“Nói với trái tim mình rằng nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn chính đau khổ. Và rằng không trái tim nào phải khổ ải tìm kiếm những giấc mơ, vì mỗi một giây tìm kiếm là cuộc gặp gỡ Thượng đế cùng sự vĩnh cửu.” Câu nói ấy cứ mãi chiếm trọn lấy tôi khi gấp lại “Nhà giả kim” của Paulo Coelho. Nhân vật chính trong chuyện- chàng trai Santiago được cha mẹ kỳ vọng sẽ trở thành một linh mục và là niềm tự hào của cả gia đình. Nhưng chàng ta đã chọn từ bỏ mong ước ấy để trở thành anh chàng chăn cừu. Câu chuyện về chàng chăn cừu Santiago đã gieo vào lòng tôi những hoài nghi: phải chăng không cần trở thành tượng đài vĩ đại, chúng ta vẫn sở hữu kho báu hạnh phúc và giá trị độc bản của riêng mình. Đó vẫn luôn là khúc mắc trong lòng tôi cho đến khi đọc những lời thơ của Trần Mạnh Hảo:
“Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong giọt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời?”
Tôi đã hiểu ra: ngay cả khi chúng ta không phải là những người hoàn hảo nhất thì ta vẫn là phiên bản giới hạn của thế giới này với giá trị vô đối. Vì vậy, tôi cho rằng không quan trọng chúng ta đang ở vị trí nào, chúng ta vẫn có thể trở thành “mặt trời” theo một cách khác biệt và độc nhất.
Mặt trời trong nhiều nền văn hóa khác nhau là biểu tượng của sự hoàn mĩ, toàn vẹn ẩn chứa tiềm năng vô tận mà mỗi người đều muốn khai phá. Còn hạt sương chỉ là một sự vật bình thường trong cuộc sống thường ngày. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Vì có kích thước rất nhỏ nên ít ai chú ý đến sự tồn tại của những hạt sương đêm ấy. Nhưng điều đặc biệt đó là mỗi giọt sương đều khúc xạ lại hình ảnh của mặt trời. Nói cách khác, bằng cách thức riêng của mình, mỗi giọt sương đều trở thành ánh hào quang lấp lánh trên từng phiến lá. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo thật khéo léo khi dùng hai hình ảnh đối lập: hạt sương nhỏ bé và mặt trời vĩ đại để gửi gắm thông điệp sâu sắc: chúng ta có thể không bao giờ chạm đến những đỉnh cao vời vợi nhưng bằng tất cả phẩm chất và năng lực vốn có, hãy tin rằng chúng ta sẽ luôn là mặt trời tỏa sáng ở vị trí mình đang đứng.
Có một sự thật không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện của những cá thể nổi trội với những thành tựu nổi bật cống hiến cho xã hội được xưng danh là “vầng mặt trời” mang đến ánh sáng mở ra kỉ nguyên mới cho nhân loại. Có thể điểm mặt đến những cái tên như Albert Einstein - người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát có ý nghĩa như một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, Tesla Nikola cùng những phát minh đi trước thời đại góp phần cung cấp dòng điện xoay chiều hiện đại hay Neil Armstrong mang bước nhảy vọt của nhân loại đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Được truyền cảm hứng từ tiếng vang của thời đại, tận sâu trong tâm thức của chúng ta đã mặc định chỉ có những điều lớn lao như chinh phục những đỉnh cao trở thành người đứng đầu ghi tên mình vào sử sách mới là cuộc sống có ý nghĩa trọn vẹn. Điều đó không sai, âu cũng là khát vọng chính đáng như Chế Lan Viên từng viết “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”: “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…”. Khát vọng đến với trời cao biển rộng là khát vọng muôn đời nhưng đã bao giờ chúng ta nghĩ rằng “Những điều lớn lao đều được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Vincent Van Gogh).
Vĩ nhân trên thế giới rất nhiều nhưng vẫn chỉ là những giọt nước nhỏ trong đại dương bao la. Còn xung quanh chúng ta là những con người bình thường nhưng không tầm thường, thầm lặng nhưng vẫn đang ngày đêm đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Có thể kể đến những người anh hùng đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để mang tấm áo hòa bình âm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Không có một trang sử nào có thể ghi được hết những anh hùng vô danh đã hi sinh, họ “sống giản dị và bình tâm”, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước muôn đời. Hay những con người sống và làm việc trên đỉnh Phanxipang như anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Quanh năm làm việc trên điều kiện khắc nghiệt, không mấy ai để tâm đến sự tồn tại của họ ở quanh năm bao phủ bởi cái lạnh giá ngàn đời của núi rừng Tây Bắc. Nhưng chính họ đã góp phần vào chiến thắng của không quân Việt Nam và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thập niên 60. “Cái lầu cao chín tầng bắt đầu bằng nắm đất nhỏ, hành trình xa ngàn dặm khởi sự từ những bước chân con.” ( Lão Tử). Cuộc sống tươi đẹp của mỗi chúng ta ngày hôm nay chính là được kiến tạo từ những điều nhỏ bé mà vĩ đại ấy. “Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.
