I. Tác giả Nguyễn Du:
1. Những yếu tố tạo nên thiên tài Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1765 – 1820)
- Tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
a. Thời đại:
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Nhưng Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay.
- Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực.
b. Gia đình:
- Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương.
- Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nguyễn Du mồ côi cha năm chín tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.
c. Bản thân:
+ Là người thông minh, tài trí, hiểu biết sâu rộng,
+ Am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
+ Có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người, số phận khác nhau.
+ Có trái tim giàu lòng yêu thương.
- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa.
2. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm
+ Ba tập thơ chữ Hán gồm 243 bài (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục)
+ Chữ Nôm: có Văn chiêu hồn, Truyện Kiều,…
II. Tác phẩm “Truyện Kiều”:
1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào đầu thế kỷ 19
2. Xuất xứ: Truyện có nguồn gốc từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
3. Thể loại: Truyện thơ Nôm.
4. Nhan đề:
- Nguyễn Du dặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh”: tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột.
- Nhân dân quen gọi là “Truyện Kiều”
5. Bố cục: Gồm 3254 câu thơ lục bát, chia làm 3 phần:
+ P1: Gặp gỡ và đính ước
+ P2: Gia biến và lưu lạc
+ P3: Đoàn tụ.
III. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần một “Gặp gỡ và đính ước”, khi giới thiệu gia đình Thuý Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc của 2 chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.
2. Bố cục đoạn trích: 4 phần
+ Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát vẻ đẹp trong sáng, thanh cao của hai chị em Thuý Kiều.
+ Bốn câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu đài các của Thuý Vân
+ Mười hai câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp toàn diện của Thuý Kiều
+ Bốn câu cuối: Đức hạnh của hai nàng.
3. Nội dung:
- Đoạn trích khắc hoạ rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thuý Kiều.
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công thể thơ lục bát của dân tộc
- Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật qua bút pháp ước lệ tương trưng, lí tưởng hóa
- Nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê.
- Kết hợp ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ bình dân.
1. Những yếu tố tạo nên thiên tài Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1765 – 1820)
- Tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
a. Thời đại:
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Nhưng Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay.
- Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực.
b. Gia đình:
- Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương.
- Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nguyễn Du mồ côi cha năm chín tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.
c. Bản thân:
+ Là người thông minh, tài trí, hiểu biết sâu rộng,
+ Am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
+ Có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người, số phận khác nhau.
+ Có trái tim giàu lòng yêu thương.
- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa.
2. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm
+ Ba tập thơ chữ Hán gồm 243 bài (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục)
+ Chữ Nôm: có Văn chiêu hồn, Truyện Kiều,…
II. Tác phẩm “Truyện Kiều”:
1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào đầu thế kỷ 19
2. Xuất xứ: Truyện có nguồn gốc từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
3. Thể loại: Truyện thơ Nôm.
4. Nhan đề:
- Nguyễn Du dặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh”: tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột.
- Nhân dân quen gọi là “Truyện Kiều”
5. Bố cục: Gồm 3254 câu thơ lục bát, chia làm 3 phần:
+ P1: Gặp gỡ và đính ước
+ P2: Gia biến và lưu lạc
+ P3: Đoàn tụ.
III. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần một “Gặp gỡ và đính ước”, khi giới thiệu gia đình Thuý Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc của 2 chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.
2. Bố cục đoạn trích: 4 phần
+ Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát vẻ đẹp trong sáng, thanh cao của hai chị em Thuý Kiều.
+ Bốn câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu đài các của Thuý Vân
+ Mười hai câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp toàn diện của Thuý Kiều
+ Bốn câu cuối: Đức hạnh của hai nàng.
3. Nội dung:
- Đoạn trích khắc hoạ rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thuý Kiều.
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công thể thơ lục bát của dân tộc
- Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật qua bút pháp ước lệ tương trưng, lí tưởng hóa
- Nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê.
- Kết hợp ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ bình dân.