Leo bước trên từng vách đá gồ ghề, cao ngất cho chuyến hành trình dã ngoại cuối tuần của đám bạn chúng tôi. Bỗng chốc, xuất hiện trước mắt tôi chính là đóa hoa phù dung. Tôi vui sướng đến tột cùng khi nhìn thấy loài hoa từ trước đến nay mình luôn khát khao được chạm vào. Bạn biết tại sao không? Bởi sức sống của nó đã chạm đến trái tim tôi, bởi dẫu biết sớm nở tối tàn đầy nhanh chóng nhưng vẫn không ngừng nở rộ, kiêu hãnh, khoe sắc hương. Và có lẽ , cuộc đời sẽ đẹp hơn thế nếu chính con người cũng giống như đôi ba dòng thơ
“ Nếu như hoa biết chiều nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay”
Cái hay của thơ là mượn hình ảnh từ đời sống để mang tới bài học nhân sinh cho con người, còn cái hay của con người là tiếp nhận và thấu hiểu chính nó. Tôi chẳng nhớ rõ mình đã đọc nó ở đâu, lúc nào, chỉ biết giờ vẫn còn đậm nét trong tim. Đến vạn vật như loài hoa mong manh, nhỏ bé kia dù biết sớm muộn cũng sẽ héo tàn, rụng rơi nhưng vẫn vui vẻ, hạnh phúc mà nở rộ thì huống gì con người không thể sống hết mình, cháy hết sức để không nuối tiếc cơ chứ. Lấy hoa để biểu tượng cho con người, cho cuộc đời chúng ta. Phía trước sẽ chẳng biết đi được đến đâu, là sơn thủy nghìn trùng hay gai góc sắc nhọn, là hành trình dài hay nhanh chóng kết thúc thì chúng ta, chúng ta nhất định không được bỏ cuộc, buông xuôi. Hãy sống cho ra sống phần đời còn lại ấy, hãy để cho chút linh hồn còn vương lại trần gian sau khi quay về với cõi cát bụi. Âý là để giọt nước mắt của bạn được trần thế ban cho điều kì diệu có thể hóa thành giọt sương đậu trên tán lá xanh đầu mùa. Chúng ta sẽ không thể thắng nổi thời gian, quy luật cuộc đời nhưng có thể chiến thắng chính mình
Sống hết mình để cái chết trong bạn không còn đáng sợ, để có thể nở nụ cười mãn nguyện khi rời bỏ trần gian này. Theo quy luật của cuộc sống vạn vật sinh sôi, thời gian là vô hạn còn cuộc đời con người chỉ là hữu hạn. Chúng ta sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về cát bụi. Chẳng một ai có thể tồn tại mãi mãi trên cõi đời này. Cái chết sẽ đến lúc nào ? Không một ai biết trước. Liệu nó có khủng khiếp? Có chứ! Nhưng chỉ khủng khiếp với những ai đã từ chối cơ hội tận hưởng mọi dư ba trên cõi đời. Sống hết mình, bạn sẽ chẳng còn thấy vấn vương gì nữa, sẽ cảm thấy bản thân đã đi đủ nhiều, sống đủ lâu và giờ chính là lúc để chính mình nghỉ ngơi, chìm vào cơn giấc ngủ dài miên man. Sống đến tận phút giây cuối cùng, đến khi trút bỏ hơi thơ còn sót lại là cách bạn đền đáp thượng đế đã mang bạn tới chốn này. Cô gái ấy – Cô gái chẳng may mắc bệnh tiểu não hiểm nghèo, biết rằng rồi mình sẽ sớm phải rời bỏ cuộc sống này nhưng vẫn viết nhật kí, vẫn đam mê ca hát và tặng lại cho đời cuốn sách “ Một lí nước mắt” lấy đi thương cảm trong tôi – Kito Aya. Một khúc ca vang lên từ người nhạc sĩ tài ba – Trịnh Công Sơn, khúc ca của con người đã hết mình cho làng nghệ thuật việt, ra đi khi còn ở độ thăng hoa nhất nhưng chính ông, ông vẫn viết, vẫn làm nhạc như thể chưa có chuyện gì. Và đó – đó là bản lĩnh chúng ta cần cho sự đời thương hải tang điền này.
