Nghệ thuật và đời sống là hai phương diện có mối liên hệ mật thiết với nhau. Từ xa xưa, con người đã dùng các chất liệu của đời sống để đưa vào nghệ thuật, kiến tạo nên những tác phẩm đặc sắc, góp phần bền vững và tạo tiền đề để phát triển nền nghệ thuật vươn cao đạt tới tầm tuyệt kỹ.
1. Nghệ thuật (khái niệm về nghệ thuật, quan điểm chung về bản chất của nghệ thuật)
“Nghệ thuật có thể biến mọi trải nghiệm của con người thành cái đẹp” - Nietzsche
Nghệ thuật là một hình thái ý thức của xã hội. Cũng như các hình thái ý thức khác, nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại xã hội, bày tỏ thái độ của con người trước đời sống hiện thực. Nhưng nghệ thuật là một sản phẩm thẩm mỹ độc đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo cái đẹp. Vì vậy, nghệ thuật được xem xét từ hai phương diện: hình thái ý thức xã hội đặc thù và góp phần tạo ra môi trường sống mang tính thẩm mỹ.
Nói tới nghệ thuật là nói tới cái Đẹp. Cái Đẹp ấy phải do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, không phải cái đẹp nào cũng là nghệ thuật. Để thực sự là nghệ thuật, cái Đẹp ấy phải phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của con người, phải có ích đối với đời sống con người. Và phải có khả năng nhân đạo hoá con người. Như vậy, cái Đẹp, cái Có ích, cái Nhân đạo là 3 tiêu chí quan trọng để xác định một tác nghệ thuật. 3 yếu tố này kết hợp hài hoà với nhau, thâm nhập vào nhau. Nghệ thuật là một hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra thế giới hình tượng bên cạnh thế giới thực, để con người chiêm nghiệm, để thoả mãn thi vị, để thanh lọc tâm hồn, tâm trạng, tâm thể, tâm thế theo quy luật của cái Đẹp và cái Trác tuyệt.
Nghệ thuật ngay từ thời kỳ sơ khai của nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó mật thiết với đời sống lao động. Trong quá trình vận động phát triển, nghệ thuật càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng của đời sống tinh thần con người và ngày càng khẳng định tính độc lập của nó.
- Nghệ thuật không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà còn là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực triết học.
+ Triết học duy tâm: xem nghệ thuật như là một bằng chứng của sự vận động tự thân của ý thức trước thế giới vật chất. Nghệ thuật vì vậy bị đẩy ra khỏi cội nguồn phát sinh và bản chất xã hội đích thực của nó.
+ Các nhà kinh điển của CN Mac xem mỗi tác phẩm nghệ thuật như một hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại một cách có quy luật trong mối liên hệ với những hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Xét từ mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức: nghệ thuật là một hình thái ý thức phản ánh tồn tại vật chất, chịu sự chi phối của tồn tại tại vật chất. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật cũng không thể nằm ngoài trục vận động của phương thức xã hội.
VD: Lối tư duy thần thoại đậm màu sắc tôn giáo chi phối toàn bộ nền nghệ thuật cổ đại chỉ có thể nảy sinh trong xã hội mà nền kinh tế với trình độ sản xuất thấp kém, con người khi đó vẫn hoang mang, sùng tín với thế giới tự nhiên. Người anh hùng Asin chỉ có thể bách chiến bách thắng trong thời đại chưa có thuốc súng. Chiếc nỏ thần trong truyền thuyết Cổ Loa sẽ không thể xuất hiện khi người VN đã có súng thần công.
- Nghệ thuật là một giá trị tồn tại bất biến, bất chấp những đổi thay của xã hội loài người. Điều đó bắt nguồn từ chỗ những tác phẩm đó mang theo ý nghĩa như những bằng chứng sinh động của một giai đoạn lịch sử.
VD: nghệ thuật Hy Lạp là sản phẩm hồn nhiên của một thời đại ấu trĩ. Người hiện đại tìm đến nghệ thuật Hy Lạp như là tìm đến với những kỷ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mình.
