão giông trên con đường đời lắm chông gai. Và trung thực chính là để giáo dục con nên người, thành một doanh nhân hay đơn thuần chỉ là âm thầm giúp đỡ cho xã hội. Dắt tay đứa trẻ đi dạo, khi thấy đồng tiền rơi tìm lại trả cho người đánh mất thì sau này, khi chính nó đối diện với hoàn cảnh ấy, chắc chắn cũng sẽ là giống như ta đã từng. Nếu khi con mắc lỗi, cha mẹ để cho con tự tìm ra lỗi sai của mình thì mai sau, khi con chẳng may tiếp tục phạm sai lầm, nó sẽ không ngần ngại đứng ra nhận lỗi về bản thân, chẳng chút e dè. Đó chẳng phải là điều ngọt ngào nhất mà cha mẹ muốn ở con hay sao? Ba mẹ hành xử đúng đắn, chính trực, con cái nhìn vào đó sẽ cảm thấy tự hào biết bao nhiêu, nó càng nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân giống như người đàn ông trong câu chuyện nói “ có thể không ai biết nhưng con trai tôi, tự nó biết” Giaos dục là điều quan trọng bậc nhất của toàn cầu hiện nay, nó sẽ là thứ quyết định số phận của toàn cầu, là tồn hay vong, phát triển hay ngưng trệ. Trẻ thơ chỉ thực sự toàn diện khi chính cha mẹ của nó cũng cần có cho mình sự toàn diện. Câu trả lời cho câu hỏi được nêu ra ở đầu đoạn có lẽ là có, cần đặc biệt chú ý tới cách dạy dỗ.
Nếu như không dạy cho con cái cách ứng xử trung thực thì điều gì sẽ xảy ra. Đó chính là một hiểm họa vô cùng khôn lường với chính cuộc sống của chúng sau này. Nó sẽ học theo lối sống giả tạo, gian dôi, không chính trực, luôn làm mọi thứ với ý nghĩ tiêu cực. Một phần khi cha mẹ đứng trước mặt con cái, trở thành con người như vậy khiến cho nó xem đó không phải là điều gì sai trái và có cơ sở để thực hiện bởi ngay chính cha mẹ mình còn làm như thế thì huống hồ gì là đứa con. Thử nghĩ xem nếu người đàn ông kia nói dối người bán vé, đứa con thấy vậy thì không biết rằng sau nó chúng còn lặp lại hành động sai lầm ấy nữa không? Và xã hội ai cũng như thế thì còn gì gọi là công bằng, là sống với nhau bằng sự chân thành , thật thà. Sau này, con cái sẽ đánh mất niềm tin của người khác ở bản thân mình, là cái gai trong mắt xã hội, không xứng đáng có và nhận lại tình yêu thương. Mọi cơ hội sẽ đóng lại, chúng sẽ có thể dần dần cạn kiệt mọi sức lực, hi vọng để chiến đấu với cuộc sống. Tất nhiên khi ấy chính nó sẽ là người mà họ xem như thiếu giáo dục, không đáng tin cậy, quan tâm. Cuộc sống như thế thì đâu có thể gọi là cuộc sống, là hạnh phúc kỳ diệu khi được sinh ra. Nói dối một lần, rồi hai lần, đến lần thứ ba thì chẳng còn cơ hội để nói dối nữa vì khi ấy có còn ai lắng nghe chúng ta nữa đâu. Câu chuyện của cậu bé chăn cừu chính là minh chứng rõ nét nhất. Nếu như hai lần đầu tiên cậu không dối lừa mọi người thì có thể mọi chuyện đã khác, đàn cừu của cậu sẽ không bị những con sói hung dữ ăn thịt mất. Thật đáng buồn biết bao. Chao ôi, đứng giữa xã hội văn minh này, thành thực với mọi người, với bản thân sẽ là viên ngọc quy còn lọc lừa thì họ sẽ xem như là “ đồ bỏ đi”. Bởi vậy mới nói cha mẹ, cách giáo dục quan trọng ra sao. Ngay chính họ cũng phải sống thật, sống đúng với lương tâm thì mới có thể tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho đứa con vô tội, bé bỏng của mình. Nếu phút chốc sai lầm của các bậc cha mẹ làm ảnh hưởng tới tương lai của con trẻ sau này thì thật sự rất không đáng, tội nghiệp biết bao nhiêu