Sống hết mình để bạn có cơ hội tỏa sáng, thành công, để hình ảnh về con người bạn sẽ còn mãi đọng lại chứ không nhạt nhòa như dấu chân con người bước qua sa mạc. Hòa hợp nhưng không hòa tan, tồn tại nhưng không lu mờ. Ấy ắt là châm ngôn sống ngàn đời, và hiển nhiên cũng là khát vọng của chúng ta. Không một ai không muốn thành công, không muốn bước lên đỉnh vinh quang, không muốn cháy sáng như đóa hoa rực rỡ trên bầu trời mỗi dịp tết đến xuân về cả. Mà nếu có thì hẳn người đó đã sống một đời quá vô vị, buồn tẻ. Tố Hữu đã từng nói như thế nào với độc giả? “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt / Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” Thà rằng bùng lên trong khoảnh khắc còn hơn lịm dần trong bóng tối, thà rằng vì đời mà dẫn thân hy sinh rồi vĩnh biệt còn hơn ở đấy mãi trong nỗi sợ sệt, yếu kém. Cho tôi mạn phép hỏi, bạn ấn tượng với chi tiết nào trong vô vàn những cuốn sách mình đã cầm trên tay? Tôi trước nhé! Đó là hình ảnh chú chim trước khi bay vào bụi gai dài và sắc nhọn nhất đã cất lên tiếng hát của mình rồi lặng lẽ từ giã cõi đời. Và chính tiếng hát ấy cũng phải làm họa mi, sơn ca ghen tị còn thượng đế thì mỉm cười hạnh phúc. Vạn vật đã sống như thế, liệu con người có đủ bản lĩnh để làm được? Có chứ, tất nhiên là có nếu lý trí thực sự mạnh mẽ. Người nghệ sĩ mang tên Thanh Hải làm thi phẩm “ Mùa Xuân Nho nhỏ “ hai tháng trước khi ông qua đời. Ngay phút giây đã gần cận kề cái chết ấy, thơ ông vẫn mang một sức sống mãnh liệt, mãnh liệt đến mức tràn lên trên con chữ, in đậm trên trang giấy và thâm nhập vào hồn người. Hoa biết rụng, hoa vẫn nở. Người biết sẽ đi, người vẫn nán lại tỏa hương
Hãy thử tưởng tượng xem, con người sẽ ra sao khi từ chối sống cuộc đời tỏa sáng bù lại là mãi lựa chọn ở yên trong vùng an toàn của bản thân. Để tôi làm một phép thử cho bạn nhé ! Nếu con cá kia không nỗ lực, bùng cháy, tự bóc vảy cá làm sao hóa thành rồng bay. Nếu loài chim kia không tự xô xát, thay cánh, hết mình thì sao có cơ hội cho nó hóa thành phượng hoàng. Và nếu đóa hoa phù dung kia không mạnh mẽ nở tươi mà chấp nhận số phận ngắn ngủi sớm nở tối tài thì làm sao có thể kiêu hãnh mang nét đẹp vang danh truyền thuyết đến vậy. Chúng ta cũng không khác là bao. Con người sẽ bị đánh thất bại, bị đánh chìm giữa sống dập sóng dìu giữa biển khơi. Con người sẽ tự làm mất niềm vui, hạnh phúc, những vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa hay mãi chỉ là “ ếch ngồi đáy giếng” ngẩn ngơ. Mơ mộng về bầu trời xanh. Con người sẽ dễ lầm đường lạc lối, bi lụy, buồn bã trước hiện thực cuộc đời quá phũ phàng. Tệ hơn, họ hoàn toàn không chấp nhận cái chết. Âu cũng phải nói thêm rằng, tỏa sáng, lạc quan, hết mình không đồng nghĩa với việc bất chấp, hành động theo cảm tính, làm việc đầy sáo rỗng. Đừng để cảm xúc lúc nào cũng ngự trị trên ngai vương tâm lí của chính bạn. Và không phải cứ bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực tỏa sáng, nổi bật giữa đám đông. Người được tôn trọng, nể phục nhất là người tỏa sáng trong thầm lắng, không ồn ào, tiếng tăm. Cuộc đời nó trớ trêu vô cùng nhưng cũng đáng mong chờ thật nhiều
