Lời mở đầu: Trong quá trình viết văn, việc đưa các nhận định, đánh giá mới lạ về các nhà thơ không chỉ giúp cho bài văn thêm phần sâu sắc, thuyết phục mà còn thể hiện chất lượng và kiến thức của người viết.
Nhằm giúp các bạn đạt được điều này, chúng mình xin gửi tới các độc giả một vài nhận định rất đắt của Hoài Thanh về các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Tuy số lượng các nhận định trong bài viết này khá ít nhưng đó đều là những nhận định mới lạ, giá trị. Khi đọc các nhận định này và áp dụng vào bài làm, học sinh không cần nhất thiết phải trích y nguyên mà có thể diễn giải sâu sắc và kĩ càng hơn theo lời văn của mình.
Vì vậy ,các nhận định này có thể chỉ là kim chỉ nam giúp các bạn phân tích hay và sâu hơn.
Một số lời nhận xét, đánh giá của nhà phê bình Hoài Thanh dành cho các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới:
-"Thế lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được."
Lời của người đăng bài: Thế Lữ là một trong những cây bút tiêu biểu và tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Thơ của ông co sự cách tân rất lớn, từ vần điệu, đến thể thơ, hình ảnh, câu từ. Có thể nói Thế Lữ chính là một trong những người tiên phong, mở đường cho sự phát triển rực rỡ của Thơ Mới sau này.
-"Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ"
- Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này
- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
-Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
-"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử ".
-Bởi vì Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức của lòng ta.
suu tam
Nhằm giúp các bạn đạt được điều này, chúng mình xin gửi tới các độc giả một vài nhận định rất đắt của Hoài Thanh về các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Tuy số lượng các nhận định trong bài viết này khá ít nhưng đó đều là những nhận định mới lạ, giá trị. Khi đọc các nhận định này và áp dụng vào bài làm, học sinh không cần nhất thiết phải trích y nguyên mà có thể diễn giải sâu sắc và kĩ càng hơn theo lời văn của mình.
Vì vậy ,các nhận định này có thể chỉ là kim chỉ nam giúp các bạn phân tích hay và sâu hơn.
Một số lời nhận xét, đánh giá của nhà phê bình Hoài Thanh dành cho các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới:
Viết về Thế Lữ
-"Thế lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được."
Lời của người đăng bài: Thế Lữ là một trong những cây bút tiêu biểu và tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Thơ của ông co sự cách tân rất lớn, từ vần điệu, đến thể thơ, hình ảnh, câu từ. Có thể nói Thế Lữ chính là một trong những người tiên phong, mở đường cho sự phát triển rực rỡ của Thơ Mới sau này.
Viết về Vũ Đình Liên
-"Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ"
Viết về Xuân Diệu"
- Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này
- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
Viết về Tế Hanh
-Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
Lời của Chế Lan Viên viết về Hàn Mặc Tử
-"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử ".
Viết về Lưu Trọng Lư
-Bởi vì Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức của lòng ta.
suu tam
- Từ khóa
- nghị luận văn học phân tích văn học