Tôi không sinh ra và lớn lên ở miền quê Lục Ngạn nhưng đã có một thời công tác và sống nơi miền quê ấy vào những năm 1986-1988. Đã 35 năm trôi qua so với 3 năm làm nghĩa vụ quân sự ít ỏi, khoảng thời gian đọng mãi trong tôi những kỉ niệm không bao giờ quên. Hồi ấy, tôi là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Đại đội 25, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đóng tại xã Hồng Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc(nay là tỉnh Bắc Giang). Ôi! Một thuở đã rất xa.
Những năm tháng cuối của thập niên 80 thế kỉ XX, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân chưa được ấm no, đủ đầy như bây giờ. Muốn vào được xã Giáp Sơn phải băng qua con đường đất đỏ quanh co, lội qua con suối cạn về mùa khô, trèo lên cái dốc suối nghỉ mệt rồi qua rừng chè bạt ngàn thì mới tới. Mất một buổi sáng đến gần trưa. Ai lần đầu tiên thả bộ mới thấy gian truân như thế nào. Đi riết nhiều ngày cũng thành quen. Mà chỉ có Bộ đội chúng tôi mới thành thạo đường đi như thế bởi ngày nào cũng vào rừng kiếm củi mang về doanh trại. Tiện thể để rèn luyện sức bền dai của người lính khi hành quân đường dài. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì ra quân chứ cũng chẳng ai nghĩ tới phải ở lại lập nghiệp nơi này.
Dường như, thời gian đó đất Lục Ngạn người ta trồng những đồi chè bạt ngạt …bạt ngàn chứ không có những đồi vải trùng trùng, điệp điệp như bây giờ mà báo, đài trong Nam, ngoài Bắc ngợi ca. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào những mùa chè và trồng trỉa sắn, ngô theo vụ. Thỉnh thoảng mới có những cây vải thiều trồng xen trong vườn nhà dân cùng với những cây trồng khác như cam, quýt, bưởi da vàng(bưởi đẹp, mọng nước nhưng mà chua chưa từng thấy). Những cây vải thiều của người dân bản xứ nơi đây tuy ít nhưng quả đã cho chíu chít trên cành, đỏ au cả thân cây khi mùa vải tới. Rồi từ những cây vải thiều ít ỏi ấy, họ thấy được sự phát triển nơi mảnh đất Lục Ngạn này có thể nay mai là sản phẩm chính trong đời sống kinh tế nên họ đã dày công nghiên cứu: Thứ nhất là thổ nhưỡng phù hợp cho cây trồng, thứ hai cây vải có thể mang lại giá trị kinh tế hàng đầu cho tương lai không xa. Kinh nghiệm sản xuất và điều kiện thời tiết đã làm cho người dân nơi đây trồng vải. Từ những cây vải cổ thụ ấy, họ chiết ra nhiều bầu. Năm tháng trôi qua, những bầu vải ấy đã nhân ra rất nhiều và trồng xuống phát triển thành những đồi vải bạt ngàn trùng trùng, điệp điệp.
Thời gian cũng đã khá lâu, xong 3 năm nghĩa vụ, chúng tôi ra quân rồi không có dịp quay lại. Cách đây cũng không lâu, tôi lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm đồng đội cũ cùng thời tham gia nghĩa vụ với mình thì kết bạn làm quen. Bạn tôi nhìn thấy tôi trên trang liền gọi Messenger video tâm sự. Hai đứa tâm sự với nhau nhiều lắm. Bạn bảo rằng:
“ Các cậu ra quân, còn tớ phải lòng với cô gái Lục Ngạn ở lại làm rể cho họ nghĩ cũng buồn, ban đầu vừa nhớ quê, vừa nhớ nhà, lại thấy các cậu xa mình cứ muốn về theo nhưng “bà xã” năn nỉ, ỉ oi nên thương rồi ở lại. Cậu còn nhớ không, ngày xưa ấy, vải chưa nhiều lắm, nay chao ơi! Nhiều bạt ngàn luôn. Nhà tớ cũng được mấy mẫu, hàng năm tới mùa thu hoạch cũng khá lắm, cuộc sống không còn khổ sở như trước nữa. Khi nào có dịp về đây mình tặng cho “ cả tạ mang về nhé. Vô tư”.
Bạn tôi chả để cho tôi nói gì mà khoe ra đủ điều với tôi:
“ Cậu biết không, nơi mình đóng quân ngày xưa ấy, nay doanh trại khang trang, đường vào khu trung đoàn đẹp lắm không còn đường đất như ngày xưa nữa đâu, đèn điện sáng trưng không khác gì một thị trấn thu nhỏ. Khi nào có dịp về ghé thăm khắc biết. Mấy anh sỹ quan của mình hồi đó về hưu hết rồi. Lục Ngạn bây giờ như một bức tranh đẹp.”
