Quang Dũng từng tự nói về bài thơ ‘Tây tiến” của mình như sau: “Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả.” Đó là một lời thú nhận hết sức khiêm tốn của chính tác giả về đứa con tinh thần của mình. Cho dù 'Sông Mã gầm lên khúc độc hành' và trong hành trình sáng tạo của mình có lúc nhà thơ gặp những trắc trở phải 'độc hành' nhưng sau này ông đã được đánh giá xứng đáng và “Tây Tiến” sẽ là một thi khúc bất hủ của văn học Việt Nam.
(Nhận định hay nhất về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”)
1/ Nhận xét về tài năng Quang Dũng, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: "Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại."
2/ Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim: Quang Dũng là một trong những người đàn anh có ảnh hưởng lớn đến sáng tác đối với lớp nhà thơ tiếp nối. Mặc dù Quang Dũng đã đi xa nhưng những vần thơ còn mãi.
3/ Cái độc đáo của Quang Dũng đã giúp ông "không lẫn vào đâu được. Ngay cả bài thơ "Tây Tiến" có những bập bềnh, nhưng rồi chính từ những chỗ ngỡ khác lạ với một thời cụ thể lại sống mãi với mọi thời. Quang Dũng đã giác ngộ cho tôi rằng hành trình sáng tạo có thể là độc hành trong một gia đoạn nào đó, nó có thể chưa được tiếp nhận ngay nhưng chính sự độc đáo lại là cái còn mãi. (nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định).
4/ Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”.
5/ Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng từng nhận xét: "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
6/ Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn. (Nhà thơ Vân Long)
7/ Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đỉnh Việt" và là một áng mây bay qua sông núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy. (Nhà thơ Vân Long)
Nhà thơ Vân Long còn nhấn mạnh: bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là bài thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ Quang Dũng, nó còn là niềm vinh dự, thành "phiên hiệu" nổi tiếng của một trung đoàn bộ đội. Bài thơ đã khắc vào bia đá, bia tưởng niệm các liệt sỹ và ghi chiến tích trung đoàn 52 Tây Tiến dựng ở Mai Châu.
8/ “Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ (Nhà thơ Phan Quế)
9/ “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)
10/ “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. (Nhà phê bình Nguyễn Xuân Nguyên)
11/ “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (Nhà thơ Vũ Quần Phương)
12/ “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
13/ “Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
14/ ".. Tây Tiến.. nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ.. Tất cả đều gợi ấn tượng của sự lạ hóa, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên.."
(Đinh Minh Hằng, in trong "Vẻ đẹp văn học cách mạng")
15/ “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bị lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này”
(Vũ Thu Hương in trong "Vẻ đẹp văn học cách mạng")
16/ “Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)
17/ “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)
18/ “Chỉ có thể là Tây Tiến – bài thơ viết về lính hay nhất mọi thời đại” (GS. Phong Lê)
19/ Bài thơ thành công nhờ kết hợp hài hòa bút pháp lãng mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc “Tây Tiến” không thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lãng mạn thì “Tây Tiến” cũng khó mà được đón nhận rộng rãi như thế. […] Ngoài hình ảnh những chiến sỹ Tây Tiến làm quân thù khiếp sợ, hình ảnh Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, đầy chất thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh, những cảm giác mới lạ. Đôi chỗ có thể cảm, hiểu mà khó cắt nghĩa rạch ròi như nỗi nhớ “nhớ chơi vơi” hoặc “đêm hơi” hay “Sông Mã gầm lên khúc độc hành…” (Nhà văn Vũ Nho)
(Chân dung Quang Dũng - Nhận định hay nhất về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”)
Chất hiện thực và lãng mạn đã làm cho bài thơ có gian khổ, mất mát, hy sinh nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, khỏe khoắn. Giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào hùng, phản ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc.
Những lời phê bình văn học của những tên tuổi có tiếng trong sáng tác, phê bình Việt Nam về tác phẩm Tây Tiến sẽ giúp bài làm nghị luận văn học trở lên sâu sắc hơn, nội hàm hơn.
(Nhận định hay nhất về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”)
Hãy cùng Văn học trẻ xem Nhận định hay nhất về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây tiến
1/ Nhận xét về tài năng Quang Dũng, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: "Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại."
2/ Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim: Quang Dũng là một trong những người đàn anh có ảnh hưởng lớn đến sáng tác đối với lớp nhà thơ tiếp nối. Mặc dù Quang Dũng đã đi xa nhưng những vần thơ còn mãi.
3/ Cái độc đáo của Quang Dũng đã giúp ông "không lẫn vào đâu được. Ngay cả bài thơ "Tây Tiến" có những bập bềnh, nhưng rồi chính từ những chỗ ngỡ khác lạ với một thời cụ thể lại sống mãi với mọi thời. Quang Dũng đã giác ngộ cho tôi rằng hành trình sáng tạo có thể là độc hành trong một gia đoạn nào đó, nó có thể chưa được tiếp nhận ngay nhưng chính sự độc đáo lại là cái còn mãi. (nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định).
4/ Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”.
5/ Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng từng nhận xét: "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó."
6/ Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn. (Nhà thơ Vân Long)
7/ Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đỉnh Việt" và là một áng mây bay qua sông núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy. (Nhà thơ Vân Long)
Nhà thơ Vân Long còn nhấn mạnh: bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là bài thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ Quang Dũng, nó còn là niềm vinh dự, thành "phiên hiệu" nổi tiếng của một trung đoàn bộ đội. Bài thơ đã khắc vào bia đá, bia tưởng niệm các liệt sỹ và ghi chiến tích trung đoàn 52 Tây Tiến dựng ở Mai Châu.
8/ “Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ (Nhà thơ Phan Quế)
9/ “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)
10/ “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. (Nhà phê bình Nguyễn Xuân Nguyên)
11/ “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (Nhà thơ Vũ Quần Phương)
12/ “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
13/ “Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
14/ ".. Tây Tiến.. nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ.. Tất cả đều gợi ấn tượng của sự lạ hóa, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên.."
(Đinh Minh Hằng, in trong "Vẻ đẹp văn học cách mạng")
15/ “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bị lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này”
(Vũ Thu Hương in trong "Vẻ đẹp văn học cách mạng")
16/ “Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)
17/ “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)
18/ “Chỉ có thể là Tây Tiến – bài thơ viết về lính hay nhất mọi thời đại” (GS. Phong Lê)
19/ Bài thơ thành công nhờ kết hợp hài hòa bút pháp lãng mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc “Tây Tiến” không thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lãng mạn thì “Tây Tiến” cũng khó mà được đón nhận rộng rãi như thế. […] Ngoài hình ảnh những chiến sỹ Tây Tiến làm quân thù khiếp sợ, hình ảnh Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, đầy chất thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh, những cảm giác mới lạ. Đôi chỗ có thể cảm, hiểu mà khó cắt nghĩa rạch ròi như nỗi nhớ “nhớ chơi vơi” hoặc “đêm hơi” hay “Sông Mã gầm lên khúc độc hành…” (Nhà văn Vũ Nho)
(Chân dung Quang Dũng - Nhận định hay nhất về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”)
Những lời phê bình văn học của những tên tuổi có tiếng trong sáng tác, phê bình Việt Nam về tác phẩm Tây Tiến sẽ giúp bài làm nghị luận văn học trở lên sâu sắc hơn, nội hàm hơn.
- PC sưu tầm-