NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM THƠ VĂN 12

NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM THƠ VĂN 12

1. Tây Tiến
1.“... Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả
thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng
khơi nguồn cảm hừng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng
Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một
tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương
nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của
mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm
hưởng chủ đạo của bài thơ này...” . (Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách
mạng).
2.“... Tây Tiến- tượng đài bất tử về người lính vô danh...” ( Vũ Thu Hương).
3.“... Tây Tiến ... nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây
Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến
với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực
và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính
trong nỗi niềm nhớ... Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì
ảo khó gọi tên...”. (Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng)
4.“...Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn (Đinh Minh Hằng)...”.
5.“... Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi
người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết
vậy. Tôi chả chút lị luận gì về thơ cả...” (Quang Dũng).
2. Việt Bắc
1.“Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo,
còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên)
2.“...Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình... (Xuân
Diệu).
3.“ Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chin rộ, ..., không phải là
một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả
tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí
tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc...”. ( Xuân Diệu).
4. Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình-chính trị... Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ...” (Trần Đình Sử).
5.“... Bài thơ Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca
cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố
Hữu. Thể thơ lục bát, ..., lối hát đối đáp, ..., nhiều biện pháp tu từ,..., được tác giả
vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, thuần nhị và có nhiều nét cách tân, nhất
là hai đại từ Mình- Ta. Và cả tiếng nói yêu thương- nét nổi bật trong phong cách
Tố Hữu. Tư tưởng thì mới mẻ với những dự báo sáng suốt được thể hiện bằng hình
ảnh phong phú và tấu lên bằng âm nhạc làm say mê lòng người...” (Nguyễn Đức
Quyền, in trong Phân tích thơ văn 12).
3. Tiếng hát con tàu
1.“... Tiếng hát con tàu cũng như bài thơ trữ tình chính trị khác của Chế Lan
Viên có một giọng điệu riêng không lẫn với những bài thơ khác, ..., Chế Lan Viên
chủ yếu nhân danh cá nhân mà nói chính trị. Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho
thơ trữ tình chính trị của mình một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa,
sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi...”.
(Trần Đăng Suyền, in trong Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm).
4. Đất nước
1.“... Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của
dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn...” (Nguyễn Khoa Điềm).
2.“... Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân
quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam... Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một
Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự
sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.
3.“... Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên
ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê,
để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất
Nước trong chính tâm hồn họ. ..”. (Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn).
4.“... Những sợi nganh dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng
ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian- đó là một lực hút nữa củ
đoạn thơ Đất Nước... để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa
thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm...” (Nguyễn Quang Trung, in trong Phân tích
bình giảng tác phẩm văn học 12).

5. Sóng
1.“... Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng tram dáng vẻ của thơ tình yêu.
Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình... Sóng là bài
thơ giãi bày và chiêm nghiệm...” (Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn).
2.“... Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng...” (Nguyễn Đăng Mạnh).
6. Đàn ghi ta của Lor-ca
1.“... Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những kĩ thuật phương
Tây, mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả
năng dồn nén, tích chưa, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông,
của tâm hồn thơ Việt. Và cái chính là phải qua ngôn ngữ riêng biệt của từng nhà
thơ...”. (Thanh Thảo).
2.“... Đàn ghi ta của Lor-ca. Thành công trước hết và cũng là ấn tượng đầu tiên
của bài thơ là ở nhạc tính...” (Nguyễn Văn Bính).
7. Người lái đò sông Đà
1. “... Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài
năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ... Khi gân guốc,
khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa
trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng
của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của
mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng
lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ...”. (Phan
Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
2. “... Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên
vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng
hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả
nói- “hung bạo và trữ tình...” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
3. “... Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm
xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm...”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
8. Ai đã đặt tên cho dòng sông
1. “... Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê
hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó
đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ
Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm
năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa Sông
Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô...” (Bùi Thị Hải Hạnh).
9. Những đứa con trong gia đình
1. “... Văn Nguyễn Thi thấm đượm chất triết lí- một thứ triết lý thoát li sách
vở và bật lên từ những tình huống hiện thực, từ mạch ngầm tâm lí con người....
Truyện Nguyễn Thi thường hồn nhiên, rành mạch một cách sâu sắc...” (Hoàng
Cẩm Giang).
 
462
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Những nhận định mà bạn chia sẻ rất bổ ích. Tuy nhiên bạn nên canh lề văn bản để tiện cho bạn đọc theo dõi.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top