Tháng Bảy, nước chảy tràn bờ đê khi phù sa mênh mang theo cơn mưa dâng lên cuồn cuộn từ phía thượng nguồn. Mùa hè vẫn chưa qua, mùa hè vẫn còn đủng đỉnh qua những tầng mây xanh ngắt trên bầu trời cao thăm thẳm. Nếu tính ngày tính tháng thì có lẽ đã thu rồi. Nhưng ta chưa thấy mùa thu, thu ẩn mình đâu đó còn xa lắm! Tháng Bảy, người người ra thăm nghĩa trang, nương theo làn nhang khói bảng lảng mà nhớ về những ngày đất nước còn chiến tranh, nỗi nhớ rõ đến nỗi có thể gọi tên đếm tuổi, một “mùa hè đỏ lửa” ngợp trời.
Mùa hè ấy, hai bên bờ Thạch Hãn, dòng sông trôi mênh mang máu nhuộm đỏ dưới sóng ngầm. Những người lính ra trận âm thầm năm ấy, năm 1972, họ cũng từng cảm xúc khi đi qua mùa hạ lỡ gặp cơn mưa rào, họ cũng từng có tuổi thơ ngọt ngào ú tim tìm bạn. Lớn lên rồi họ thành trai tráng, bút sách bỏ ngang, họ lên đường, hàng nối hàng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Mỗi bước chân qua, mỗi bước hành quân là từng tia hi vọng, hòa bình trở về, tiếng cười tràn khóe môi. Ngày đất nước thống nhất có còn xa xôi ai biết được? Những người lính chỉ biết nhìn về phía trước, nhắm thẳng quân thù quên “buổi sáng mát trong”. Họ đi qua biết bao quê hương để lại nỗi nhớ nằm lòng, tình quân dân ấm nồng như ngọn lửa. Người ta từng nói “đất lạ có thể trở thành quê hương nhưng quê hương thì không bao giờ trở thành đất lạ”. Chắc có lẽ bởi thế mà nơi người lính đi qua, họ đã mang bên mình rất nhiều quê hương trong ngăn trái tim nhỏ.
Có một mùa hè khi nghe ông tôi kể. Lúa chẳng kịp vàng trên cánh đồng đợi chín, loài chim xơ xác mỏi cánh bay. Trên những hàng cây, loài hoa không còn thắm nở. Một mùa hè đỏ lửa, không phải phượng hồng bung nở đợi mùa thi. Mà bởi vì chiến tranh, cả một bầu trời toàn mùi thuốc súng. Quê hương có con sông Thạch Hãn, nước đôi bờ máu đỏ ngậm ngùi trôi. Để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, để lá cờ sao vàng phấp phới bay trong gió, biết bao người lính đã phải hi sinh.
Mùa hè ấy cái nóng nung trời, nóng vì quê hương giặc tàn chưa hết, nóng vì tiếng máy bay đạp gió rẽ mây. Cây chẳng kịp xanh đã rơi cành khẳng khiu trụi lá. Cả một vùng Thành Cổ, cỏ cháy khét từ khi cỏ còn non. Những anh lính trẻ từ khoa văn của trường Tổng Hợp, khuôn mặt anh có cả một mùa xuân, khi tia nắng non nhảy nhót trên mắt môi lấm tấm nụ cười. Những chàng lính cũng lem luốc dần như màu cỏ cháy ở nơi đây, câu thơ họ viết bằng mực xanh trên tờ giấy trắng, đút vội vàng trong túi ngực rồi cầm súng trong tay ngắm bắn quân thù. Lẽ ra ngày ấy, nếu không có chiến tranh, người lính trẻ hẳn đang ngồi đâu đó trên sân trường mùa hạ, chàng sinh viên thư thả ngắm lá điệp vàng rơi, hay mênh mang bên câu thơ chưa kịp nói thành lời, để tỏ tình với một nàng thiếu nữ.