Nhưng cần nhớ cho rằng không phải bao giờ trung thực cũng tốt. Thế giới thì phát triển mạnh mẽ, điều đó không thể phủ nhận nhưng bởi sự phát triển ấy mà cần tới sự khôn ngoan ở con người. Người ta vẫn hay đùa rằng “ xã hội ngày nay thạch sanh thì ít mà lí thông thì nhiều” không phải là không có cơ sở. Ví dụ đơn thuần, khi ta nói dối để tạo bất ngờ cho bữa tiệc sinh của mẹ thì đó không phải là điều xấu, hay đơn thuần nhẹ nhàng dúi vào bàn tay của cụ già mù vài trăm nghìn để trả tiền nước mà thật ra chỉ hết số tiền vỏn vẹn vài ba nghìn. Quan trọng cần đúng thời điểm hoàn cảnh, cách ứng xử sao cho khéo lẹo, hợp tình hợp lí, ấy mới là điều quan trọng. Trung thực là đức tính cực kì tốt mà ba mẹ dạy cho con cái nhưng xin chớ quên rằng hãy chỉ cho chúng khi nào nên và khi nào thì không nên, vốn dĩ cuộc sống sẽ tồn tại rất nhiều mặt, như một khối hình rubik khổng lo, mong sao tất cả đều hiểu ra giá trị đơn thuần mà nó mong muốn và đem lại
Bên cạnh đó ta cần lên án và phê phán mạnh mẽ những bậc cha mẹ đang có những cách giáo dục không đúng thiếu chuẩn mực với con cái mà không nghĩ đến mặt tiêu cực, hệ lụy về sau. Chúng cần được quan tâm, rèn luyện một cách đàng hoàng, có kế hoạch, một cách tốt nhất có thể để làm sao phẩm chất, đạo đức của con sau này sẽ có thể là điều đáng tự hào cho không chỉ riêng cha mẹ và còn là tổ quốc, làm rạng rỡ trên khuôn mặt bao người. Hôm nay, rồi tương lai con sẽ lớn, lớn thêm nữa, suốt một hành trình dài ấy cha mẹ sẽ là đôi cánh để nâng con lên, là bờ vai cho con dựa vào và là người luôn sẵn sàng chờ con ở nơi cuối con đường. Mỗi câu chuyện được viết nên, tác giả chắc chắn sẽ gửi vào đó nỗi niềm, bài học với độc giả, và câu chuyện này cũng không ngoại lệ, Đó là cả một giá trị nhân sinh cao cả. Một vài lời của người đang ngồi trên ghế nhà trường không thể nói hết tất thảy những mặt phức tạp của đời sống, chỉ ước mong rằng mọi bậc cha mẹ trên thế giới này có thể yêu con mình đúng cách, dạy cho chúng điều hay lẽ phải, “làm một người trung thực tuyệt vời lắm con ơi”. Và hơn hết cha mẹ phải là người sống có ý nghĩa, có đạo đức, không cho phép bản thân bước chân vào con đường chỉ toàn là thứ vô ảo, giả tạo ấy. Cây ngay thì không sợ chết đứng mà “ Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực - Benjamin Franklin”
Bố mẹ tôi vẫn luôn căn dặn tôi phải sống đúng với lòng mình, sống để không phải cúi đầu với trời đất, với vạn vật xung quanh. Ngẫm nghĩ lại thật thấm thía với lời dạy ấy. Hôm nay có thể là một ngày rất tệ hay là một ngày cực kỳ thành công thì cũng đừng quên dạy cho con sống cuộc đời như thế, và mong cho đứa con ấy sẽ thật trân trọng, ghi nhớ lời dạy này..