Nghị luận là gì? Làm sao để viết nghị luận hay?

Nghị luận là gì? Làm sao để viết nghị luận hay?

Thích Văn Học
Thích Văn Học
  • Sáng tạo nội dung (content) đến từ Hà Nội
Nắm được các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học đúng chuẩn cấu trúc sẽ giúp thí sinh giành được trọn vẹn số điểm của phần này. Đồng thời giúp các thí sinh rút ngắn, tiết kiệm được thời gian làm bài cho chính bài văn nghị luận xã hội cũng như các câu hỏi khác trong đề thi. Bài viết dưới đây sẽ nêu hướng dẫn cách viết đoạn nghị luận xã hội hoàn chỉnh nhất.

Văn nghị luận là gì?

Nghị luận là một dạng văn bản mà người viết sử dụng những lập luận, lý lẽ của bản thân để bàn luận về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, hay là bàn luận đánh giá về một tác phẩm văn học, tư tưởng suy nghĩ của một ai đó. Nhằm làm rõ vấn đề cần phải nghị luận. Bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài cần có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể cho vấn đề đang bàn luận.

Đặc điểm của văn nghị luận:

Vấn đề quan trọng trong một bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục và sự mạch lạc thống nhất trong các luận điểm, luận cứ.

Các luận điểm, luận cứ nêu ra trong bài cần phải có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể rõ ràng, càng nhiều dẫn chứng ví dụ thì bài luận sẽ càng hay và sẽ làm sáng tỏ được vấn đề cần phải nghị luận.

Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học:

Bước 1 – Viết câu mở đoạn: Giới thiệu chủ đề bài nghị luận xã hội

Tùy theo dung lượng của đoạn văn nghị luận xã hội mà em có thể chọn viết phần mở bài dài hay ngắn. Tuy nhiên hiện nay độ dài cho đoạn văn nghị luận xã hội chỉ là 200 chữ. Do đó cách viết văn nghị luận xã hội cho câu mở đoạn của các em cần hết sức ngắn gọn. Chỉ nên từ 1 đến 2 câu văn và giới thiệu trực tiếp về chủ đề bài viết

Bước 2 – Giải thích những từ ngữ trọng tâm

Bao gồm các khái niệm, các từ ngữ đặc biệt, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) của chúng. Từ đó, giải thích ý nghĩa khái quát của câu nói, lời nhận định, mẩu truyện ngụ ngôn… được trích dẫn trong bài đọc (với các đề tích hợp đọc hiểu). Đây còn là bước dẫn giúp em chuyển sang phần thân đoạn.

Bước 3: Nêu luận điểm và dẫn chứng để phân tích luận điểm

Đây là bước đầu tiên của phần nghị luận trong thân đoạn. Do đó em phải nêu được luận điểm chính số 1 của bài. Sau đó đưa ra dẫn chứng và tiến hành phân tích dẫn chứng để phân tích luận điểm.

Chú ý với cách viết văn nghị luận xã hội khi đưa ra hệ thống dẫn chứng, cần đưa từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại) để dẫn chứng có được tính thống nhất. Ví dụ: lấy dẫn chứng từ bản thân -> gia đình -> xã hội hoặc từ xã hội -> gia đình -> bản thân. Tránh sắp xếp dẫn chứng lộn xộn: bản thân -> xã hội -> gia đình sẽ làm đoạn văn nghị luận trở nên thiếu thuyết phục

Bước 4: Phân tích nguyên nhân của vấn đề

Khi phân tích nguyên nhân, người viết cần nêu được cả 2 khía cạnh. Bao gồm nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan của vấn đề. Chú ý với mỗi khía cạnh nêu tối đa 2 nguyên nhân chính. Để tránh đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bị lan man, dài dòng. Khi đưa ra hệ thống các nguyên nhân cũng cần sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Bước 5: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề

Tương tự như khi phân tích nguyên nhân, khi nêu lên những ảnh hưởng của sự việc, em hãy cố gắng nêu cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực của hành động đó tới xã hội cũng như với mỗi cá nhân. Không nên chỉ đưa ra tác động một chiều, tránh bài nghị luận xã hội 200 chữ bị thiên kiến.