Nhưng mùa hè ấy họ ở đây, trên chiến trường này chẳng có gì ngoài khắc nghiệt. Chỉ gang tấc khi ngay cả cái chết, cũng giống như chẳng có lằn ranh. Giặc bắn vào tim người lính khi tuổi còn xanh, thì người mẹ ở quê nhà cũng linh cảm mà ngẩng đầu lên nhìn trời hè đau thắt. Người lính vừa hát vừa hò hôm qua đến nay đã không có mặt, đồng đội chôn mình rồi tự nhủ ai sẽ chôn ta? Còn tình yêu chàng gửi nơi quê nhà, một chiếc khăn tay thêu nhành hoa đỏ, thêu cả hai chữ “đợi chờ” trong đó. Ngày trở lại biết bao giờ mà ngó mà trông? Người con gái ở quê nhất định chẳng chịu đi lấy chồng, cứ ngóng đợi khi hòa bình lặp lại, chàng lính trẻ trở về, thiếu nữ thành cô dâu? Nhưng chàng có về đâu! Cả một màu mây bỗng xám ngắt trên đầu. Nghĩa trang nào khắc tên anh trên đó? Những câu hỏi mãi còn bỏ ngỏ, chẳng ai đáp hồi để hờ hững theo tháng năm trôi.
Câu thơ viết vội đút vào túi ngực áo, giặc ngắm bắn vào tim, bắn nát cả bài thơ. Người đồng đội lúc ấy liệu còn có thời gian để vẩn vơ, nghĩ rằng ai sẽ có mặt trong bài thơ đó? Là người mẹ, hay người em gái nhỏ, mênh mang theo mây trời ai còn hỏi được nữa đâu? Chỉ có trời vẫn xanh và những hố bom sâu, như con thú há mồm nuốt trôi cả chiều hè lộng gió. Chiến tranh và dòng sông có trôi đi cùng thời gian xa xôi?
Thạch Hãn chiều tháng Bảy, những mái chèo khua nhẹ nước mênh mang. Đàn chim bay liệng trên bầu trời xã cánh, mùi súng đạn chẳng còn ở đây, nhưng cỏ non vẫn mọc trên đất này. “Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ”, những người lính lỗi hẹn mãi mãi không trở về, anh ký tên mình trên một bài thơ, máu nhuộm bài thơ lời xa bay. Máu xương anh đã hòa tan ở nơi này, trên mộ anh vươn mọc một nhành cây, những chiều hè cứ nghiêng mình reo hát. Tên anh đã thành tên Đất Nước, chẳng cần khắc ở bia mộ trong nghĩa trang.
Biết bao chiều hè rải nắng vàng, chiến tranh có thực sự qua đi khi nỗi buồn còn se sắt. Người ở lại đã già trên môi mắt, vết chân chim còn đếm vệt thời gian. Cả đất nước tôi sẽ luôn réo gọi với mây ngàn, sự hi sinh của các anh vẫn vẻ vang ngày ấy. Một ngày hè nắng dội lên như cháy, vẫn thao thiết bài thơ màu hoa đỏ thiên di.
Mùa hè ấy, hai bên bờ Thạch Hãn, dòng sông trôi mênh mang máu nhuộm đỏ dưới sóng ngầm. Những người lính ra trận âm thầm năm ấy, năm 1972, họ cũng từng cảm xúc khi đi qua mùa hạ lỡ gặp cơn mưa rào, họ cũng từng có tuổi thơ ngọt ngào ú tim tìm bạn. Lớn lên rồi họ thành trai tráng, bút sách bỏ ngang, họ lên đường, hàng nối hàng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Mỗi bước chân qua, mỗi bước hành quân là từng tia hi vọng, hòa bình trở về, tiếng cười tràn khóe môi. Ngày đất nước thống nhất có còn xa xôi ai biết được? Những người lính chỉ biết nhìn về phía trước, nhắm thẳng quân thù quên “buổi sáng mát trong”. Họ đi qua biết bao quê hương để lại nỗi nhớ nằm lòng, tình quân dân ấm nồng như ngọn lửa. Người ta từng nói “đất lạ có thể trở thành quê hương nhưng quê hương thì không bao giờ trở thành đất lạ”. Chắc có lẽ bởi thế mà nơi người lính đi qua, họ đã mang bên mình rất nhiều quê hương trong ngăn trái tim nhỏ.
Có một mùa hè khi nghe ông tôi kể. Lúa chẳng kịp vàng trên cánh đồng đợi chín, loài chim xơ xác mỏi cánh bay. Trên những hàng cây, loài hoa không còn thắm nở. Một mùa hè đỏ lửa, không phải phượng hồng bung nở đợi mùa thi. Mà bởi vì chiến tranh, cả một bầu trời toàn mùi thuốc súng. Quê hương có con sông Thạch Hãn, nước đôi bờ máu đỏ ngậm ngùi trôi. Để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, để lá cờ sao vàng phấp phới bay trong gió, biết bao người lính đã phải hi sinh.
