Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

Tô Hoài từ lâu đã là mảnh ghép tuổi thơ bao thế hệ Việt Nam. Với 95 năm tuổi trời, hơn 60 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác. Hằn in trong khoảng trời tuổi thơ của những đứa trẻ Việt Nam là câu chuyện phiêu lưu của chàng dế mèn loắt choắt và khi lớn lên đôi chút ta lại bắt gặp "Vợ chồng A Phủ" với bao tâm tư mà con người sinh ra để viết ấy gửi về với miền Tây Bắc thân thương.

4077


Mời các bạn cùng Văn học trẻ tìm hiểu những nhận định đặc sắc về Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" nhé!

Xem thêm:
Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm

4076


1. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời văn học của nhà văn Tô Hoài, Giáo sư Phong Lê khẳng định: “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn họ thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh”.

2. “ [...] Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20”. Ông đã ra đi, nhưng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, “chú dề mèn” sẽ trẻ mãi với thời gian” – Trích bài viết “ Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”, Báo Mới.

3. “Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con người đời dài rộng khi đã trưởng thành” – Phan Anh Dũng

4. “Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết . Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt” – Nhà văn Tô Hoài

5. "Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi". (Tô Hoài)

6. Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. (Tô Hoài)

7. "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ". (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)

8. “ Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,... làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước , càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng” – Nhà thơ Hữu Thỉnh

Hãy nhớ đón xem phần tiếp theo về nhà văn Tô Hoài cùng Văn học trẻ nhé!
 
Từ khóa Từ khóa
gen hữu thỉnh ngo tat to nguyen cong hoan sinh học tây bắc tô hoài vợ chồng a phủ đột biến
128K
13
7
Trả lời
VỢ CHỒNG A PHỦ
Nguyên tác: Tô Hoài
Chuyển thể: Đỗ Anh Vũ

VỢ CHỒNG A PHỦ Nguyên tác Tô Hoài Chuyển thể Đỗ Anh Vũ Ai có việc về nhà thống lý Thấy một cô ...png