Bạn tôi huyên thuyên mà quên nói về vợ con, tôi còn ghẹo:
“ Thèm vải thiều quá nên cô gái Lục Ngạn cho ở lại ăn cho hết thèm chứ gì?”
“ Cậu cứ…” rồi bẽn lẽn liếc nhìn sang bên kia có người vợ cùng hai cô con gái lớn đang xem ti vi nói về vụ thu hoạch vải của bà con nông dân trong huyện mình mà Đài phát thanh truyền hình tỉnh phát.
“ Nói trúng tim chứ gì? Thôi nhé! Hẹn gặp lại!
Hơn ba mươi mấy năm nay gặp lại thì nói không hết chuyện. Vải thiều cứ thế lớn và phát triển rộng ra. Mùa nối mùa mang lại kinh tế lớn không chỉ riêng nhà bạn tôi mà cho cả miền quê thuở ấy Lục Ngạn xưa. Dẫu thời gian qua đi nhưng khi những phóng sự phát trên đài Truyền hình Việt Nam về mùa thu hoạch vải ở Lục Ngạn(Bắc Giang) hay đăng trên các tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, nhất là cuộc thi Mùa vải ngọt trên diễn đàn Văn Học Trẻ đang tổ chức, tôi lại như nhớ lại một thuở xưa cũng đã chạm tay vào trồng cho nhà dân tôi trú trọ khi khai thác nứa. Giá trị kinh tế của cây vải thiều đã làm cho cuộc sống người dân xã Giáp Sơn phát triển nhiều hơn. Từ những giá trị ấy, nhà cao tầng mọc lên nhiều với đầy đủ tiên nghi sinh hoạt. Ước một lần quay trở lại nơi ấy ngày xưa để được rảo bước đi trên con đường ngoằn ngoèo cao thấp thuở thập niên 80 của thế kỉ XX ngắm nhìn những đồi vải mà không phải đồi chè cho thỏa lòng.
Vải Lục Ngạn nay không chỉ mang thương hiệu riêng cho tỉnh Bắc Giang mà đã là thương hiệu của Việt Nam vươn tầm thế giới. Vải thiều của Bắc Giang cũng được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia, gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia. Tự hào thay, loài cây tưởng rằng chỉ phù hợp với vải tổ Thanh Hà(Hải Dương) nào ngờ lại là đặc sản quý hiếm mang tên miền Lục Ngạn(Bắc Giang). Niềm vui dâng tràn những người dân trồng vải như tiếp thêm sức mạnh “ xây dựng nông thôn mới” ấm no, hạnh phúc.
Bài của Phùng Văn Định
Những năm tháng cuối của thập niên 80 thế kỉ XX, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân chưa được ấm no, đủ đầy như bây giờ. Muốn vào được xã Giáp Sơn phải băng qua con đường đất đỏ quanh co, lội qua con suối cạn về mùa khô, trèo lên cái dốc suối nghỉ mệt rồi qua rừng chè bạt ngàn thì mới tới. Mất một buổi sáng đến gần trưa. Ai lần đầu tiên thả bộ mới thấy gian truân như thế nào. Đi riết nhiều ngày cũng thành quen. Mà chỉ có Bộ đội chúng tôi mới thành thạo đường đi như thế bởi ngày nào cũng vào rừng kiếm củi mang về doanh trại. Tiện thể để rèn luyện sức bền dai của người lính khi hành quân đường dài. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì ra quân chứ cũng chẳng ai nghĩ tới phải ở lại lập nghiệp nơi này.
Dường như, thời gian đó đất Lục Ngạn người ta trồng những đồi chè bạt ngạt …bạt ngàn chứ không có những đồi vải trùng trùng, điệp điệp như bây giờ mà báo, đài trong Nam, ngoài Bắc ngợi ca. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào những mùa chè và trồng trỉa sắn, ngô theo vụ. Thỉnh thoảng mới có những cây vải thiều trồng xen trong vườn nhà dân cùng với những cây trồng khác như cam, quýt, bưởi da vàng(bưởi đẹp, mọng nước nhưng mà chua chưa từng thấy). Những cây vải thiều của người dân bản xứ nơi đây tuy ít nhưng quả đã cho chíu chít trên cành, đỏ au cả thân cây khi mùa vải tới. Rồi từ những cây vải thiều ít ỏi ấy, họ thấy được sự phát triển nơi mảnh đất Lục Ngạn này có thể nay mai là sản phẩm chính trong đời sống kinh tế nên họ đã dày công nghiên cứu: Thứ nhất là thổ nhưỡng phù hợp cho cây trồng, thứ hai cây vải có thể mang lại giá trị kinh tế hàng đầu cho tương lai không xa. Kinh nghiệm sản xuất và điều kiện thời tiết đã làm cho người dân nơi đây trồng vải. Từ những cây vải cổ thụ ấy, họ chiết ra nhiều bầu. Năm tháng trôi qua, những bầu vải ấy đã nhân ra rất nhiều và trồng xuống phát triển thành những đồi vải bạt ngàn trùng trùng, điệp điệp.
