Xin chào tất cả mọi người, mình là sun - một người xa lạ đang đi tìm màu, admin của insta @sun.fl_d, từng đạt giải nhất cấp tỉnh môn văn năm lớp 9 và là á khoa đầu vào môn văn chuyên. Qua quá trình rèn luyện để đạt được nhiều thành tích hơn thế nữa, mình đã học tập từ rất nhiều tư liệu và bây giờ khi đi qua 12 năm học sinh, mình muốn chia sẻ vốn văn, kinh nghiệm đó đến các bạn. Dưới đây là một số nhận định văn học của nhà văn Joseph Brodsky. Thay vì sử dụng một số câu quá quen thuộc thì việc chấm phá vào bài một, hai câu nhận định như vậy sẽ khiến bài văn lạ hơn.
(ảnh được thiết kế bởi @sun.fl_d)
“Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển và năm 1991 nhận được giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông "là người tổng kết thơ ca thế kỷ 20"”.
(Wikipedia)
1. ‘Tôi rất đau xót khi phải rời bỏ nước Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về. Các nhà thơ luôn luôn trở về - bằng thân xác hoặc trên trang giấy...’
2. ‘Tiểu thuyết hay thơ ca - đấy không phải là độc thoại, mà là cuộc trò chuyện giữa nhà văn và độc giả.’
3. ‘Thức ăn không thể thiếu được của văn chương chính là sự phong phú đa dạng và những mặt xấu của cuộc đời.’
4. ‘Ngôn ngữ, vốn dĩ “già cỗi” hơn nhà văn, mang trong mình một lực ly tâm khổng lồ, được bồi đắp thêm bởi những tiềm năng của tất cả những gì nằm trong vòng cương tỏa của Thời gian.’
5. ‘Con người cầu cứu tới hình thức thể hiện là thơ ca theo những suy tính mang đậm màu sắc vô thức: một hàng chữ đen chạy dọc trang giấy trắng, rõ ràng, nó nhắc nhở con người về vị trí của anh ta trên thế giới, về tỷ lệ không gian đối với cơ thể của anh.’
6. ‘Sẽ không còn tôi, sẽ không còn các bạn những độc giả đọc những dòng chữ này, song, ngôn ngữ mà chúng được viết ra sẽ còn tồn tại mãi mãi, không chỉ bởi vì ngôn ngữ vĩnh cửu hơn con người mà còn bởi vì nó thích nghi tốt hơn với sự đột biến.’
7. ‘Nhà thơ sáng tác bởi vì quá trình làm thơ là một quá trình tăng tốc kinh khủng về nhận thức, tư duy và cảm thụ thế giới. Một khi đã trải qua tâm trạng này một lần, con người ta không đủ sức để cưỡng lại các lần tiếp theo.’
8. ‘Một trong những công lao to lớn của văn chương là giúp con người xác định được thời gian tồn tại của anh ta, phân biệt anh ta trong đám đông, tránh sự trùng lặp hay còn gọi dưới một cái tên rất vinh dự là “nạn nhân của lịch sử.’
9. ‘Vốn là một hình thức cổ xưa nhất, hay nói chính xác hơn - hình thức tư nhân hóa, Nghệ thuật, muốn hay không muốn, cũng khơi dậy trong con người cái bản ngã của anh ta, tính độc nhất vô nhị, tính cá thể - biến anh ta từ một sinh vật mang tính xã hội thành một nhân cách.’
P/s: Các bạn áp dụng vào kỳ thi cấp Huyện, Thành phố hay cấp Tỉnh đều rất ok. Tuy nhiên không được lạm dụng quá đà, thay vào đó, bạn cần hiểu trọn ý nghĩa để đặt để đúng chỗ nhé!
Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông "là người tổng kết thơ ca thế kỷ 20"”.
(Wikipedia)
1. ‘Tôi rất đau xót khi phải rời bỏ nước Nga. Tôi tin rằng tôi sẽ trở về. Các nhà thơ luôn luôn trở về - bằng thân xác hoặc trên trang giấy...’
2. ‘Tiểu thuyết hay thơ ca - đấy không phải là độc thoại, mà là cuộc trò chuyện giữa nhà văn và độc giả.’
3. ‘Thức ăn không thể thiếu được của văn chương chính là sự phong phú đa dạng và những mặt xấu của cuộc đời.’
4. ‘Ngôn ngữ, vốn dĩ “già cỗi” hơn nhà văn, mang trong mình một lực ly tâm khổng lồ, được bồi đắp thêm bởi những tiềm năng của tất cả những gì nằm trong vòng cương tỏa của Thời gian.’
5. ‘Con người cầu cứu tới hình thức thể hiện là thơ ca theo những suy tính mang đậm màu sắc vô thức: một hàng chữ đen chạy dọc trang giấy trắng, rõ ràng, nó nhắc nhở con người về vị trí của anh ta trên thế giới, về tỷ lệ không gian đối với cơ thể của anh.’
6. ‘Sẽ không còn tôi, sẽ không còn các bạn những độc giả đọc những dòng chữ này, song, ngôn ngữ mà chúng được viết ra sẽ còn tồn tại mãi mãi, không chỉ bởi vì ngôn ngữ vĩnh cửu hơn con người mà còn bởi vì nó thích nghi tốt hơn với sự đột biến.’
7. ‘Nhà thơ sáng tác bởi vì quá trình làm thơ là một quá trình tăng tốc kinh khủng về nhận thức, tư duy và cảm thụ thế giới. Một khi đã trải qua tâm trạng này một lần, con người ta không đủ sức để cưỡng lại các lần tiếp theo.’
8. ‘Một trong những công lao to lớn của văn chương là giúp con người xác định được thời gian tồn tại của anh ta, phân biệt anh ta trong đám đông, tránh sự trùng lặp hay còn gọi dưới một cái tên rất vinh dự là “nạn nhân của lịch sử.’
9. ‘Vốn là một hình thức cổ xưa nhất, hay nói chính xác hơn - hình thức tư nhân hóa, Nghệ thuật, muốn hay không muốn, cũng khơi dậy trong con người cái bản ngã của anh ta, tính độc nhất vô nhị, tính cá thể - biến anh ta từ một sinh vật mang tính xã hội thành một nhân cách.’
P/s: Các bạn áp dụng vào kỳ thi cấp Huyện, Thành phố hay cấp Tỉnh đều rất ok. Tuy nhiên không được lạm dụng quá đà, thay vào đó, bạn cần hiểu trọn ý nghĩa để đặt để đúng chỗ nhé!