- Mỗi thời đại có một nền nghệ thuật của riêng mình. Xã hội nào thì văn nghệ ấy. Những thay đổi, biến động trong đời sống kinh tế, chính trị thường dẫn tới những biến đổi trong nghệ thuật.
=> Nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống. Những giá trị nghệ thuật chân chính từ xưa đến nay đều bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại. Nhờ phản ánh trung thành thực tế đời sống, những sáng tác đó thực sư tham gia vào sự phát triển của tiến trình lịch sử, như một vũ khí khám phá và sáng tạo đời sống khi có thể cùng hoà vào những mối quan tâm của thời đại, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh thực tiễn,… Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống.
2. Đời sống xã hội là cơ sở của nghệ thuật (vai trò quyết định của đời sống xã hội đối với nghệ thuật)
Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống.
2.1. Sự tác động của cơ sở kinh tế xã hội
- Bên cạnh quy luật phát triển nội tại, nghệ thuật vận động và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với các hình thái ý thức khác, những phạm vi hoạt động thực tiễn khác. Sẽ là duy vật máy móc khi xem xét và lý giải một hiện tượng nghệ thuật chỉ dựa trên những nguyên nhân kinh tế.
- Sự chi phối của cơ sở kinh tế vào nghệ thuật vừa trực tiếp, vừa gián tiếp (thông qua nhiều yếu tố trung gian, khâu chuyển hoá, ở những mức độ khác nhau tuỳ theo điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phát triển nghệ thuật thì sự tác động này được bộc lộ rõ nét hơn. Tuy nhiên, trong những giai đoạn lịch sử về sau, sự tác động này khác đi về tính chất, hình thức và mức độ.
2.2. Sự tác động thông qua ý thức chính trị
- Trình độ phát triển của một nền nghệ thuật không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với trình độ kinh tế của xã hội. Do nghệ thuật cũng có tính độc lập tương đối của chính nó, cũng như sự phức tạp và đa dạng trong mối liên hệ của nó với đời sống. Nghĩa là, một nền nghệ thuật lớn không phải chỉ có thể được nảy sinh trên cơ sở một nền sản xuất lớn. Như Mac chỉ ra rằng: đối với nghệ thuật, người ta ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh nhất định của nghệ thuật không hoàn toàn tương ứng với sự phát triển chung của xã hội.
-> Sự không tương ứng giữa 1 quá trình văn nghệ với 1 quá trình văn học không phải là ngoại lệ mà đó cũng là 1 trong số những hiện tượng mang tính quy luật.
VD: Những thành tựu văn học rực rỡ cuối TK 18 – đầu 19 lại thuộc về thời đại khủng hoảng trầm trọng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngoài nguyên nhân:
+ Đặc thù xã hội VN giai đoạn đó
+ Sự tác động của cuộc đấu tranh chống giai cấp suốt 2 Thế kỉ (thời đại nông dân khởi nghĩa đã tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự nảy sinh những quan niệm sáng tác mới mẻ, thể hiện được một cách rõ nét và sâu sắc cách nhìn, cách cảm của tác giả đối với hiện thực đời sống) -> Nền VH HT& nhân đạo CN ra đời như là một nhu cầu tất yếu đối với hiện thực đương thời, của cuộc đấu tranh giai cấp bền bỉ.
=> Thực tiễn cách mạng: văn nghệ phát triển không tương ứng với trình độ kinh tế nhưng lại khá tương ứng với đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Ngày nay:
- Khi những mối quan hệ giai cấp không còn đơn giản như xưa, sự phân công lao động cũng đạt tới bước phát triển cao, xung đột giai cấp trong nội bộ dân tộc và trong phạm vi quốc tế được bộc lộ dưới hình thức mới thì mối tương quan mang tính quyết định luận của đời sống xã hội đối với nghệ thuật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
- Tuy nhiên, không phải một quá trình xã hội nào đó tiến bộ về phương diện lịch sử cũng có thể dễ dàng đi tới một quá trình phát triển nghệ thuật tương ứng. Sinh thời Mac và Anghen từng chỉ ra sự thù địch của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với nghệ thuật, thi ca nhưng chưa bao giờ hai ông khẳng định sự suy tàn của nghệ thuật nói chung dưới XHTB.
