Khác với các loại đất thông thường khác như đất nông nghiệp, đất thổ cư,… việc quản lý và sử dụng đất an ninh quốc phòng tương đối đặc biệt. Nhiều người thắc mắc, vậy đất an ninh quốc phòng được cho thuê không?
1. Đất quốc phòng, an ninh là gì?
Theo điểm c khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cụ thể, theo Biểu 03/TKKK ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất quốc phòng, an ninh (kí hiệu là CQA) bao gồm đất quốc phòng (kí hiệu là CQP) và đất an ninh (kí hiệu là CAN).
Theo khoản 1 Điều 200 Luật Đất đai 2024, đất này được sử dụng vào các mục đích sau:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Làm căn cứ quân sự;
- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;
- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
2. Ai được sử dụng đất quốc phòng, an ninh?
Điều 79 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về người được sử dụng đất quốc phòng an ninh gồm:
(1) Các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh gồm:
- Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng được giao quản lý, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng, Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
- Các đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, quận, huyện, thị xã, Đồn công an, Công an xã, phường, thị trấn, Công an đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công an được giao quản lý và các tổ chức khác thuộc Bộ Công an.
(2) Người đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
3. Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không?
Theo Luật Đất đai, đất an ninh quốc phòng là thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng vào mục đích phục vụ quốc phòng, an ninh của đất nước.
Khoản 2 Điều 84 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
2. Việc cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất phải thực hiện theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh. Trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản thế chấp, tài sản góp vốn chỉ được thực hiện trong các ngân hàng có cổ phần, vốn góp của Nhà nước hoặc ngân hàng có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý; đảm bảo yêu cầu bảo mật về quân sự, quốc phòng, an ninh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đất quốc phòng không được chuyển nhượng, cho thuê và chỉ được sử dụng vào mục đích đã được phê duyệt.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2024, đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
1. Đất quốc phòng, an ninh là gì?
Theo điểm c khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cụ thể, theo Biểu 03/TKKK ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất quốc phòng, an ninh (kí hiệu là CQA) bao gồm đất quốc phòng (kí hiệu là CQP) và đất an ninh (kí hiệu là CAN).
Theo khoản 1 Điều 200 Luật Đất đai 2024, đất này được sử dụng vào các mục đích sau:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Làm căn cứ quân sự;
- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;
- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
2. Ai được sử dụng đất quốc phòng, an ninh?
Điều 79 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về người được sử dụng đất quốc phòng an ninh gồm:
(1) Các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh gồm:
- Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng được giao quản lý, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng, Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
- Các đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh, quận, huyện, thị xã, Đồn công an, Công an xã, phường, thị trấn, Công an đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công an được giao quản lý và các tổ chức khác thuộc Bộ Công an.
(2) Người đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
3. Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không?
Theo Luật Đất đai, đất an ninh quốc phòng là thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng vào mục đích phục vụ quốc phòng, an ninh của đất nước.
Khoản 2 Điều 84 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
2. Việc cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất phải thực hiện theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh. Trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản thế chấp, tài sản góp vốn chỉ được thực hiện trong các ngân hàng có cổ phần, vốn góp của Nhà nước hoặc ngân hàng có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý; đảm bảo yêu cầu bảo mật về quân sự, quốc phòng, an ninh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đất quốc phòng không được chuyển nhượng, cho thuê và chỉ được sử dụng vào mục đích đã được phê duyệt.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2024, đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com