Khi đi hết nửa đời người, ta thường nhận ra, thường chiêm nghiệm, thấu hiệu thật nhiều điều. Và giá như, giá như tuổi trẻ của tôi, của bạn, của chúng ta sẽ sớm biết được cuộc đời vô thường lắm, có tỏa sáng mạnh mẽ, bản lĩnh mới yêu lắm những phút giây này
“ Nếu như hoa biết chiều nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay”
Cái hay của thơ là mượn hình ảnh từ đời sống để mang tới bài học nhân sinh cho con người, còn cái hay của con người là tiếp nhận và thấu hiểu chính nó. Tôi chẳng nhớ rõ mình đã đọc nó ở đâu, lúc nào, chỉ biết giờ vẫn còn đậm nét trong tim. Đến vạn vật như loài hoa mong manh, nhỏ bé kia dù biết sớm muộn cũng sẽ héo tàn, rụng rơi nhưng vẫn vui vẻ, hạnh phúc mà nở rộ thì huống gì con người không thể sống hết mình, cháy hết sức để không nuối tiếc cơ chứ. Lấy hoa để biểu tượng cho con người, cho cuộc đời chúng ta. Phía trước sẽ chẳng biết đi được đến đâu, là sơn thủy nghìn trùng hay gai góc sắc nhọn, là hành trình dài hay nhanh chóng kết thúc thì chúng ta, chúng ta nhất định không được bỏ cuộc, buông xuôi. Hãy sống cho ra sống phần đời còn lại ấy, hãy để cho chút linh hồn còn vương lại trần gian sau khi quay về với cõi cát bụi. Âý là để giọt nước mắt của bạn được trần thế ban cho điều kì diệu có thể hóa thành giọt sương đậu trên tán lá xanh đầu mùa. Chúng ta sẽ không thể thắng nổi thời gian, quy luật cuộc đời nhưng có thể chiến thắng chính mình
Sống hết mình để cái chết trong bạn không còn đáng sợ, để có thể nở nụ cười mãn nguyện khi rời bỏ trần gian này. Theo quy luật của cuộc sống vạn vật sinh sôi, thời gian là vô hạn còn cuộc đời con người chỉ là hữu hạn. Chúng ta sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về cát bụi. Chẳng một ai có thể tồn tại mãi mãi trên cõi đời này. Cái chết sẽ đến lúc nào ? Không một ai biết trước. Liệu nó có khủng khiếp? Có chứ! Nhưng chỉ khủng khiếp với những ai đã từ chối cơ hội tận hưởng mọi dư ba trên cõi đời. Sống hết mình, bạn sẽ chẳng còn thấy vấn vương gì nữa, sẽ cảm thấy bản thân đã đi đủ nhiều, sống đủ lâu và giờ chính là lúc để chính mình nghỉ ngơi, chìm vào cơn giấc ngủ dài miên man. Sống đến tận phút giây cuối cùng, đến khi trút bỏ hơi thơ còn sót lại là cách bạn đền đáp thượng đế đã mang bạn tới chốn này. Cô gái ấy – Cô gái chẳng may mắc bệnh tiểu não hiểm nghèo, biết rằng rồi mình sẽ sớm phải rời bỏ cuộc sống này nhưng vẫn viết nhật kí, vẫn đam mê ca hát và tặng lại cho đời cuốn sách “ Một lí nước mắt” lấy đi thương cảm trong tôi – Kito Aya. Một khúc ca vang lên từ người nhạc sĩ tài ba – Trịnh Công Sơn, khúc ca của con người đã hết mình cho làng nghệ thuật việt, ra đi khi còn ở độ thăng hoa nhất nhưng chính ông, ông vẫn viết, vẫn làm nhạc như thể chưa có chuyện gì. Và đó – đó là bản lĩnh chúng ta cần cho sự đời thương hải tang điền này.