Ai có việc về nhà thống lý
Thấy một cô bền bỉ hàng ngày
Sợi gai cứ miệt mài quay
Lúc nào cũng cúi mặt đầy tâm tư
Vợ A Sử là cô gái ấy
Về làm dâu đã mấy năm rồi
Nguồn cơn từ chuyện xa xôi
Món nhà Mị nợ, vay hồi ngày xưa
Mẹ Mị chết vẫn chưa trả được
Nên Mị đành phải bước làm dâu
Cho dù Mị chẳng muốn đâu
Nhưng mà A Sử chặn đầu cướp đi
Hàng mấy tháng sầu bi khóc lóc
Có một đêm chạy dốc về nhà
Nàng quỳ xuống đất lạy cha
Bố nhìn con gái đoán ra sự tình:
“Dù mày định đi tìm cái chết
Nợ vẫn còn tao biết tính sao”
Mị bưng mặt khóc nghẹn ngào
Tay cầm lá ngón ném vào gió bay
Vậy là Mị đành quay trở lại
Rồi quen dần khổ ải đầy thân
Nghĩ mình trâu ngựa muôn phần
Ngày này tháng khác cứ lần theo nhau
Làm có lúc, thân trâu thân ngựa
Đêm được nằm ở cửa gãi chân
Được nhai cỏ chỗ bóng râm
Có đâu như Mị vùi thân đêm ngày
Cửa sổ tựa bàn tay bé tí
Đó là nơi buồng Mị thường nằm
Nhìn ra chẳng rõ sương, trăng
Dù mưa hay nắng cũng bằng nhau thôi
Như con rùa nhỏ được nuôi
Từ trong xó cửa hết đời biết đâu
Tết năm đó ở đầu ngọn núi
Các nương ngô lúa mới gặt xong
Cỏ gianh vàng ửng như hong
Gió mang giá rét mùa đông tràn về
Nhưng trong các làng kia, Mèo Đỏ
Bao váy hoa giờ đã đem phơi
Đám trẻ con trước sân chơi
Sáo ai đầu núi bồi hồi thiết tha
Mị nghe sáo vọng lại nhà
Nhẩm theo bài hát gần xa nồng nàn
Giờ Mị cũng rót tràn bát rượu
Uống từng hơi như thiếu lâu ngày
Mị ngồi như lịm như say
Bao nhiêu kỷ niệm cùng bay về gần
Mị thổi sáo muôn phần xuất sắc
Chiếc lá nào vừa đặt trên môi
Thổi hay như sáo, trời ơi
Bao nhiêu người muốn trọn đời theo cô
Người chơi vãn, Mị trơ trước cửa
Bỗng thấy lòng mình tựa mùa xuân
Mị còn trẻ đẹp muôn phần
Bây giờ Mị muốn một lần đi chơi
Đầu tiên Mị phải ngồi quấn tóc
Với váy hoa còn vắt phía trong
Bỗng đâu A Sử vào phòng
Lấy luôn một sợi dây thừng trói cô
Trong bóng tối, cơ hồ nín lặng
Mị vẫn nghe sáo vẳng ngoài đường
Nồng nàn hơi rượu còn thương
Bàn chân vùng bước mà không được nào
Chỉ còn tiếng ngựa lao xao
Một mình thổn thức biết bao nỗi niềm
Mị trói đứng cả đêm như vậy
Lúc tỉnh mê lúc thấy nhớ nhung
Tới khi trời đã sáng bừng
Mị bàng hoàng tỉnh, đau từng vết thương
A Sử bước vào buồng chuệnh choạng
Áo rách vai đã toạc ra rồi
Cái khăn loang lổ máu tươi
Chị dâu cởi trói, dây rời Mị ra
Nói với Mị thật là khe khẽ:
“Hái thuốc đi thật lẹ cho chồng”
Mị đau không nhấc được chân
Nghe người kể lại mới dần rõ thêm
Chuyện diễn biến từ đêm hôm trước
A Sử đi tìm cuộc vui chơi
Hung hăng ném đá mọi người
Gặp ngay A Phủ đến thời đánh luôn
Mị bỗng thấy người đông quá thể
Có ai quỳ ở phía trong nhà
Đoán là A Phủ chàng ta
Người nhà thống lý bắt và xử luôn
Chúng đánh đập và tuôn chửi bới
Mắt cùng môi giập với máu trào
“Một trăm bạc nộp cho tao
Không tiền thì phải bước vào hầu ông”
Thế là A Phủ không thể thoát
Làm kẻ hầu đến bạc người ra
Đốt rừng, cày cuốc gần xa
Săn bò, bẫy hổ cũng là chăn trâu
Một ngày nọ, bỗng đâu đàn hổ
Ra phá nương bắt ngựa bắt bò
Một con bò lạc khá to
A Phủ sơ ý để cho hổ vồ
Chàng liền bị bắt vô trói cột
Hổ khi nào bắn được mới tha
Hàng đêm cô Mị bước ra
Hơ tay thổi lửa để mà ấm hơn
Thấy A Phủ mở tròn con mắt
Đã mấy đêm Mị vẫn lặng thinh
Nhưng đêm nay một cảnh tình
Đôi dòng nước mắt của anh nhạt nhòa
Mị nhớ lại chuyện qua năm trước
Đã bao lần Mị khóc lặng thầm
Bao nhiêu lệ rỏ châu thân
Không lau đi được, chết dần từng đêm
A Phủ sắp đến thềm cửa tử
Cứ thế này là rũ xương thôi
Việc gì phải chết, trời ơi
Nếu mà trốn được, trốn thời cho nhanh
Nếu A Phủ mà thành công trốn
Mị sẽ thành khốn đốn mất thôi
Bị vu cho tiếng cứu người
Trói thay vào cột chết thời rục xương
Nhà vẫn tối như bưng lúc ấy
Mị rút dao cắt lấy nút dây
“A Phủ ơi, hãy chạy ngay”
Đứng trong bóng tối phút giây lặng thầm
Rồi Mị bỗng chạy băng như gió
“A Phủ ơi gượm đã, chờ tôi
Ở đây thì chết mất thôi
Cho tôi đi với, hai người cùng đi”
Hai người cao tẩu viễn phi
Cùng lao xuống dốc núi kia lẹ làng
Phủ và Mị trốn sang vùng khác
Cũng là khi quân Pháp tràn về
Cùng nhau bảo vệ làng quê
Kết thành chồng vợ tràn trề yêu thương.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
10 nhận định hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

1. “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”

2. Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. (Nhà thơ Hữu Thỉnh)

3. Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)

4. Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”

5. Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” ( Phan Anh Dũng)

6. Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách Mạng. (Hà Minh Đức)

7. Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam (Hà Minh Đức)

8. Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành. (Phan Anh Dũng)

9. Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. ( Trích bài viết “Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”, Báo mới)

10. Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. (Tô Hoài)
 
Trích dẫn những câu lí luận văn học về Vợ chồng A Phủ:

1. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.

2. “Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình. Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.
Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt. Tô Hoài nói với Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In trong “Những vấn đề ngữ văn“).

3. “Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam” (Hà Minh Đức).

4. “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”

5. Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”

6. “Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” (Phan Anh Dũng)

7. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.

8. Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình.

9. Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.

10. “Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ.” (Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)
 
Mời đăng kia dự thi

 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.