“Tôi đã từng khổ đau thất vọng
Đã từng biết chết chóc
Nhưng tôi rất sung sướng rằng
Tôi đã ở trong cõi đời to lớn này”
(Tagore)
Những vần thơ của Targore bật ra với âm thanh thống thiết tận cùng làm sao? Nếu con người chưa từng trải qua những khoảnh khắc đau thương đến nghẹn ngào thì làm sao có thể trân quý những giây phút của hiện tại, những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của đời người? Mỗi chúng ta, trên hành trình băng qua mọi nẻo đường để đi đến vinh quang, ắt hẳn “nước mắt” đã rơi đầy, thế nhưng bạn có cảm nhận rằng nó đem đến cho bạn giá trị nhiều hơn là sự đau khổ không? Có lẽ sẽ ít ai có thể thấu và hiểu được giá trị của những nỗi đau trong cuộc đời. Chúng ta biết rằng “đau” là một trạng thái cảm xúc thuộc về thể chất lẫn tinh thần, thế nhưng “nỗi đau” lại khác, “nỗi đau” là một cảm giác khó chịu có căn nguyên phát sinh từ tâm lý, phi vật chất. Nỗi đau có thể được hình thành dưới nhiều dạng thức: nỗi đau tâm lý, nỗi đau tinh thần hay nỗi đau cảm xúc. Và khi nhắc đến hai chữ “nỗi đau”, chúng ta cảm thấy rằng một sự đau đớn lan tỏa ra khắp cơ thể, buồn bực và thất vọng không nguôi. Ấy vậy mà, cuộc sống muôn hình vạn trạng này không cho ta có cơ hội tránh mặt “nỗi đau”. Nỗi đau dường như đã trở thành một điều tất yếu và là một thứ gia vị không thể thiếu bên cạnh “hạnh phúc”, nó giúp cuộc sống của ta trở nên đa sắc màu và sắc thái hơn, Trần Lập đã từng nói: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Vì vậy, hãy đối diện với “nỗi đau” để thấy được tận sâu bên trong “nỗi đau” ấy là những bài học quý giá mà ta cần phải trân trọng. Nỗi đau giúp ta hiểu và nhận ra những giá trị đích thực và nhân văn của đời sống, nó giúp ta trân trọng và yêu thương cuộc sống này hơn, trân trọng từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến những điều to lớn, giúp ta thấm nhuần hai chữ “hạnh phúc”. Cũng giống như một đứa bé đang tập đi, chúng phải trải qua những cú ngã đầu đời, thật đau, thế nhưng vẫn phải đứng dậy mà tiếp tục đi tiếp. Những đứa trẻ ấy không từ bỏ đích đến, hiên ngang với những “nỗi đau”, vậy hà cớ gì những người trẻ như chúng ta lại không thể gạt nỗi đau đi, chấp nhận nó, buông xả mọi ưu phiền, dũng cảm đối mặt với khổ đau, và nhận ra rằng thứ gì cũng có hai mặt xấu và tốt, tích cực và tiêu cực. “Nỗi đau” trang bị cho ta những kiến thức, những bài học mới để rồi ta lấy đó để tôi luyện bản thân ngày một trưởng thành và cứng cáp hơn trên con đường tự lực của chính mình. Hơn nữa, “nỗi đau” còn trở thành động lực để ta phấn đấu, cố gắng vươn lên mỗi ngày để rồi trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính chúng ta. Giữa những trái ngang của cuộc sống, ta bắt gặp cậu học trò Trần Lộc Hải, nam sinh lớp 12B5, trường THPT Tam Giang, tuy cơ thể không lành lặn, thế nhưng 17 năm qua, em vẫn không ngừng vươn lên, vượt qua mọi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần để để đạt được những thành tích cao trong học tập. Hay một nhân vật truyền cảm hứng qua chương trình “Điều ước thứ 7”, không ai khác chính là bé Bôm – con trai diễn viên Quốc Tuấn. Bé Bôm không may sinh ra mắc căn bệnh Apert (bệnh xương cứng sớm cục bộ, hẹp đường thở) hiếm gặp. Đối với Bôm, mỗi lần phẫu thuật là một lần trải qua đau đớn, và đối với một người làm cha thì nỗi đau ấy lại càng khắc khoải và tột cùng hơn bao giờ hết. Hành trình người diễn viên, người cha già đồng hành cùng con trai chống chọi bệnh tật khiến nhiều người phải cảm phục. Trải qua nhiều nỗi đau đớn và khó khăn, Bôm đã trở thành cậu sinh viên 20 tuổi, với thành tích học tập đáng nể, luôn nằm trong top 3 sinh viên xuất sắc của lớp tại ngôi nhà Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Chúng ta nhận ra rằng, “nỗi đau” không khiến con người ta chùn bước, mà nỗi đau càng lớn bao nhiêu thì nghị lực vươn lên, khao khát hoàn thiện lại càng lớn bấy nhiêu. Thật đáng buồn cho những con người hễ thấy nỗi đau là tránh mặt, quở trách số phận. Những con người ấy thật đáng để chúng ta phê phán và cần có sự nghiêm khắc trong giáo dục để chỉnh đốn thái độ sống tiêu cực như vậy. Cánh cửa Đại học sắp chào đón, rồi mai đây chúng ta sẽ là những cô – cậu sinh viên với hoài bão mới, chúng ta sẽ gặp gỡ những người mới, có những niềm vui mới, và cũng có những nỗi đau mới, nhưng hãy nhớ rằng: luôn luôn mạnh mẽ và dũng cảm chạy qua “nỗi đau”, đừng để nỗi đau trở thành vật cản trở chúng ta trên con đường đang trải thảm đỏ với những cánh hồng rực rỡ phía trước. Nỗi đau nào cũng sẽ có điểm dừng, chỉ cần mỗi chúng ta can đảm vượt qua:Đã từng biết chết chóc
Nhưng tôi rất sung sướng rằng
Tôi đã ở trong cõi đời to lớn này”
(Tagore)
“Những nụ cười tươi tắn nhất giấu đi những bí mật sâu kín nhất.
Những đôi mắt xinh đẹp nhất đã từng rơi nhiều lệ nhất.
Và những trái tim nhân hậu nhất phải chịu đựng nhiều đau khổ nhất”.
Những đôi mắt xinh đẹp nhất đã từng rơi nhiều lệ nhất.
Và những trái tim nhân hậu nhất phải chịu đựng nhiều đau khổ nhất”.