Thời gian cũng đã khá lâu, xong 3 năm nghĩa vụ, chúng tôi ra quân rồi không có dịp quay lại. Cách đây cũng không lâu, tôi lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm đồng đội cũ cùng thời tham gia nghĩa vụ với mình thì kết bạn làm quen. Bạn tôi nhìn thấy tôi trên trang liền gọi Messenger video tâm sự. Hai đứa tâm sự với nhau nhiều lắm. Bạn bảo rằng:
“ Các cậu ra quân, còn tớ phải lòng với cô gái Lục Ngạn ở lại làm rể cho họ nghĩ cũng buồn, ban đầu vừa nhớ quê, vừa nhớ nhà, lại thấy các cậu xa mình cứ muốn về theo nhưng “bà xã” năn nỉ, ỉ oi nên thương rồi ở lại. Cậu còn nhớ không, ngày xưa ấy, vải chưa nhiều lắm, nay chao ơi! Nhiều bạt ngàn luôn. Nhà tớ cũng được mấy mẫu, hàng năm tới mùa thu hoạch cũng khá lắm, cuộc sống không còn khổ sở như trước nữa. Khi nào có dịp về đây mình tặng cho “ cả tạ mang về nhé. Vô tư”.
Bạn tôi chả để cho tôi nói gì mà khoe ra đủ điều với tôi:
“ Cậu biết không, nơi mình đóng quân ngày xưa ấy, nay doanh trại khang trang, đường vào khu trung đoàn đẹp lắm không còn đường đất như ngày xưa nữa đâu, đèn điện sáng trưng không khác gì một thị trấn thu nhỏ. Khi nào có dịp về ghé thăm khắc biết. Mấy anh sỹ quan của mình hồi đó về hưu hết rồi. Lục Ngạn bây giờ như một bức tranh đẹp.”
Bạn tôi huyên thuyên mà quên nói về vợ con, tôi còn ghẹo:
“ Thèm vải thiều quá nên cô gái Lục Ngạn cho ở lại ăn cho hết thèm chứ gì?”
“ Cậu cứ…” rồi bẽn lẽn liếc nhìn sang bên kia có người vợ cùng hai cô con gái lớn đang xem ti vi nói về vụ thu hoạch vải của bà con nông dân trong huyện mình mà Đài phát thanh truyền hình tỉnh phát.
“ Nói trúng tim chứ gì? Thôi nhé! Hẹn gặp lại!
Hơn ba mươi mấy năm nay gặp lại thì nói không hết chuyện. Vải thiều cứ thế lớn và phát triển rộng ra. Mùa nối mùa mang lại kinh tế lớn không chỉ riêng nhà bạn tôi mà cho cả miền quê thuở ấy Lục Ngạn xưa. Dẫu thời gian qua đi nhưng khi những phóng sự phát trên đài Truyền hình Việt Nam về mùa thu hoạch vải ở Lục Ngạn(Bắc Giang) hay đăng trên các tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, nhất là cuộc thi Mùa vải ngọt trên diễn đàn Văn Học Trẻ đang tổ chức, tôi lại như nhớ lại một thuở xưa cũng đã chạm tay vào trồng cho nhà dân tôi trú trọ khi khai thác nứa. Giá trị kinh tế của cây vải thiều đã làm cho cuộc sống người dân xã Giáp Sơn phát triển nhiều hơn. Từ những giá trị ấy, nhà cao tầng mọc lên nhiều với đầy đủ tiên nghi sinh hoạt. Ước một lần quay trở lại nơi ấy ngày xưa để được rảo bước đi trên con đường ngoằn ngoèo cao thấp thuở thập niên 80 của thế kỉ XX ngắm nhìn những đồi vải mà không phải đồi chè cho thỏa lòng.
Vải Lục Ngạn nay không chỉ mang thương hiệu riêng cho tỉnh Bắc Giang mà đã là thương hiệu của Việt Nam vươn tầm thế giới. Vải thiều của Bắc Giang cũng được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia, gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia. Tự hào thay, loài cây tưởng rằng chỉ phù hợp với vải tổ Thanh Hà(Hải Dương) nào ngờ lại là đặc sản quý hiếm mang tên miền Lục Ngạn(Bắc Giang). Niềm vui dâng tràn những người dân trồng vải như tiếp thêm sức mạnh “ xây dựng nông thôn mới” ấm no, hạnh phúc.
(Chùm vải chín - Văn Học Trẻ. Ảnh Internet)
Hôm nay, thưởng thức những quả vải thơm, ngon, mát dịu của hương thiên nhiên mang vào miền Nam, tôi như cảm thấy những giọt mồ hôi chát mặn của người nông dân Lục Ngạn đọng mãi trong tôi. Ôi! Xao xuyến biết nhường nào!Bài của Phùng Văn Định
Sửa lần cuối: