“Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp kể câu chuyện đẹp về tình thầy trò. Chính thầy Đuy- sen đã thắp sáng cuộc đời An-tư- nai và các bạn học trò giúp tất cả các nhân vật có niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng lên án chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Phong cách sáng tác: Ông chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết cô động, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-tơ-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).
2. Tác phẩm
2.1. Thể loại
Thể loại truyện ngắn.
2.2. Xuất xứ
Trích “Người thầy đầu tiên” in trong cuốn “Gia-mi-li-a – Truyện Núi đồi và thảo nguyên” (1962).
2.3. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
2.4. Bố cục
- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Hoàn cảnh người họa sĩ nhận được bức thư của viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”): Cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen.
- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
- Phần 4 (còn lại): Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng cho bức tranh về thầy Đuy-sen.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật An-tư-nai
a. Hoàn cảnh xuất thân
- Sống ở làng quê nghèo, lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan.
- Là cô bé mồ côi, bị chú thím đối xử tàn nhẫn.
--> An-tư-nai phải sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc và yêu thương.
b. Cuộc sống của An-tư-nai sau khi gặp thầy Đuy-sen
- Cô bé được đến trường học nhờ có thầy giáo giúp đỡ.
- An-tư-nai đã trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
à An-tư-nai đặc biệt yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
Tiểu kết: An-tư-nai là một cô bé rất hiếu học, nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen.
2. Nhân vật thầy Đuy-sen
* Hiện lên trong lời kể, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật An-tư-nai.
- Thầy Đuy- sen về làng xây trường.
- Trò chuyện thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai:
+ Mời học sinh vào thăm trường
+ Kêu học sinh gọi thầy bằng thầy
- Thầy thương học trò của mình:
+ Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học.
+ Bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá.
+ Kiên trì dạy chữ cho các em bất chất hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt.
- Thầy hiền từ không để ý đến lời lăng mạ của người khác.
--> Người thầy hiền từ được An-tư-nai và các học sinh yêu quý đó chính là lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và mong ước thầy là người ruột thịt của mình.
Tiểu kết: Thầy Đuy-sen có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhận hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Cuộc sống của cô bé An-tư-nai được thắp sáng nhờ thầy dạy chữ.
- Nhân cách cao quý, đáng trân trọng của người thầy:
+ Hình ảnh người thầy yêu thương học sinh hết mực.
+ Ước mong gửi An-tư-nai và các học sinh của mình đến thành phố.
- Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng của người họa sĩ để nói về trách nhiệm của người làm nghề.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện kể về tình yêu thương và lòng biết ơn của An-tư-nai dành cho người thầy đầu tiên của mình là thầy Đuy-sen. Đồng thời nói về tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho các học trò.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khác.
- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích.
Biên soạn bởi Trần Ngọc
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Phong cách sáng tác: Ông chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết cô động, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-tơ-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).
2. Tác phẩm
2.1. Thể loại
Thể loại truyện ngắn.
2.2. Xuất xứ
Trích “Người thầy đầu tiên” in trong cuốn “Gia-mi-li-a – Truyện Núi đồi và thảo nguyên” (1962).
2.3. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
2.4. Bố cục
- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Hoàn cảnh người họa sĩ nhận được bức thư của viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”): Cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen.
- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
- Phần 4 (còn lại): Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng cho bức tranh về thầy Đuy-sen.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật An-tư-nai
a. Hoàn cảnh xuất thân
- Sống ở làng quê nghèo, lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan.
- Là cô bé mồ côi, bị chú thím đối xử tàn nhẫn.
--> An-tư-nai phải sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc và yêu thương.
b. Cuộc sống của An-tư-nai sau khi gặp thầy Đuy-sen
- Cô bé được đến trường học nhờ có thầy giáo giúp đỡ.
- An-tư-nai đã trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
à An-tư-nai đặc biệt yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
Tiểu kết: An-tư-nai là một cô bé rất hiếu học, nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen.
2. Nhân vật thầy Đuy-sen
* Hiện lên trong lời kể, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật An-tư-nai.
- Thầy Đuy- sen về làng xây trường.
- Trò chuyện thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai:
+ Mời học sinh vào thăm trường
+ Kêu học sinh gọi thầy bằng thầy
- Thầy thương học trò của mình:
+ Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học.
+ Bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá.
+ Kiên trì dạy chữ cho các em bất chất hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt.
- Thầy hiền từ không để ý đến lời lăng mạ của người khác.
--> Người thầy hiền từ được An-tư-nai và các học sinh yêu quý đó chính là lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và mong ước thầy là người ruột thịt của mình.
Tiểu kết: Thầy Đuy-sen có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhận hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Cuộc sống của cô bé An-tư-nai được thắp sáng nhờ thầy dạy chữ.
- Nhân cách cao quý, đáng trân trọng của người thầy:
+ Hình ảnh người thầy yêu thương học sinh hết mực.
+ Ước mong gửi An-tư-nai và các học sinh của mình đến thành phố.
- Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng của người họa sĩ để nói về trách nhiệm của người làm nghề.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện kể về tình yêu thương và lòng biết ơn của An-tư-nai dành cho người thầy đầu tiên của mình là thầy Đuy-sen. Đồng thời nói về tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho các học trò.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khác.
- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích.
Biên soạn bởi Trần Ngọc
Sửa lần cuối: