Soạn văn Một người Hà Nội tác giả Nguyễn Khải - Tuần 25 Kì 2 Ngữ Văn 12

Soạn văn Một người Hà Nội tác giả Nguyễn Khải - Tuần 25 Kì 2 Ngữ Văn 12

Nguyễn Khải là một nhà văn nhạy bén với những vấn đề thời sự, khả năng phân tích tam lí sắc sảo. Ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm tới số phận của nhân vật trong đời sống thường ngày với giọng văn trầm lắng, đôn hậu và nhiều trải nghiệm. Tác phẩm " Một người Hà Nội" là minh chứng rõ ràng nhất. Nó thể hiện cái nhìn sâu sắc về chiều sâu vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội với giá trị bất biến trong cuộc sống thường ngày qua nhân vật bà Hiền. Điều thay đổi đó là gì, chúng ta hãy soạn văn Một người Hà Nội tác giả Nguyễn Khải - Tuần 25 Kì 2 Ngữ Văn 12 để hiểu rõ hơn giọng văn của ông.

I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.
- Nhà văn được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ
- Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau CMT8
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
”Xung đột”, “Mùa lạc”, “Một người Hà Nội”, “Thượng Đế thì cười”,.....
b. Phong cách nghệ thuật

Có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

II. Tác phẩm
1. Tóm tắt

Truyện xoay quanh nhân vật
cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.
2. Tìm hiểu chung
- Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.
- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thồng cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

4279




Câu 1 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Nhân vật trung tâm là cô Hiền:

- Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn rũa con cái khuôn phép

- Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ

- Tính cách và phẩm chất của cô Hiền

+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn

+ Trong hôn nhân: chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành


+ Chuyện sinh con: dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo

+ Việc dạy con: dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành

+ Chiêm nghiệm lẽ đời: vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều

+ Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nước.


+ Cô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ.

+ Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước

→ Cô Hiền với nhân cách thanh lịch, là hạt bụi vàng của Hà Nội với bao thăng trầm vẫn sống có ý nghĩa cho đất nước

Câu 2 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Nhân vật tôi: người tham gia nhiều chặng đường gian khổ của lịch sử

+ Là người giỏi quan sát, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo


+ Có giọng điệu vui đùa, khôi hài nhưng khôn ngoan, trải đời

+ Người trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc

→ Nhân vật tôi thấp thoáng bóng dáng của tác giả, người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét mang tới điểm nhìn chân thật, khách quan


- Nhân vật Dũng

+ Sống đúng như lời mẹ dạy, lên đường nhập ngũ cứu lấy Hà Nội

+ Dũng và Tuất thể hiện được cốt cách của người Hà Nội

- Một số nhân vật khác:

+ Ông bạn trẻ đạp xe như gió làm xe người ta suýt đổ còn quay lại chửi “tiên sư cái anh già”

+ Những người mà nhân vật “tôi” hỏi thăm khi quên đường


+ Những “hạn sạn của Hà Nội” làm lu mờ đi ý nghĩa, nét đẹp của sự tế nhị, thanh lịch

Câu 3 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ý nghĩa của cây si cổ thụ:

- Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đó cũng là quy luật xã hội

+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ nói lên quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện niềm tin của con người khi cứu sống được cây cối

+ Cây si là biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước

Câu 4 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Giọng điệu trần thuật: trải đời, tự nhiên, dân dã, trĩu nặng suy tư, triết lí

+ Mang phong vị hài hước có duyên trong lời kể của nhân vật

+ Tính đa thanh thể hiện nhiều trong lời kể, nhiều giọng

+ Giọng trần thuật khiến truyện vừa gần gũi, vừa đậm chất hiện đại

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi” và các nhân vật khác:

+ Tạo tình huống gặp gỡ nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha chút hài hước, tự trào
 
Từ khóa
cô hiền một hạt bụi vàng một người hà nội nguyễn khải thủ đô nghìn năm văn hiến đền ngọc sơn
540
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top