Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường là chúng ta nói đến một nhà văn vô cùng tài hoa, đặc biệt là về thể loại bút kí. Mỗi một tác phẩm của ông đều có một phong cách viết rất độc đáo, đó là sự kết hợp ăn ý giữa chất trí tuệ và chất trữ tình về rất nhiều kiến thức.
Cùng www.vanhoctre.com đi tìm hiểu về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhé!


5183

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. Tiểu sử nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc lại ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Thời niên thiếu ông sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, ông di chuyển vào TP HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.
- Sau đó ông quay trở lại Huế và tiếp tục sự nghiệp học hành của mình tại trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân triết tại ngôi trường này.
- Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1966,ông dạy tại trường Quốc Học Huế và tham gia rất tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mĩ – Ngụy đòi độc lập, thống nhất Tổ quốc.
- Năm 1966 – 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện thoát ly gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng các hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ.
- Ông viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ nhưng đến năm 1978 ông mới kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng từng nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng như: Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, Sông Hương.
- Phu nhân của ông là Lâm Thị Mỹ Dạ - bà cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Nối tiếp sự nghiệp văn chương của ông bà là hai cô con gái là Hoàng Dạ Thư và Hoàng Dạ Thi, họ cũng đã từng làm thơ, viết văn và công tác tại Nhà xuất bản.
- Từ năm 2012 đến nay, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn vô cùng tài hoa, đặc biệt là về thể loại bút kí. Mỗi một tác phẩm của ông đều có một phong cách viết rất độc đáo, đó là sự kết hợp ăn ý giữa chất trí tuệ và chất trữ tình về rất nhiều kiến thức, chủ đề khác nhau như: văn học, triết học, lịch sử, địa lí... bất kì chủ đề gì cũng không làm khó được ông.
- Những sáng tác của ông hấp dẫn người đọc ở lối hành văn hướng nội, súc tích và tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác cùng chất Huế quyến rũ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là:
  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)
  • Rất nhiều ánh lửa (1979)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986)
  • Bản di chúc của cỏ lau (1984)
  • Ngọn núi ảo ảnh (1999)
  • Trong mắt tôi (2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (2001)
- Ngoài thể loại bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ. Thơ của ông cũng được rất nhiều yêu thích nhờ có nhiều nét đặc sắc trong sáng tác. Các tập thơ của ông đều mang vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,... có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tâm hồn người đọc.
- Ba bài thơ ấn tượng nhất của ông là: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1992) và Dạ khúc.
- Ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thuộc thể loại nhàn đàm, đó là:
  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được nhà nước trao tặng một số giải thưởng danh giá như:
  • Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2007
  • Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam: "Rất nhiều ánh lửa" (1980 - 1981)
  • Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam các năm 1999 và 2008.
  • Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003)...
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015)
Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến như là một nhà văn của những dòng sông và sự nghiệp văn chương của ông cũng giống như là một dòng sông vậy, luôn chăm chỉ , miệt mài sáng tác không nghỉ ngơi để đóng góp cho đời những áng văn thơ hay.
 
Từ khóa
giải thưởng hoàng phủ ngọc tường sự nghiệp văn học tác phẩm tiêu biểu tiểu sử
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top