3. Sự tác động ngược trở lại của nghệ thuật đối với đời sống (khám phá, phản ánh, sáng tạo)
Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật cũng có khả năng tác động ngược trở lại cơ sở kinh tế và đời sống xã hội nói chung.
- Nghệ thuật không tự nó có thể thay thế được cách mạng, tạo ra được tiến trình lịch sử, nhưng thông qua sự tác động của nó đến tư tưởng, tình cảm con người, nghệ thuật tham dự vào sự vận động chung của xã hội như là một nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm.
- Những tác động từ xưa đến nay của nghệ thuật đều mang ý nghĩa như những khám phá trong lịch sử nhận thức của con người. Không chỉ có tác dụng thức tỉnh, khai sáng tinh thần phản kháng của con người mà nghệ thuật còn trở thành nguồn năng lượng mạnh mẽ cho con người ở thời đại tiếp theo.
- Ngược lại, những tác phẩm mang tính đồi truỵ, chứa đựng những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu rất dễ trở thành công cụ vô ý thức, phục vụ cho chính sách ngu dân của bọn thống trị phản động, trở thành vật cản cho bước tiến phát triển của xã hội.
- Bằng sự thâm nhập sâu rộng vào trong tiến trình phát triển của lịch sử, nghệ thuật góp phần kết thúc sớm hơn những kỷ nguyên đau khổ của xung đột giai cấp, sắc tộc, tôn giáo để bước sang kỷ nguyên hoà bình, công lý.
=> Sự tác động này của nghệ thuật là một đặc tính khách quan, thể hiện được rõ bản chất và chức năng xã hội của nghệ thuật.
Nghệ thuật chỉ thực sự phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội khi nó xác lập được mối liên hệ với đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của xã hội (có sự vận động một cách “đồng bộ” với những hình thái ý thức khác trong kiến trúc thượng tầng, không xảy ra mâu thuẫn, bài trừ nhau)
4. Vai trò của nghệ thuật với đời sống tinh thần của con người
- Lây lan cảm xúc
Với người nghệ sỹ, cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống họ. Có thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình.
Nghệ thuật làm lây lan sang con người nhiều cảm xúc và nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở sự lây lan này. Tônxtôi nói: "Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng những người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ thuật" (Tônxtôi L.N., Thư gửi N.N. Xtrakhốp ngày 23 tháng 4, 1876, Toàn tập tác phẩm, t62, M 1953)
Có thể nói, lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Khi con người rung động, họ trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc. Các cung bậc cảm xúc ấy lại dễ lây lan từ người này sang người khác. Chính vì có sự lây lan cảm xúc thông qua nghệ thuật mà con người cảm thấy gần gũi nhau hơn.
- Trút xả tinh thần
Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật.
-Giải quyết và cải biến nhu cầu của con người
Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới. Vì thế, theo Biukher, Âm nhạc có cội nguồn xuất phát từ công việc tay chân nặng nề, và chúng có nhiệm vụ giải quyết sự căng thẳng nặng nề của lao động:
+ Theo gót tiến trình lao động, chúng ra hiệu để cho mọi người cùng một lúc dồn hết sức vào làm việc.
+ Chúng cố gắng kích thích mọi người vào làm việc.
+ Chúng tổ chức lao động tập thể và đưa lại cách tháo thoát cho sự căng thẳng của cơ thể.
Dường như chính tự nhiên đã tặng âm nhạc cho chúng ta để gánh vác lao động được nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: bài hát kích thích người chèo thuyền hăng say đưa nhịp mái chèo; Nó có ích không chỉ trong những công việc đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người mà cả sự mệt nhọc của một người cũng được giảm bớt nhờ bài hát thô sơ.