Đó là những vần thơ trong bài thơ “Lá xanh” của Tố Hữu đồng thời là là quan niệm sống của tôi. Có hai điều làm ta dễ nhầm lẫn: điều ta cần và điều ta muốn. Vì nhầm lẫn nên ta khốn khổ chạy theo điều ta muốn, để rồi khi đạt được mới biết đó không phải thứ ta cần.Thay vì theo đuổi giấc mơ ngoài tầm với, mong manh xa vời ngoài tầm với như những quả cầu pha lê cất giữ trong tủ kính mà ta chỉ có thể ngắm nhìn chứ không thể sờ đến nó. Vậy thì khi ấy, ta đừng mải miết ngắm nhìn thứ không thể thuộc về mình, ta hãy tìm đến những hạt pha lê có thể bé nhỏ hơn nhưng luôn ngự trị trong bàn tay ta - đó là điều ta “có thể”. Song tôi không đồng tình với cuộc sống quanh quẩn trong vùng an toàn của chính mình, mơ hồ về tương lai và không xác định được ước mơ của chính mình. “Đừng sống cùng 1 năm đến 75 lần và gọi đó là cuộc đời.” - Robin Sharma -. Con người luôn luôn là một ẩn số về tiềm năng nếu ta không trực tiếp khai phá ta sẽ không bao giờ có thể nắm bắt mạnh - yếu để cân bằng và phát huy tất cả đến mức tối đa. Đôi khi, giấc mơ có thể chỉ là những giấc mơ, thế nhưng giấc mơ ấy lại tiếp cho chúng ta động lực trong cuộc sống. Ta nên sống hết mình cho điều ta có thể nhưng bên cạnh đó, hãy gieo trồng trong khu vườn tâm hồn của mình những hạt mầm mơ ước.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ý thơ của Trần Mạnh Hảo một lần nữa đã xác tín với tất cả chúng ta về giá trị của bản thân ngay cả khi chúng ta không phải là người xuất sắc nhất. Cuộc sống là hành trình chứ không phải là điểm đến. Đừng vội vã, bon chen, hối hả,… hãy là mình, là chính mình, sống cẩn thận và chậm rãi tiến đến chinh phục những điều lớn lao khi đã có đủ nền tảng và bước đệm vững vàng. Con người là tiểu vũ trụ quá đỗi nhỏ bé trong dải ngân hà mênh mông là trường đời rộng rãi này. Nhưng chỉ khi chúng ta thật sự biết phát huy tiềm lực của bản thân, bản thân ta chính là ngôi sao rực rỡ nhất.
“Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong giọt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời?”
Tôi đã hiểu ra: ngay cả khi chúng ta không phải là những người hoàn hảo nhất thì ta vẫn là phiên bản giới hạn của thế giới này với giá trị vô đối. Vì vậy, tôi cho rằng không quan trọng chúng ta đang ở vị trí nào, chúng ta vẫn có thể trở thành “mặt trời” theo một cách khác biệt và độc nhất.
Mặt trời trong nhiều nền văn hóa khác nhau là biểu tượng của sự hoàn mĩ, toàn vẹn ẩn chứa tiềm năng vô tận mà mỗi người đều muốn khai phá. Còn hạt sương chỉ là một sự vật bình thường trong cuộc sống thường ngày. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Vì có kích thước rất nhỏ nên ít ai chú ý đến sự tồn tại của những hạt sương đêm ấy. Nhưng điều đặc biệt đó là mỗi giọt sương đều khúc xạ lại hình ảnh của mặt trời. Nói cách khác, bằng cách thức riêng của mình, mỗi giọt sương đều trở thành ánh hào quang lấp lánh trên từng phiến lá. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo thật khéo léo khi dùng hai hình ảnh đối lập: hạt sương nhỏ bé và mặt trời vĩ đại để gửi gắm thông điệp sâu sắc: chúng ta có thể không bao giờ chạm đến những đỉnh cao vời vợi nhưng bằng tất cả phẩm chất và năng lực vốn có, hãy tin rằng chúng ta sẽ luôn là mặt trời tỏa sáng ở vị trí mình đang đứng.