Bước 6: Mở rộng vấn đề cần nghị luận

Để có được cách viết văn nghị luận xã hội một cách đa chiều hơn, sâu sắc hơn em có thể sử dụng một số kỹ thuật mở rộng vấn đề nghị luận như sau

Giải thích: Không chỉ đưa ra biểu hiện của thực trạng mà em có thể tiến hành lý giải thực trạng đó bằng thực tế

Liên hệ với những chủ đề có điểm tương đồng: Ví dụ khi nói về vấn đề tai nạn giao thông, em có thể đưa thêm dẫn chứng về tỷ lệ tử vong của các căn bệnh khác. Để so sánh và làm nổi bật tỷ lệ tử vong lớn của tai nạn giao thông

Lật ngược vấn đề: Đặt ra giả thiết trái ngược và tiến hành phân tích, bác bỏ, đưa ra kết luận

Bước 7: Nhấn mạnh quan điểm cá nhân về vấn đề

Vì là một bài văn nghị luận xã hội nên người viết phải khẳng định được quan điểm của mình (đồng ý/ không đồng ý, tán thành/ bác bỏ). Cũng có thể sử dụng cách viết văn nghị luận xã hội đưa ra ý kiến trung lập. Nhưng phải nêu đầy đủ được các mặt lợi ích cũng như hạn chế của vấn đề và phân tích sâu sắc.

Bước 8: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội

Từ thực trạng, lợi ích cũng như tác hại, người viết nên khái quát lại bài học dành cho bản thân. Phần nêu bài học chỉ nên nêu ngắn gọn, tránh lan man.
----------

Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội:

Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Đoạn văn nghị luận xã hội chỉ gồm 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa, cẩu thả

Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội cần có

Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, không được quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang tính cảm tính, thiếu sự thực tế, logic.

Độ dài văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu: Thông thường khi ra đề sẽ có thêm phần yêu cầu bài viết bao nhiêu chữ. Người viết cần tuân thủ đúng yêu cầu này. Tránh viết quá dài, hoặc quá ngắn đều dẫn đến kết quả điểm không cao.

Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài học dành cho bản thân lập luận nghị luận nghị luận là gì quan điểm cá nhân thuyết phục văn nghị luận
308
0
7

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội:

Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Đoạn văn nghị luận xã hội chỉ gồm 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa, cẩu thả

Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội cần có

Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, không được quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang tính cảm tính, thiếu sự thực tế, logic.

Độ dài văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu: Thông thường khi ra đề sẽ có thêm phần yêu cầu bài viết bao nhiêu chữ. Người viết cần tuân thủ đúng yêu cầu này. Tránh viết quá dài, hoặc quá ngắn đều dẫn đến kết quả điểm không cao.
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Cách làm bài văn nghị luận về một yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm văn học:

Mở bài: Giải thích, tóm tắt lại vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm, đặt ra vấn đề và hướng giải quyết của nó.

Thân bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nêu lại yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm

Vấn đề đó là gì như thế nào?

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề rút ra trong việc tạo nên những giá trị cho tác phẩm

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ từ vấn đề


Kết bài: Đánh giá về vấn đề xã hội vừa rút ra .
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng kỳ lạ đời sống:

Nêu lên hiện tượng trong cuộc sống. Hiện tượng này có phổ biến hay không.

Phân tích hiện tượng trong đời sống thực tế. Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả.

Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

Liên hệ với bản thân bạn.

Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán và đưa ra lời khuyên.


-------------
Dàn ý mẫu tham khảo về một hiện tượng đời sống:


Mở bài: Nêu hiện tượng trong đời sống cần nghị luận


Thân bài:

Mô tả lại hiện tượng,đó là hiện tượng tốt hay xấu tại sao?

Nêu thực trạng của hiện tượng

Giải thích về hiện tượng

Lý giải nguyên nhân khách quan, chủ quan

Khẳng định lại hiện tượng đó là đúng hay sai và nêu ra những dẫn chứng ví dụ cho vấn đề đó

Nêu ra các giải pháp và những biện pháp khắc phục


Kết bài: Nêu ra những ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua vấn đề
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Nghị luận về tư tưởng đạo lí xấu:


Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí xấu và phản bác lại vấn đề

Thân bài: nêu lại vấn đề

Phân tích những mặt xấu những mặt ảnh hưởng của tư tưởng

Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh tư tưởng là sai

Lên án phê phán những người ủng hộ tư tưởng này

Kết bài: Khẳng định lại sự sai trái của vấn đề, nêu ra những ý kiến đánh giá.
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Nghị luận về tư tưởng đạo lí tốt:


Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí tốt và khẳng định lại tính đúng của vấn đề

Thân bài: nêu lại vấn đề và giải thích

Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: nêu ra các luận chứng, luận cứ để chứng minh cho tính đúng đó.

Đưa ra những dẫn chứng , ví dụ cụ thể để làm rõ dẫn chứng đó.