Trong âm nhạc, nhịp điệu hàm chứa kích thích lớn. Nhịp điệu làm nảy sinh trong con người ham thích ghê gớm muốn bắt chước, hòa nhịp với nó không chỉ bằng bước chân, mà cả tâm hồn cũng đi theo nhịp…. Thật vậy, một cung đàn không thể cứ đánh liên miên đều đều bất phân nhịp mạnh nhịp yếu mà khỏi nhàm tai. Một họa phẩm cũng vậy, các đường nét phải đặt sao cho có tổ chức không hỗn loạn, mầu sắc phải ăn nhập hài hòa, mới không tức mắt.
-Hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo.
Việc thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó. Khi một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, con người sẽ đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá, phê bình nó.
Dạy cho người khác hành vi sáng tạo nghệ thuật là điều không thể làm được, nhưng điều này không có nghĩa là người dạy không thể góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện của hành vi ấy.
Con người ngày hôm nay đang chuyển động rất nhanh, một ngày của hôm nay có thể bằng mấy mươi năm trước, vì thế, cần phải xem thế hệ hôm nay đang đòi hỏi những gì, để cập nhật những kiến thức mới, đưa hơi thở của cuộc sống vào chương trình giảng dạy. Chúng ta phải lắng nghe xem trẻ em hôm nay đang nói như thế nào, học cách nói của chúng, để có thể đưa những kiến thức cần thiết đến được với tâm hồn các em. Trẻ em hôm nay đang dùng một "hệ ngôn từ" khác, nếu những người làm công tác giáo dục nghệ thuật không đi sâu tìm hiểu thế giới ngôn từ đó, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, mà cứ tự ngồi vẽ ra chương trình giảng dạy theo ý mình thì không thể đạt kết quả như mong muốn. Người làm công tác giáo dục phải xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, ta cũng không nên kỳ vọng đào tạo tất cả đều thành thiên tài. Chúng ta chỉ cung cấp cho trẻ cái nền, còn phát triển lên như thế nào là tùy vào năng lực của mỗi người.
1. Nghệ thuật (khái niệm về nghệ thuật, quan điểm chung về bản chất của nghệ thuật)
“Nghệ thuật có thể biến mọi trải nghiệm của con người thành cái đẹp” - Nietzsche
Nghệ thuật là một hình thái ý thức của xã hội. Cũng như các hình thái ý thức khác, nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại xã hội, bày tỏ thái độ của con người trước đời sống hiện thực. Nhưng nghệ thuật là một sản phẩm thẩm mỹ độc đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo cái đẹp. Vì vậy, nghệ thuật được xem xét từ hai phương diện: hình thái ý thức xã hội đặc thù và góp phần tạo ra môi trường sống mang tính thẩm mỹ.
Nói tới nghệ thuật là nói tới cái Đẹp. Cái Đẹp ấy phải do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, không phải cái đẹp nào cũng là nghệ thuật. Để thực sự là nghệ thuật, cái Đẹp ấy phải phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của con người, phải có ích đối với đời sống con người. Và phải có khả năng nhân đạo hoá con người. Như vậy, cái Đẹp, cái Có ích, cái Nhân đạo là 3 tiêu chí quan trọng để xác định một tác nghệ thuật. 3 yếu tố này kết hợp hài hoà với nhau, thâm nhập vào nhau. Nghệ thuật là một hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra thế giới hình tượng bên cạnh thế giới thực, để con người chiêm nghiệm, để thoả mãn thi vị, để thanh lọc tâm hồn, tâm trạng, tâm thể, tâm thế theo quy luật của cái Đẹp và cái Trác tuyệt.
Nghệ thuật ngay từ thời kỳ sơ khai của nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó mật thiết với đời sống lao động. Trong quá trình vận động phát triển, nghệ thuật càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng của đời sống tinh thần con người và ngày càng khẳng định tính độc lập của nó.
