Nhà văn Lỗ Tấn

Nhà văn Lỗ Tấn

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
Tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, bút danh là Lỗ Tấn. Ông sinh năm 1881 và mất năm 1936. Quê ở Chiết Giang, sinh trưởng trong một gia đình quan lại đã thất thế.

Thuở nhỏ học rất giỏi, được tuyển chọn sang Nhật học Đại học. Học Hàng hải rồi học Địa chất, sau chuyển sang Y học. Cuối cùng ông bỏ Đại học và chuyển sang viết văn với ý định sâu xa lấy văn nghệ làm vũ khí để nâng cao tinh thần dân tộc.


Về nước, ông vừa viết văn vừa giảng dạy Đại học. Lúc đầu dạy Đại học Bắc Kinh; 1926, làm giáo sư văn học Hạ Môn; 1927 dạy Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu, cuối năm đó, ông đến Thượng Hải hoạt động văn nghệ. Lỗ Tấn đã sống gần gũi với cần lao, đã "Bú được sữa sói rừng" mà lớn lên, dần dần trở thành "đứa con bất hiếu" của giai cấp thân sĩ. Ông là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Năm 1936, ông qua đời tại Thượng Hải, quan tài ổng được phủ một lá cờ thêu ba chữ "Dân tộc hồn" có hàng nghìn người đi đưa tang ông.


Tác phẩm gồm có: "Nhật kí người điên", "Gào thét", "Bàng hoàng", "Chuyện cũ viết lại" và hàng loạt bài Tạp văn lên án chủ nghĩa đế quốc, chế độ phong kiến và chính quyền phản động. Tên tuổi Lỗ Tấn gắn liền với kiệt tác "A.Q chính truyện" và hai câu thơ, như một châm ngôn sống và chiến đấu của ông:

"Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ,
Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng "
Nguồn ST
 
Từ khóa
cach mang cau tho châm ngôn chiến đấu giáo sư
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top