Có một sự thật không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện của những cá thể nổi trội với những thành tựu nổi bật cống hiến cho xã hội được xưng danh là “vầng mặt trời” mang đến ánh sáng mở ra kỉ nguyên mới cho nhân loại. Có thể điểm mặt đến những cái tên như Albert Einstein - người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát có ý nghĩa như một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, Tesla Nikola cùng những phát minh đi trước thời đại góp phần cung cấp dòng điện xoay chiều hiện đại hay Neil Armstrong mang bước nhảy vọt của nhân loại đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Được truyền cảm hứng từ tiếng vang của thời đại, tận sâu trong tâm thức của chúng ta đã mặc định chỉ có những điều lớn lao như chinh phục những đỉnh cao trở thành người đứng đầu ghi tên mình vào sử sách mới là cuộc sống có ý nghĩa trọn vẹn. Điều đó không sai, âu cũng là khát vọng chính đáng như Chế Lan Viên từng viết “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”: “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…”. Khát vọng đến với trời cao biển rộng là khát vọng muôn đời nhưng đã bao giờ chúng ta nghĩ rằng “Những điều lớn lao đều được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Vincent Van Gogh).
Vĩ nhân trên thế giới rất nhiều nhưng vẫn chỉ là những giọt nước nhỏ trong đại dương bao la. Còn xung quanh chúng ta là những con người bình thường nhưng không tầm thường, thầm lặng nhưng vẫn đang ngày đêm đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Có thể kể đến những người anh hùng đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để mang tấm áo hòa bình âm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Không có một trang sử nào có thể ghi được hết những anh hùng vô danh đã hi sinh, họ “sống giản dị và bình tâm”, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước muôn đời. Hay những con người sống và làm việc trên đỉnh Phanxipang như anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Quanh năm làm việc trên điều kiện khắc nghiệt, không mấy ai để tâm đến sự tồn tại của họ ở quanh năm bao phủ bởi cái lạnh giá ngàn đời của núi rừng Tây Bắc. Nhưng chính họ đã góp phần vào chiến thắng của không quân Việt Nam và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thập niên 60. “Cái lầu cao chín tầng bắt đầu bằng nắm đất nhỏ, hành trình xa ngàn dặm khởi sự từ những bước chân con.” ( Lão Tử). Cuộc sống tươi đẹp của mỗi chúng ta ngày hôm nay chính là được kiến tạo từ những điều nhỏ bé mà vĩ đại ấy. “Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.
Đó là những vần thơ trong bài thơ “Lá xanh” của Tố Hữu đồng thời là là quan niệm sống của tôi. Có hai điều làm ta dễ nhầm lẫn: điều ta cần và điều ta muốn. Vì nhầm lẫn nên ta khốn khổ chạy theo điều ta muốn, để rồi khi đạt được mới biết đó không phải thứ ta cần.Thay vì theo đuổi giấc mơ ngoài tầm với, mong manh xa vời ngoài tầm với như những quả cầu pha lê cất giữ trong tủ kính mà ta chỉ có thể ngắm nhìn chứ không thể sờ đến nó. Vậy thì khi ấy, ta đừng mải miết ngắm nhìn thứ không thể thuộc về mình, ta hãy tìm đến những hạt pha lê có thể bé nhỏ hơn nhưng luôn ngự trị trong bàn tay ta - đó là điều ta “có thể”. Song tôi không đồng tình với cuộc sống quanh quẩn trong vùng an toàn của chính mình, mơ hồ về tương lai và không xác định được ước mơ của chính mình. “Đừng sống cùng 1 năm đến 75 lần và gọi đó là cuộc đời.” - Robin Sharma -. Con người luôn luôn là một ẩn số về tiềm năng nếu ta không trực tiếp khai phá ta sẽ không bao giờ có thể nắm bắt mạnh - yếu để cân bằng và phát huy tất cả đến mức tối đa. Đôi khi, giấc mơ có thể chỉ là những giấc mơ, thế nhưng giấc mơ ấy lại tiếp cho chúng ta động lực trong cuộc sống. Ta nên sống hết mình cho điều ta có thể nhưng bên cạnh đó, hãy gieo trồng trong khu vườn tâm hồn của mình những hạt mầm mơ ước.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ý thơ của Trần Mạnh Hảo một lần nữa đã xác tín với tất cả chúng ta về giá trị của bản thân ngay cả khi chúng ta không phải là người xuất sắc nhất. Cuộc sống là hành trình chứ không phải là điểm đến. Đừng vội vã, bon chen, hối hả,… hãy là mình, là chính mình, sống cẩn thận và chậm rãi tiến đến chinh phục những điều lớn lao khi đã có đủ nền tảng và bước đệm vững vàng. Con người là tiểu vũ trụ quá đỗi nhỏ bé trong dải ngân hà mênh mông là trường đời rộng rãi này. Nhưng chỉ khi chúng ta thật sự biết phát huy tiềm lực của bản thân, bản thân ta chính là ngôi sao rực rỡ nhất.
- Từ khóa
- nlxh điều giản đơn