- Nghệ thuật không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học mà còn là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực triết học.
+ Triết học duy tâm: xem nghệ thuật như là một bằng chứng của sự vận động tự thân của ý thức trước thế giới vật chất. Nghệ thuật vì vậy bị đẩy ra khỏi cội nguồn phát sinh và bản chất xã hội đích thực của nó.
+ Các nhà kinh điển của CN Mac xem mỗi tác phẩm nghệ thuật như một hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại một cách có quy luật trong mối liên hệ với những hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Xét từ mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức: nghệ thuật là một hình thái ý thức phản ánh tồn tại vật chất, chịu sự chi phối của tồn tại tại vật chất. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật cũng không thể nằm ngoài trục vận động của phương thức xã hội.
VD: Lối tư duy thần thoại đậm màu sắc tôn giáo chi phối toàn bộ nền nghệ thuật cổ đại chỉ có thể nảy sinh trong xã hội mà nền kinh tế với trình độ sản xuất thấp kém, con người khi đó vẫn hoang mang, sùng tín với thế giới tự nhiên. Người anh hùng Asin chỉ có thể bách chiến bách thắng trong thời đại chưa có thuốc súng. Chiếc nỏ thần trong truyền thuyết Cổ Loa sẽ không thể xuất hiện khi người VN đã có súng thần công.
- Nghệ thuật là một giá trị tồn tại bất biến, bất chấp những đổi thay của xã hội loài người. Điều đó bắt nguồn từ chỗ những tác phẩm đó mang theo ý nghĩa như những bằng chứng sinh động của một giai đoạn lịch sử.
VD: nghệ thuật Hy Lạp là sản phẩm hồn nhiên của một thời đại ấu trĩ. Người hiện đại tìm đến nghệ thuật Hy Lạp như là tìm đến với những kỷ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mình.
- Mỗi thời đại có một nền nghệ thuật của riêng mình. Xã hội nào thì văn nghệ ấy. Những thay đổi, biến động trong đời sống kinh tế, chính trị thường dẫn tới những biến đổi trong nghệ thuật.
=> Nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống. Những giá trị nghệ thuật chân chính từ xưa đến nay đều bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại. Nhờ phản ánh trung thành thực tế đời sống, những sáng tác đó thực sư tham gia vào sự phát triển của tiến trình lịch sử, như một vũ khí khám phá và sáng tạo đời sống khi có thể cùng hoà vào những mối quan tâm của thời đại, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh thực tiễn,… Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống.
2. Đời sống xã hội là cơ sở của nghệ thuật (vai trò quyết định của đời sống xã hội đối với nghệ thuật)
Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây dựng trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống.
2.1. Sự tác động của cơ sở kinh tế xã hội
- Bên cạnh quy luật phát triển nội tại, nghệ thuật vận động và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với các hình thái ý thức khác, những phạm vi hoạt động thực tiễn khác. Sẽ là duy vật máy móc khi xem xét và lý giải một hiện tượng nghệ thuật chỉ dựa trên những nguyên nhân kinh tế.
- Sự chi phối của cơ sở kinh tế vào nghệ thuật vừa trực tiếp, vừa gián tiếp (thông qua nhiều yếu tố trung gian, khâu chuyển hoá, ở những mức độ khác nhau tuỳ theo điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phát triển nghệ thuật thì sự tác động này được bộc lộ rõ nét hơn. Tuy nhiên, trong những giai đoạn lịch sử về sau, sự tác động này khác đi về tính chất, hình thức và mức độ.
2.2. Sự tác động thông qua ý thức chính trị
- Trình độ phát triển của một nền nghệ thuật không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với trình độ kinh tế của xã hội. Do nghệ thuật cũng có tính độc lập tương đối của chính nó, cũng như sự phức tạp và đa dạng trong mối liên hệ của nó với đời sống. Nghĩa là, một nền nghệ thuật lớn không phải chỉ có thể được nảy sinh trên cơ sở một nền sản xuất lớn. Như Mac chỉ ra rằng: đối với nghệ thuật, người ta ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh nhất định của nghệ thuật không hoàn toàn tương ứng với sự phát triển chung của xã hội.
-> Sự không tương ứng giữa 1 quá trình văn nghệ với 1 quá trình văn học không phải là ngoại lệ mà đó cũng là 1 trong số những hiện tượng mang tính quy luật.
VD: Những thành tựu văn học rực rỡ cuối TK 18 – đầu 19 lại thuộc về thời đại khủng hoảng trầm trọng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngoài nguyên nhân:
+ Đặc thù xã hội VN giai đoạn đó
+ Sự tác động của cuộc đấu tranh chống giai cấp suốt 2 Thế kỉ (thời đại nông dân khởi nghĩa đã tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự nảy sinh những quan niệm sáng tác mới mẻ, thể hiện được một cách rõ nét và sâu sắc cách nhìn, cách cảm của tác giả đối với hiện thực đời sống) -> Nền VH HT& nhân đạo CN ra đời như là một nhu cầu tất yếu đối với hiện thực đương thời, của cuộc đấu tranh giai cấp bền bỉ.
=> Thực tiễn cách mạng: văn nghệ phát triển không tương ứng với trình độ kinh tế nhưng lại khá tương ứng với đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Ngày nay:
- Khi những mối quan hệ giai cấp không còn đơn giản như xưa, sự phân công lao động cũng đạt tới bước phát triển cao, xung đột giai cấp trong nội bộ dân tộc và trong phạm vi quốc tế được bộc lộ dưới hình thức mới thì mối tương quan mang tính quyết định luận của đời sống xã hội đối với nghệ thuật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
- Tuy nhiên, không phải một quá trình xã hội nào đó tiến bộ về phương diện lịch sử cũng có thể dễ dàng đi tới một quá trình phát triển nghệ thuật tương ứng. Sinh thời Mac và Anghen từng chỉ ra sự thù địch của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với nghệ thuật, thi ca nhưng chưa bao giờ hai ông khẳng định sự suy tàn của nghệ thuật nói chung dưới XHTB.
3. Sự tác động ngược trở lại của nghệ thuật đối với đời sống (khám phá, phản ánh, sáng tạo)
Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật cũng có khả năng tác động ngược trở lại cơ sở kinh tế và đời sống xã hội nói chung.
- Nghệ thuật không tự nó có thể thay thế được cách mạng, tạo ra được tiến trình lịch sử, nhưng thông qua sự tác động của nó đến tư tưởng, tình cảm con người, nghệ thuật tham dự vào sự vận động chung của xã hội như là một nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm.
- Những tác động từ xưa đến nay của nghệ thuật đều mang ý nghĩa như những khám phá trong lịch sử nhận thức của con người. Không chỉ có tác dụng thức tỉnh, khai sáng tinh thần phản kháng của con người mà nghệ thuật còn trở thành nguồn năng lượng mạnh mẽ cho con người ở thời đại tiếp theo.
- Ngược lại, những tác phẩm mang tính đồi truỵ, chứa đựng những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu rất dễ trở thành công cụ vô ý thức, phục vụ cho chính sách ngu dân của bọn thống trị phản động, trở thành vật cản cho bước tiến phát triển của xã hội.
- Bằng sự thâm nhập sâu rộng vào trong tiến trình phát triển của lịch sử, nghệ thuật góp phần kết thúc sớm hơn những kỷ nguyên đau khổ của xung đột giai cấp, sắc tộc, tôn giáo để bước sang kỷ nguyên hoà bình, công lý.
=> Sự tác động này của nghệ thuật là một đặc tính khách quan, thể hiện được rõ bản chất và chức năng xã hội của nghệ thuật.
