Chia Sẻ Giới thiệu một số đầu sách hay phục vụ cho mục đích viết văn theo chương trình mới - Bài số 3

Chia Sẻ  Giới thiệu một số đầu sách hay phục vụ cho mục đích viết văn theo chương trình mới - Bài số 3

Trong quá trình học văn và viết văn, ắt sẽ có nhiều bạn học sinh cảm thấy lúng túng trong cách sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt, cách bình phẩm và nhận xét các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thơ. Bởi lẽ, thơ có tính cô đọng và hàm súc rất cao, ngôn từ và lời ý trong thơ thường ngắn gọn, cô đọng, có nhiều tầng nghĩa và chiều sâu khác nhau. Hơn nữa, các chất liệu và hình ảnh cấu tạo một bài thơ cũng rất đa dạng, phong phú và đặc biệt là rất phức tạp. Vì vậy, có rất nhiều bạn học sinh cảm thấy bối rối, lúng túng và không xác định được phương hướng cũng như triển khai các luận điểm để phân tích thơ.

Nhằm giải quyết vấn đề này và nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho những bạn học sinh khác, chúng mình xin giới thiệu một vài đầu sách hay của các học giả và các nhà phê bình nổi tiếng có thể giúp học sinh trong việc phân tích các tác phẩm thơ ca.

1. Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân​


A7E706F6-053C-4EBA-973C-B45D5B4F7B79.jpeg


Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng và tiêu biểu nhất về nghiên cứu và phê bình văn học. Cuốn sách là tập hợp các bài phân tích, phê bình và nhận xét của 2 nhà phê bình nổi tiếng là Hoài Thanh va Hoài Chân về những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, có thể kể đến như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... Với văn phong súc tích, ngôn ngữ dễ hiểu những vẫn giàu cảm xúc, đậm chất thơ, 2 nhà phê bình không chỉ miêu tả rõ phong cách và chất thơ của từng nhà thơ tiêu biểu mà còn thể hiện sự tài hoa, chuyên sâu của mình trong từng câu từng chữ. Người đọc sẽ bị cuốn hút bởi cách hành văn lôi cuốn, linh hoạt của 2 nhà phê bình, đặc biệt là của Hoài Thanh. Qua việc đọc cuốn sách, độc giả có thể nắm bắt rõ từng phong cách và chất thơ của các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, thu thập những nhận định, lời nhận xét cực kì đắt giá của nhà phê bình về những nhà thơ ấy. Quan trọng hơn cả là, người đọc có thể nâng cao vốn từ và khả năng cảm nhận văn học một cách sâu sắc, không gò bó mà bay bổng, giản dị mà vẫn lôi cuốn, dễ hiểu mà vẫn đậm chất thơ, ngôn từ giàu giá trị biểu đạt cùng văn phong hấp dẫn. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên mà những người học chuyên văn nên có, kể cả là những người mới bắt đầu nghiên cứu và tập trung vào văn học.

2. Thơ, điệu hồn và cấu trúc- Tiến sĩ Chu Văn Sơn.​


E00392C8-4A39-4404-BDB5-CC143B39B69B.jpeg


Khi nói đến nhà giáo Chu Văn Sơn và các tác phẩm của ông, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cuốn sách "Thơ, điệu hồn và cấu trúc". Cuốn sách là tập hợp những bài viết của ông phân tích, bình giảng về những bài thơ tiêu biểu trong lịch sử thơ ca Việt Nam như: Bảo kính cảnh giới, chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến,Sóng, Mùa xuân chín,... Với lỗi hành văn lôi cuốn, tài hoa, tác giả Chu Văn Sơn đã đưa người đọc vào thế giới của thơ ca, khám phá những tầng nghĩa sâu nhất của ngôn từ, phân tích một tác phẩm qua nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Từ đó, người đọc sẽ có cho mình những góc độ khác nhau để nhìn nhận và đánh giá một tác phẩm văn học và nâng cao khả năng cảm thụ văn chương. Lối viết tài hoa và cuốn hút của tác giả Chu Văn Sơn cũng sẽ cho người đọc những góc nhìn, đánh giá riêng về từng tác phẩm, qua đó người đọc sẽ có kĩ năng và hình thành văn phong cho riêng mình đối với bài văn nghị luận văn học

Hy vọng 2 đầu sách trên sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết và kĩ năng để phân tích, nghị luận văn học. Do vốn đọc của người đăng bài còn hạn chế nên chỉ có thể gợi ý cho các bạn 2 đầu sách này, tuy vậy đó vẫn là 2 tác phẩm vô cùng giá trị và không thể thiếu đối với dân học văn. Nếu các bạn có biết thêm những tác phẩm, đầu sách nào khác thì có thể bình luận ở phần bên dưới.

Tổng hợp
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa Từ khóa
chu văn sơn lịch sử thơ ca nghị luận văn học phân tích văn học sách văn hay thi nhân việt nam
  • Like
Reactions: Vanhoctre
46
1
0

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.