Phê phán nêu ra những ý kiến trái lại với những tư tưởng trên, sau đó đưa ra những lời khuyên

Kết bài: khẳng định lại tính đúng của vấn đề, đánh giá nêu ra bài học.
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Cách làm bài nghị luận về một yếu tố tư tưởng đạo lý:


Trước hết hãy cắt nghĩa các từ khóa, từ then chốt theo ý hiểu của bạn. Giải thích ý nghĩa của câu nói đó.

Khẳng định câu nói đó là đúng, sai hay chưa hoàn toàn đúng. Phân tích câu nói, thường dùng lời lẽ và lật lại vấn đề.

Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói (ví dụ về một ai đó nổi tiếng, có những đóng góp lớn).

Liên hệ với bản thân bạn.

Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán những người đi ngược lại với chân lý của tư tưởng đạo đức đó.
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội, văn học:

Các công thức cần nhớ khi làm bài văn nghị luận bắt nguồn từ những luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận. Từ những công thức dễ nhớ này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội: mở bài, thân bài và kết bài. Sau đây là các công thức để học sinh có thể viết tốt ba phần cơ bản này.

3.1. Mở bài văn nghị luận:

Phần mở bài là chìa khóa cho toàn bộ bài văn. Phần mở bài gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ riêng của người viết. Phần mở bài gồm có 3 phần, theo 3 công thức: gợi – đưa – báo, trong đó:

Gợi ý ra vấn đề cần làm.

Đưa ra vấn đề.

Thể hiện cho người viết biết mình sẽ làm gì.

Trong đó, khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:

Cặp 1: Tương đồng/tương phản – đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Cặp 2: Xuất xứ/đại ý – dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.

Cặp 3: Diễn dịch/ quy nạp – cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

3.2. Thân bài văn nghị luận:

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì phải có dẫn chứng phù hợp trong cách làm bài văn nghị luận xã hội, có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

* Đối với Giải thích:

Là sự giải thích các từ ngữ, khái niệm, câu từ, nghĩa đen, nghĩa bóng,..nhằm giúp người khác hiểu rõ lại vấn đề một cách đắn đúng nhất.

Cách giải thích: dùng những từ ngữ đơn giản dễ hiểu và những lý lẽ để cắt nghĩa lại những khái niệm, tư tưởng đạo lý phức tạp.


* Đối với Chứng minh:

- các mặt của vấn đề?
- không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài…).
- giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..).
- thời gian – nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..).
- lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ…).

Đưa ra những bằng chứng, những thông tin có căn cứ để chứng minh cho vấn đề đang nghị luận

Cách chứng minh: nêu ra các bằng chứng có căn cứ thông tin xác thực, các dẫn chứng phải phù hợp và có tư duy logic.

* Đối với phân tích:

Thao tác phân tích là một thao tác chủ yếu trong một bài văn nghị luận, giúp làm sáng tỏ đào sâu các vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhỏ và sâu sắc nhất.Từ đó đưa ra những nhận định tổng quan về vấn đề.

Cách phân tích: chia vấn đề cần bàn luận ra nhiều phần nhỏ với nhiều khía cạnh khác nhau , sau đó phân tích và làm rõ từng phần đó.

* Đối với bình luận:

Đưa ra những ý kiến của bản thân để đánh giá và thảo luận về vấn đề

Cách bình luận: nêu ra những ý kiến để bàn luận, đánh giá vấn đề trên nhiều phương diện.

* Đối với so sánh:

Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách đặt vào sự vật sự việc khác tương đồng nhưng dễ hiểu hơn, để nhằm làm sáng tỏ được vấn đề

Cách so sánh: so sánh vấn đề đang bàn luận với một vấn đề khác đã được làm sáng tỏ trước đó ,hoặc với các sự vật sự việc hiển nhiên, để từ đó giúp nêu rõ hơn quan điểm của người viết.

* Đối với bác bỏ:

Là cách tranh luận, phản bác một ý kiến được cho là sai

Cách bác bỏ: nêu ra ý kiến sai sau đó tranh luận đưa ra những ý kiến lập luận đúng . Cần nêu ra cụ thể sai ở đâu và sai ở điểm nào

Những ý sai nhỏ phải được đúc kết từ những ý lớn, khi thống nhất lại phải đưa ra được những đánh giá logic với nhau.

3.3. Kết bài văn nghị luận:

Khi kết bài phải có bài học nhận thức và hành động cần có trong văn nghị luận xã hội.

- tóm tắt vấn đề

- rút ra kết luận gì

- hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top