Đề thi Đề thi thử số 16 kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Đề thi  Đề thi thử số 16 kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Đề thi thử số 16 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh 9 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi Tuyển sinh lớp 10 năm 2022.

xkk (72).png


ĐỀ THI THỬ
Số 16
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Phần I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:


“Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.”

(Trích Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép điệp ngữ và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó trong câu: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.”

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, sai lầm sẽ đem đến tổn thất gì? Và đúc kết bài học gì?


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):


Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính kiên nhẫn.

Câu 2 (4,0 điểm):

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9, tập 2) của tác giả Lê Minh Khuê.


Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa Từ khóa
kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 tuyển sinh lớp 10 tuyển sinh lớp 10 năm 2022
446
0
1
Trả lời
ĐÁP ÁN GỢI Ý

PHẦN
Câu
Nội dung
I
1
- Phương thức biểu đạt chính nghị luận
2
- Điệp từ ngữ: "cũng" "sợ" "thực tế" => nhấn mạnh, làm tăng cường điệu của việc sợ hãi thất bại, không dám nhìn thực tế.
3
Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:
- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt vọng,...)
- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..
II
1
1. Giới thiệu vấn đề: Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng trong mỗi cá nhân chúng ta.
2. Giải thích vấn đề: Tính kiên nhẫn là sự kiên trì, nhẫn nại trong mỗi sự vật, sự việc, khi bản thân gặp khó khăn.
- Biểu hiện: Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc biết suy nghĩ kỹ lưỡng, kiên trì chờ đợi, đợi một thời điểm, thời cơ thích hợp...
3. Bàn luận vấn đề:
- Vai trò, ý nghĩa: Giúp bản thân trưởng thành hơn, vượt qua được khó khăn, rèn luyện bản thân tốt hơn
- Dẫn chứng: có công mài sắt, có ngày nên kim...
- Phản đề: Người thiếu lòng kiên nhẫn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, sẽ tạo cho bản thân thói ỷ lại, những thói xấu và dễ dẫn đến thất bại
- Mở rộng: Có lòng kiên nhẫn thôi không đủ cần phải kết hợp rèn luyện với các đức tính khác để dễ dàng đến với thành công hơn
- Liên hệ bản thân, rút ra kết luận: Không ngừng học tập, trau dồi bản thân, kiên trì là một trong những chìa khóa mở cửa thành công.
2
1. Giới thiệu chung: - Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Tác giả: Lê Minh Khuê (1949) là nữ nhà văn gốc Thanh Hóa thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Tác phẩm: + Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Phương Định: là một nhân vật chính xuyên suốt truyện thể hiện được thông điệp của truyện.
2. Phân tích
* Khái quát về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Nội dung tác phẩm kể về 3 cô thanh niên xung phong có nhiệm vụ phá bom trong thời kì chúng Mỹ, dù công việc rất khó khăn và nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định
- Lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm
+ Vừa rời khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, cô đã không ngại gian khó, nguy hiểm xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc.
- Hoàn cảnh sống và công việc
+ Vào chiến trường đã được 3 năm, thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Thời gian làm việc: Cô và đồng đội phải "chạy trên cao điểm cả ban ngày".
-> Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người bất cứ lúc nào.
=> Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, gan dạ, kiên cường.
- Thái độ, tinh thần lạc quan của Phương Định
+ Cô đã quen với việc phải đối mặt với "Thần chết" mỗi ngày
+ Không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không thôi.
+ Vẫn làm việc ngay cả khi "còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi" -> hi sinh mất mát của bản thân cũng coi hết sức nhẹ nhàng.
+ Mỗi lần gỡ bom, "thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rộng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ". Khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào "rồi mới yên tâm chạy về hang ở".
-> Có tinh thần trách nhiệm với công việc mặc nguy hiểm vẫn không hề nản, hành động chuẩn xác, thuần thục, kĩ lưỡng.
=> Chính sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường, ý chí và lòng quả cảm.
- Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng và tinh nghịch
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của mình:
Thích ngắm mình trong gương
Khi biết mình được các anh để ý cô có một chút kiêu ngầm
- Giàu tình cảm, gắn bó với đồng chí đồng đội
+ Yêu thương đồng đội, coi như chị em trong gia đình với bao tình cảm, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau.
+ Lo lắng khi thấy Nho và Thao lên cao điểm chưa về
+ Khi Nho bị thương, cô lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho Nho: pha sữa, rửa vết thương cho Nho,...
+ Cô dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
=> Phương Định là một người sống giàu tình cảm.
* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật sâu sắc
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính
- Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
3 Tổng kết
- Nêu đánh giá, cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.
- Liên hệ vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.