Mỗi một trẻ em được sinh ra đều cần được tận hưởng trong sự giáo dục chân chính. Bởi lẽ, một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng khiến ta phải trăn trở.
Đề: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu: “Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng khiến ta phải trăn trở.”
Đề: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu: “Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng khiến ta phải trăn trở.”
Đoạn Văn Mẫu
Liên quan đến sự phát triển của xã hội từ sự giáo dục con người, rất nhiều vấn đề hiện nay cần được quan tâm. Trong đó, việc giáo dục trẻ em sao cho đúng cách là một vấn đề quan trọng. Có ý kiến cho rằng: “Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng khiến ta phải trăn trở.” Câu nói này tập trung bàn về cách thức giáo dục trẻ em. Thứ nhất, khi xem trẻ em là chiếc lọ hoa thì người lớn họ sẽ chỉ tìm cách đổ đầy nước và bắt buộc trẻ phải làm theo những điều mà họ muốn. Thứ hai, khi xem trẻ là ngọn lửa thì người dạy sẽ tìm cách nhóm và truyền lửa cho trẻ em, tức để cho trẻ có cơ hội trải nghiệm và trưởng thành trên những trải nghiệm của bản thân. Thế nên, câu nhận định chính là lời khuyên mọi thành viên trong gia đình, nhà trường và xã hội cần phải tìm ra những cách thức giáo dục trẻ hiệu quả để trẻ em có thể phát triển toàn diện. Bởi lẽ giáo dục trẻ em là việc làm không thể thiếu của xã hội. Đất nước chỉ thật sự phát triển vững mạnh khi có sự giáo dục ở khắp mọi nơi, từ gia đình cho đến nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, người lớn lại thường cho mình cái quyền được dạy trẻ em theo quan điểm của riêng mình. Dẫn đến hệ lụy là nhiều trường hợp mang tính cực đoan làm cho quá trình giáo dục trở nên kiên cưỡng. Trẻ em thường bị gò bó trong một khuôn khổ, đánh mất đi sự yêu thích mài mò, khám phá về thế giới xung quanh. Thực chất, giáo dục xét đến cùng phải giúp cho người được giáo dục có khả năng tự giáo dục. Vì thế người dạy chỉ nên giúp cho trẻ tận hưởng trong sự khám phá về thế giới tự nhiên và xã hội bằng cách thức quan sát và hướng dẫn phù hợp. Mỗi con người đều có một cá tính riêng nên không thể có sự giáo dục quá rập khuôn, ép buộc, tất cả đều phải như nhau. Tóm lại, cần phải chú trọng đến sự nhân văn trong giáo dục, dạy trẻ đúng cách và truyền cảm hứng để trẻ vui thích trong việc khám phá thế giới mỗi ngày.