Sống hết mình để bạn có cơ hội tỏa sáng, thành công, để hình ảnh về con người bạn sẽ còn mãi đọng lại chứ không nhạt nhòa như dấu chân con người bước qua sa mạc. Hòa hợp nhưng không hòa tan, tồn tại nhưng không lu mờ. Ấy ắt là châm ngôn sống ngàn đời, và hiển nhiên cũng là khát vọng của chúng ta. Không một ai không muốn thành công, không muốn bước lên đỉnh vinh quang, không muốn cháy sáng như đóa hoa rực rỡ trên bầu trời mỗi dịp tết đến xuân về cả. Mà nếu có thì hẳn người đó đã sống một đời quá vô vị, buồn tẻ. Tố Hữu đã từng nói như thế nào với độc giả? “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt / Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” Thà rằng bùng lên trong khoảnh khắc còn hơn lịm dần trong bóng tối, thà rằng vì đời mà dẫn thân hy sinh rồi vĩnh biệt còn hơn ở đấy mãi trong nỗi sợ sệt, yếu kém. Cho tôi mạn phép hỏi, bạn ấn tượng với chi tiết nào trong vô vàn những cuốn sách mình đã cầm trên tay? Tôi trước nhé! Đó là hình ảnh chú chim trước khi bay vào bụi gai dài và sắc nhọn nhất đã cất lên tiếng hát của mình rồi lặng lẽ từ giã cõi đời. Và chính tiếng hát ấy cũng phải làm họa mi, sơn ca ghen tị còn thượng đế thì mỉm cười hạnh phúc. Vạn vật đã sống như thế, liệu con người có đủ bản lĩnh để làm được? Có chứ, tất nhiên là có nếu lý trí thực sự mạnh mẽ. Người nghệ sĩ mang tên Thanh Hải làm thi phẩm “ Mùa Xuân Nho nhỏ “ hai tháng trước khi ông qua đời. Ngay phút giây đã gần cận kề cái chết ấy, thơ ông vẫn mang một sức sống mãnh liệt, mãnh liệt đến mức tràn lên trên con chữ, in đậm trên trang giấy và thâm nhập vào hồn người. Hoa biết rụng, hoa vẫn nở. Người biết sẽ đi, người vẫn nán lại tỏa hương
Hãy thử tưởng tượng xem, con người sẽ ra sao khi từ chối sống cuộc đời tỏa sáng bù lại là mãi lựa chọn ở yên trong vùng an toàn của bản thân. Để tôi làm một phép thử cho bạn nhé ! Nếu con cá kia không nỗ lực, bùng cháy, tự bóc vảy cá làm sao hóa thành rồng bay. Nếu loài chim kia không tự xô xát, thay cánh, hết mình thì sao có cơ hội cho nó hóa thành phượng hoàng. Và nếu đóa hoa phù dung kia không mạnh mẽ nở tươi mà chấp nhận số phận ngắn ngủi sớm nở tối tài thì làm sao có thể kiêu hãnh mang nét đẹp vang danh truyền thuyết đến vậy. Chúng ta cũng không khác là bao. Con người sẽ bị đánh thất bại, bị đánh chìm giữa sống dập sóng dìu giữa biển khơi. Con người sẽ tự làm mất niềm vui, hạnh phúc, những vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa hay mãi chỉ là “ ếch ngồi đáy giếng” ngẩn ngơ. Mơ mộng về bầu trời xanh. Con người sẽ dễ lầm đường lạc lối, bi lụy, buồn bã trước hiện thực cuộc đời quá phũ phàng. Tệ hơn, họ hoàn toàn không chấp nhận cái chết. Âu cũng phải nói thêm rằng, tỏa sáng, lạc quan, hết mình không đồng nghĩa với việc bất chấp, hành động theo cảm tính, làm việc đầy sáo rỗng. Đừng để cảm xúc lúc nào cũng ngự trị trên ngai vương tâm lí của chính bạn. Và không phải cứ bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực tỏa sáng, nổi bật giữa đám đông. Người được tôn trọng, nể phục nhất là người tỏa sáng trong thầm lắng, không ồn ào, tiếng tăm. Cuộc đời nó trớ trêu vô cùng nhưng cũng đáng mong chờ thật nhiều
Khi đi hết nửa đời người, ta thường nhận ra, thường chiêm nghiệm, thấu hiệu thật nhiều điều. Và giá như, giá như tuổi trẻ của tôi, của bạn, của chúng ta sẽ sớm biết được cuộc đời vô thường lắm, có tỏa sáng mạnh mẽ, bản lĩnh mới yêu lắm những phút giây này