Nghệ thuật chỉ thực sự phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội khi nó xác lập được mối liên hệ với đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của xã hội (có sự vận động một cách “đồng bộ” với những hình thái ý thức khác trong kiến trúc thượng tầng, không xảy ra mâu thuẫn, bài trừ nhau)
4. Vai trò của nghệ thuật với đời sống tinh thần của con người
- Lây lan cảm xúc
Với người nghệ sỹ, cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống họ. Có thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình.
Nghệ thuật làm lây lan sang con người nhiều cảm xúc và nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở sự lây lan này. Tônxtôi nói: "Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng những người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ thuật" (Tônxtôi L.N., Thư gửi N.N. Xtrakhốp ngày 23 tháng 4, 1876, Toàn tập tác phẩm, t62, M 1953)
Có thể nói, lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Khi con người rung động, họ trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc. Các cung bậc cảm xúc ấy lại dễ lây lan từ người này sang người khác. Chính vì có sự lây lan cảm xúc thông qua nghệ thuật mà con người cảm thấy gần gũi nhau hơn.
- Trút xả tinh thần
Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật.
-Giải quyết và cải biến nhu cầu của con người
Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới. Vì thế, theo Biukher, Âm nhạc có cội nguồn xuất phát từ công việc tay chân nặng nề, và chúng có nhiệm vụ giải quyết sự căng thẳng nặng nề của lao động:
+ Theo gót tiến trình lao động, chúng ra hiệu để cho mọi người cùng một lúc dồn hết sức vào làm việc.
+ Chúng cố gắng kích thích mọi người vào làm việc.
+ Chúng tổ chức lao động tập thể và đưa lại cách tháo thoát cho sự căng thẳng của cơ thể.
Dường như chính tự nhiên đã tặng âm nhạc cho chúng ta để gánh vác lao động được nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: bài hát kích thích người chèo thuyền hăng say đưa nhịp mái chèo; Nó có ích không chỉ trong những công việc đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người mà cả sự mệt nhọc của một người cũng được giảm bớt nhờ bài hát thô sơ.
Trong âm nhạc, nhịp điệu hàm chứa kích thích lớn. Nhịp điệu làm nảy sinh trong con người ham thích ghê gớm muốn bắt chước, hòa nhịp với nó không chỉ bằng bước chân, mà cả tâm hồn cũng đi theo nhịp…. Thật vậy, một cung đàn không thể cứ đánh liên miên đều đều bất phân nhịp mạnh nhịp yếu mà khỏi nhàm tai. Một họa phẩm cũng vậy, các đường nét phải đặt sao cho có tổ chức không hỗn loạn, mầu sắc phải ăn nhập hài hòa, mới không tức mắt.
-Hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo.
Việc thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó. Khi một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, con người sẽ đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá, phê bình nó.
Dạy cho người khác hành vi sáng tạo nghệ thuật là điều không thể làm được, nhưng điều này không có nghĩa là người dạy không thể góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện của hành vi ấy.
Con người ngày hôm nay đang chuyển động rất nhanh, một ngày của hôm nay có thể bằng mấy mươi năm trước, vì thế, cần phải xem thế hệ hôm nay đang đòi hỏi những gì, để cập nhật những kiến thức mới, đưa hơi thở của cuộc sống vào chương trình giảng dạy. Chúng ta phải lắng nghe xem trẻ em hôm nay đang nói như thế nào, học cách nói của chúng, để có thể đưa những kiến thức cần thiết đến được với tâm hồn các em. Trẻ em hôm nay đang dùng một "hệ ngôn từ" khác, nếu những người làm công tác giáo dục nghệ thuật không đi sâu tìm hiểu thế giới ngôn từ đó, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, mà cứ tự ngồi vẽ ra chương trình giảng dạy theo ý mình thì không thể đạt kết quả như mong muốn. Người làm công tác giáo dục phải xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, ta cũng không nên kỳ vọng đào tạo tất cả đều thành thiên tài. Chúng ta chỉ cung cấp cho trẻ cái nền, còn phát triển lên như thế nào là tùy vào năng lực của mỗi người.