Mùa hè ấy cái nóng nung trời, nóng vì quê hương giặc tàn chưa hết, nóng vì tiếng máy bay đạp gió rẽ mây. Cây chẳng kịp xanh đã rơi cành khẳng khiu trụi lá. Cả một vùng Thành Cổ, cỏ cháy khét từ khi cỏ còn non. Những anh lính trẻ từ khoa văn của trường Tổng Hợp, khuôn mặt anh có cả một mùa xuân, khi tia nắng non nhảy nhót trên mắt môi lấm tấm nụ cười. Những chàng lính cũng lem luốc dần như màu cỏ cháy ở nơi đây, câu thơ họ viết bằng mực xanh trên tờ giấy trắng, đút vội vàng trong túi ngực rồi cầm súng trong tay ngắm bắn quân thù. Lẽ ra ngày ấy, nếu không có chiến tranh, người lính trẻ hẳn đang ngồi đâu đó trên sân trường mùa hạ, chàng sinh viên thư thả ngắm lá điệp vàng rơi, hay mênh mang bên câu thơ chưa kịp nói thành lời, để tỏ tình với một nàng thiếu nữ.
Nhưng mùa hè ấy họ ở đây, trên chiến trường này chẳng có gì ngoài khắc nghiệt. Chỉ gang tấc khi ngay cả cái chết, cũng giống như chẳng có lằn ranh. Giặc bắn vào tim người lính khi tuổi còn xanh, thì người mẹ ở quê nhà cũng linh cảm mà ngẩng đầu lên nhìn trời hè đau thắt. Người lính vừa hát vừa hò hôm qua đến nay đã không có mặt, đồng đội chôn mình rồi tự nhủ ai sẽ chôn ta? Còn tình yêu chàng gửi nơi quê nhà, một chiếc khăn tay thêu nhành hoa đỏ, thêu cả hai chữ “đợi chờ” trong đó. Ngày trở lại biết bao giờ mà ngó mà trông? Người con gái ở quê nhất định chẳng chịu đi lấy chồng, cứ ngóng đợi khi hòa bình lặp lại, chàng lính trẻ trở về, thiếu nữ thành cô dâu? Nhưng chàng có về đâu! Cả một màu mây bỗng xám ngắt trên đầu. Nghĩa trang nào khắc tên anh trên đó? Những câu hỏi mãi còn bỏ ngỏ, chẳng ai đáp hồi để hờ hững theo tháng năm trôi.
Câu thơ viết vội đút vào túi ngực áo, giặc ngắm bắn vào tim, bắn nát cả bài thơ. Người đồng đội lúc ấy liệu còn có thời gian để vẩn vơ, nghĩ rằng ai sẽ có mặt trong bài thơ đó? Là người mẹ, hay người em gái nhỏ, mênh mang theo mây trời ai còn hỏi được nữa đâu? Chỉ có trời vẫn xanh và những hố bom sâu, như con thú há mồm nuốt trôi cả chiều hè lộng gió. Chiến tranh và dòng sông có trôi đi cùng thời gian xa xôi?
Thạch Hãn chiều tháng Bảy, những mái chèo khua nhẹ nước mênh mang. Đàn chim bay liệng trên bầu trời xã cánh, mùi súng đạn chẳng còn ở đây, nhưng cỏ non vẫn mọc trên đất này. “Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ”, những người lính lỗi hẹn mãi mãi không trở về, anh ký tên mình trên một bài thơ, máu nhuộm bài thơ lời xa bay. Máu xương anh đã hòa tan ở nơi này, trên mộ anh vươn mọc một nhành cây, những chiều hè cứ nghiêng mình reo hát. Tên anh đã thành tên Đất Nước, chẳng cần khắc ở bia mộ trong nghĩa trang.
Biết bao chiều hè rải nắng vàng, chiến tranh có thực sự qua đi khi nỗi buồn còn se sắt. Người ở lại đã già trên môi mắt, vết chân chim còn đếm vệt thời gian. Cả đất nước tôi sẽ luôn réo gọi với mây ngàn, sự hi sinh của các anh vẫn vẻ vang ngày ấy. Một ngày hè nắng dội lên như cháy, vẫn thao thiết bài thơ màu hoa đỏ thiên di.