Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Chim Én và Dế Mèn

Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Chim Én và Dế Mèn

Đề bài:

"Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dao chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô . Mèn ngậm vào giữa . Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành".

Từ câu chuyện trên nêu suy nghĩ của em bằng 1 bài văn NLXH


Bài làm

Chúng ta được tạo nên từ đôi bàn tay của Đấng Tối Cao. Nhưng mỗi người được Ngài nặn ra sẽ có vẻ ngoài tròn méo khác nhau nhưng không ai có thể là một hình tròn hoàn hảo. Mỗi người chúng ta không phải chỉ được tạo ra từ những gam màu tươi sáng mà có từ những góc tối u khuất mà con người cần khắc phục. Được xem như là một trong bảy mối tội đầu của con người, "bóng tối" mà con người cần chế ngự được nhất là sự ngạo mạn. Không còn là chủ đề mới trong văn học, từng có rất nhiều cây bút kiến tạo nên những câu chuyện khuyên con người nên tránh xa "mối tội" này. Nổi bật trong đó là "Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn" gần gũi với thiếu nhi những bài học của nó lại có sự tác động đến mọi lựa tuổi của độc giả mang một thông điệp chỉ dẫn đến những kết quả tai hại đối với một kẻ kiêu ngạo, ảo tưởng khả năng của bản thân là "bề trên" đối với người khác.

Câu chuyện bắt đầu khi "Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng" ơ hay việc gì ta gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không ?" Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành." Trong văn chương nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn xây dựng cho mình một thế giới hình tượng đặc sắc để phản ánh bản chất của sự kiện, sự việc diễn ra trong cuộc sống con người. Đó có thể là đạo lí tư tưởng tốt đẹp hay phê phán một thói hư tật xấu. Qua câu chuyện giữa dế mèn và hai con chim én, tác giả Đoàn Công Lê Huy nhắm đến phê phán những con người ngạo mạn, tầm nhìn hạn hẹp. Chỉ mới chạm tới một vì sao mà cứ ngỡ mình đã nhìn thấy là cả dải ngân hà rộng lớn. Dùng lẽ đó mà suy nghĩ thiển cận, ngạo mạn với chính những người từng nâng đỡ cho mình bước lên. Qua hình ảnh Dế Mèn, chúng ta thấy rõ được điều đó. Chỉ là một con dế nhỏ bé nhưng được lòng tốt của hai chim én mà có cơ hội được bay lên những khoảng không cao rộng của bầu trời. Khi nó đã thấy mình ở một vị trí cao hơn người khác khiến nó suy nghĩ "ơ hay việc gì ta gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không ?" và ngay lập tức thực hiện. Nó quên mất rằng mình có thể bay cao là nhờ người khác. Bản thân con Dế Mèn không có khả năng chao liệng trên bầu trời như những con chim Én. Chính lòng tốt của chim Én đã làm nó ảo tưởng năng lực rằng mình cũng có thể bay và coi hai con chim từng nâng đỡ mình bay cao là một gánh nặng trên vai. Con Dế bé nhỏ tội nghiệp không biết mình đã sa vào cái lưới của sự ngạo mạn ngu ngốc mà kiêu căng khinh đời, khinh "bề trên". Và cái giá cho suy nghĩ hạn hẹp và ngu ngốc của con Dế Mèn đó là ngã từ trên "đỉnh cao" mà mình từng sở hữu. Chắc hẳn một lần trong đời chúng ta từng nghe thấy "Nghịch lí Icarus" Trong thần thoại Hy Lạp cũng từng xuất hiện với sự kiêu ngạo mà phải trả giá đắt cho mộng tưởng vượt qua khả năng của bản thân. Daedalus đang trang bị đôi cánh cho con trai Icarus. Hài lòng với sáng chế của mình, Daedalus trang bị cho con trai Icarus một đôi cánh tương tự. Trước khi cất cánh bay khỏi mê cung Labyrinth, ông dặn con rằng phải vô cùng thận trọng với đôi cánh này. Cả hai không được bay quá thấp vì hơi nước ở biển sẽ khiến những chiếc lông bị ướt, nhưng họ cũng không được bay quá cao, vì ánh mặt trời nóng bỏng sẽ làm sáp ong bị chảy. Nhưng Icarus không nghe lời mà muốn đuổi theo vị thần mặt trời Helios. Sức nóng mặt trời đã làm đôi cánh của Icarus tan chảy. Chàng đã phải trả giá cho mộng tưởng vô thực của bản thân. Chỉ dựa vào phát minh là đôi cánh của cha Icarus đã nghĩ mình có thể vượt qua cảnh giới của những vị thần. Con Dế kiêu ngạo kia cũng đã rơi vào bi kịch của Icarus. Sự ngạo mạn, giấc mộng vượt quá khả năng khiến cả hai phải trả giá đắt.

Con Dế không chỉ mang hình ảnh của một kẻ kiêu ngạo mộng tưởng mà phảng phất hình ảnh của những người vô ơn. Hai con chim Én đã đưa Dế Mèn đến nơi mà có lẽ cả đời con dế không thể để chạm đến. Nhưng thay vì nghĩ biết ơn đơn 2 con chim én thì dễ lại nghĩ rằng chúng chính là gánh nợ. Đó là hình ảnh những con người không hiếm gặp trong xã hội với căn bệnh "vô ơn bạc nghĩa". Họ không biết cách trân trọng những gì được người khác cho, những lần được nâng đỡ mà coi đó là điều hiển nhiên mà quên đi "ơn nghĩa" những ngày khó khăn. Tôi chợt nhớ đến câu nói của nhà văn Tagore "Biết ơn ngọn lửa cho bạn ánh sáng nhưng cũng đừng quen người trong đêm thay bạn cầm đèn". Những bình yên ở hiện tại, những thành tựu mà chúng ta sở hữu phía sau luôn có một người nâng đỡ cho những bước chân ta bước. Có lẽ đó cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta qua hình ảnh con Dế Mèn mang bản chất của những kẻ kiêu ngạo vô ơn và khinh đời.

Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn như rắc vào tâm hồn con người những "hạt bụi thần" để một lần chúng ta dùng tấm gương lý trí tự nhận thức bản thân. Có phải mình cũng đã từng giống như con Dế ấy, cũng ngạo mạn và vô ơn với người khác? Không có gì giá trị bằng sự tự nhận thức. "Cây bút" Đoàn Công Lê không chỉ dừng lại ở việc phê phán một thói đời mà chạm vào ngóc ngách sâu kín nhất trong trái tim độc giả: sự ngạo mạn và vô ơn. Đó cũng là cách tác giả khuyên răn con người "đừng nghĩ mình" cao"hơn người khác âu cũng chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông, giọt nước chìm trong đại dương vô tận, vì tinh tú với ánh sáng le lói trong thiên hà rộng lớn". Con người cần học được cách làm chủ con quỷ kiêu ngạo ẩn hiện trong trái tim bởi "Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ tự kiêu một chút cũng là thừa" và tự bồi tụ cho "dòng chảy tâm hồn" những hạt phù sa tinh túy nhất là lối sống "ân tình, nặng nghĩa" đối với những người từng che chở cho mình qua cơn giông tố cuộc đời.
1666343107539.png
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa Từ khóa
kiêu ngạo nlxh sự hợp tác
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
6K
1
2
Trả lời
Câu chuyện Chim sẻ và dế mèn tuy có dung lượng ngắn nhưng lại vô cùng ý nghĩa, bởi nó vượt qua giới hạn của một câu chuyện, mang đến cho người đọc, người nghe những bài học nhân sinh, bài học về đối nhân xử thế vô cùng sâu sắc. Đó là câu chuyện về hợp tác, về tình bạn, bàn về việc cho và nhận, bởi sự gắn kết trong tình bạn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cả hai phía, nếu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì tình bạn khó bền vững. Mặt khác nếu chỉ biết ích kỉ, vụ lợi cho bản thân mà quên đi tình nghĩa thì kết quả mà người đó nhận được sẽ là mất đi những người bạn, trở thành những con người đơn độc, đáng thương.

Ở trong câu chuyện này đề cập đến quan hệ giữa ba nhân vật, hai chú chim sẻ và một chú dế mèn. Ngay trong phần đầu của câu chuyện, ta cảm nhận được sự cô đơn của chú dế mèn trong tiết trời vào xuân đẹp đẽ, bởi thời tiết có đẹp đến đâu thì chú ta cũng chỉ có một mình, không có ai để sẻ chia, chỉ có thể ngồi trước cửa nhà mà ngắm nghía mọi thứ một cách vô vị. Khác với dế mèn, hai chú chim én cùng nhau chao liệng trên bầu trời, chúng cùng nhau chia sẻ niềm vui, cùng nhau đùa rỡn đầy vui vẻ. Hai chú chim én còn vô cùng tốt bụng, thấy thương dế mèn chỉ có một mình đơn độc nên đã hạ cánh xuống mặt đất để bắt chuyện và gợi ý để dế mèn có thể cùng mình đi chơi.

st
 
Mùa Xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời.

Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của Báo Hoa học trò)
--------------

Bài làm tham khảo:

Sống trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, một cách cảm, cách nghĩ riêng. Và trong văn học cũng có biết bao câu chuyện kì thú, hấp dẫn, được kể bằng văn xuôi hoặc văn vần tái hiện những hình tượng đó và nêu lên những triết lí nhân sinh, bài học sâu sắc trong cuộc sống.

Câu chuyện “Chim Én và Dế Mèn”, trong mục “Trò chuyện đầu tuần”, trích từ Báo Hoa học trò của nhà văn Đoàn Công Huy cũng mang đến cho độc giả một cảm nhận vô cùng sâu sắc, hấp dẫn như thế. Đặc biệt qua nhân vật Dế Mèn ta càng thấm thía hơn nhiều bài học trong cuộc sống.

Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn kể về một cuộc dạo chơi trên bầu trời của Chim Én và Dế Mèn. Khi mùa Xuân tươi đẹp đã đến, Dế Mèn buồn chán, thơ thẩn ở cửa hang. Hai chú Chim Én thấy vậy liền nảy ra sáng kiến: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa rồi bay lên trời.

Cả ba vô cùng vui vẻ, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc của mình. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Một hồi sau, nó tưởng răng mình phải gánh trên vai hai con Chim Én này, thế là nó há mồm ra và rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu chuyện mang dáng dấp như một câu chuyện ngụ ngôn đã nói về cách sống của các loài vật trong thiên nhiên với những đặc tính của nó. Hai con Chim Én đã tốt bụng tặng Dế Mèn một món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa Xuân tươi đẹp, ấm áp.

Nhà văn Tô Hoài khẳng định “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Và hình ảnh của nhân vật ấy sống mãi trong lòng bạn đọc là nhờ tài năng của tác giả đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt, ấn tượng để nhân vật ấy có nét độc đáo, nét khác biệt so với các nhân vật khác.

Chim Én là con vật biết bay, thế nên chúng thấy tội nghiệp cho Dế Mèn không được tận hưởng không gian bao la của mùa Xuân đất trời. Tình yêu thương bạn bè đã khiến chúng nghĩ ra sáng kiến để cả ba cùng bay thưởng thức cảnh trời đất gợi cảm.

Tiếc thay Dế Mèn lại không biết trân trọng món quà ấy. Sự hạn hẹp trong cách nhìn, ích kỉ trong cách nghĩ “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?” đã đẩy Mèn tới hành động “há mồm ra”.

Từ người chịu ơn, Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng cho người khác Mèn ta tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỷ, tính toán và ngộ nhận, ảo tưởng khiến Dế Mèn phải trả giá rất đắt “nó rơi xuống đất như một chiếc lá lìa cành”.

Với cách quan sát, lí giải sâu sắc của tác giả, những con vật nhỏ bé này cũng có tâm trạng giống con người, làm tô đậm thêm bài học nhân sinh con người. Không chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng, nhân vật Dế Mèn trong câu chuyện còn được khắc họa là kẻ có tính cách, hành động nhỏ nhen, chỉ nghĩ cho bản thân mà không màng đến lợi ích của người khác.

Rõ ràng những kẻ như vậy ắt sẽ gặp những kết cục thê thảm, không đạt được ước mơ hay điều mà bản thân mong muốn. Có thể do sống trong một cái hang nhỏ hẹp, tầm nhìn hạn hẹp, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên nó đã cho mình cái lối sống cũng thực dụng.

Qua câu chuyện, tác giả đã khắc họa nhân vật Dế Mèn đại diện cho kiểu người vô ơn, thiếu trân trọng những người đã giúp mình, ảo tưởng, cho rằng bản thân gánh mọi trách nhiệm trên vai...

Đó còn là những người suy nghĩ bồng bột, ngu ngốc mà cứ tưởng bản thân rất giỏi, quên đi những người đã giúp đỡ mình để đạt được thành công, mục đích, quên đi những công lao cao cả của họ.

Cũng từ đó câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính. Cần xác định mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.

Có thể nói câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn với cách kể chuyện tự nhiên, lối nói ẩn dụ nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được câu chuyện về giá trị cuộc sống. Nếu biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.

Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. Đó cũng có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn.

Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn, và đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn thiếu cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời.

Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận. Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: Tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại. Đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi…

Vậy mà trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ như Dế Mèn. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống để con người sống tốt đẹp hơn.

Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong bối cảnh xã hội đang đi lên như hiện nay nhất là những người trẻ tuổi, bạn nhé!

st
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.