ÔN TẬP HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT( LƯU QUANG VŨ

Văn Học Trẻ
Văn Học Trẻ
  • Thành viên BQT
  • Super Mod
ÔN TẬP HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT ( LƯU QUANG VŨ)

I. TÁC GIẢ

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Đà Nắng, sinh tại Phú Thọ trong một gia
đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
– Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách là một
nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.
– Từ 1970 đến 1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghê’ để mưu sinh.
– Từ 1978 đến 1988: Biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở
thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 thế kỉ XX
với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17; Hẹn ngày trở lại; Lời thể thứ 9; Khoảnh
khắc và vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta; Hai ngàn ngày oan trái; Hồn Trương Ba,
da hàng thịt…
– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,
nhưng thành công nhất là soạn kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng
nhất của nển văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
2000.
 
Từ khóa Từ khóa
giải thưởng hồ chí minh hồn trương ba da hàng thịt lưu quang vũ nhà soạn kịch tài năng văn học nghệ thuật văn học nghệ thuật việt nam hiện đại
12
0
5
Trả lời
TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác​

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, gây
được nhiểu tiếng vang của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến
năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chứng, đã được công diễn nhiều lẩn trên sân khấu
trong và ngoài nước.

2. Tóm tắt nội dung​

Trương Ba là một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu vợ, thương con, quý
cháu và giỏi đánh cờ, bỗng nhiên lăn đùng ra chết, mà nguyên nhân là do sự nhầm
lẫn tai hại của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông tiên cao cờ –
do quý trọng tài cờ của Trương Ba đã hoá phép làm cho Trương Ba sống lại bằng
cách để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Thế là đã xảy ra
chuyện tranh chấp chồng giữa hai bà vợ. Quan xử kiện lệnh cho đương sự lần lượt
làm hai việc mổ lợn và đánh cờ. Đương sự thậm chí còn không biết cầm dao mổ lợn
thế nào nhưng lại rất giỏi đánh cờ. Quan bèn quyết định cho bà vợ Trương Ba đưa
chổng về. Truyện cổ tích kết thúc tại đây và Trương Ba tiếp tục sống hạnh phúc với
vợ con, làng xóm (đương nhiên là trong thân xác của anh hàng thịt).
Sổng nhờ trong thân xác người khác, hồn Trương Ba gặp bao nhiêu rắc rối, phiền
toái. Tệ hại hơn nữa là ông ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ trong con mắt người
thần, đứa cháu không nhận ông nội, lại thêm đứa con hư hỏng, xung quanh ông còn
có tên lí trưởng đôi bại, những bậc tiên thánh trên trời vô trách nhiệm, cố tình lấp
liếm lỗi lẩm… Ba tháng “ngụ cư” trong cái xác lạ, hồn Trương Ba có nguy cơ bị
thân xác lấn át, nó phải đấu tranh một cách chật vật với những ham muốn bản năng,
những dục vọng thấp hèn của anh hàng thịt, có lúc suýt bị thất bại và sa ngã trước
sự dẫn dắt của thể xác. Kết cục, để bảo toàn sự trong sạch của mình, hồn Trương Ba
đã chấp nhận cái chết vĩnh viễn, khước từ sự sống không phải là mình, cho dù sự
sống là muôn phần đáng quý.

3. Phân tích nhân vật Trương Ba​

a. Cuộc đổi thoại của hồn Trương Ba với xác hàng thịt​

+ Từ chỗ cao giọng phủ nhận: “Vô lí, mày không thể biết nói!”, “Mày không có
tiếng nói” đến chỗ chấp nhận xác có tiếng nói, nhưng đó là tiếng gọi của bản năng
thấp kém, tầm thường.
+ Từ chỗ phủ định quyết liệt, lớn giọng khi xác đưa ra những bằng chứng “hai năm
rõ mười” về sức mạnh sai khiến của nó, đến chỗ “không dám trả lời”, lúng túng trong
cầu nói đứt quãng “Ta… ta… đã bảo mày im đi”, “Nhưng… nhưng..
+ Từ chỗ hăng hái đấu lí, đáp lại tất cả những lí lẽ xác đáng đưa ra, đến chỗ “bịt tai
lại”, “Ta không muốn nghe mày nữa”.
+ Từ cách xưng hô “mày – ta” ở đẩu cuộc đối thoại, xác đã tinh ý nhận ra khi cuộc
đối thoại ở vào hồi kết: “Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy!”.
+ Từ mạnh mẽ, đầy khí thế đấu tranh, đến tiếng kêu “trời” tuyệt vọng và dáng dấp
bần thần tội nghiệp nhập lại thân xác anh hàng thịt gợi cho người đọc cảm giác
dường như hổn đã bị dổn vào con đường cùng không lối thoát, đành phải chấp nhận
sự an bài, “hoà thuận” giữa “hồn Trương Ba” và “da hàng thịt”.
– Trong cuộc đối thoại, xác hàng thịt mỗi lúc một lấn lướt, dồn đuổi hồn Trương Ba:
+ Xác chủ động “tuyên chiến” khi hồn khao khát được tồn tại độc lập riêng mình.
+ Xác thách thức, giễu cợt, mỉa mai hổn: “có đấy”, “có tiếng nói đấy”, “có thật thế
không”.
+ Xác cao giọng khoái chí đòi hổn phải “thành thật trả lời”.
+ Xác biết rõ người ta nghĩ gì về mình, đồng thời cũng tỏ ra hiểu thấu từ điệu bộ
lúng túng bên ngoài đến những biện luận bên trong để tìm kiếm sự thanh thản và vô
tội của hồn.
+ Xác “lợi khẩu” khi đưa ra lí lẽ. Xác “mềm dẻo” trong thuyết phục, tranh luận. Khi
thì sử dụng lí lẽ, lúc đưa ra bằng chứng. Khi thì cao giọng thách thức, lúc buồn rầu
thanh minh. Khi thì đắc ý, tinh quái, lúc lại vuốt ve xoa dịu, an ủi mà mỉa mai. Vừa
dụ dỗ, mua chuộc, vừa trắng trợn phỉ báng. Xác đã chứng tỏ được ưu thế của nó, uy
quyền của nó, sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn đổi thoại là “cái hổn
ương bướng” lại tìm vê’ với chỗ trú thân là xác anh hàng thịt.
– Cuộc đối thoại cũng cho thấy sự ngộ nhận của hổn về chính mình.
Sau bấy nhiêu chuyện đã xảy ra với gia đình và bản thân, hồn vẫn cho rằng mình
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, mọi tội lỗi đểu là do xác gây nên. Cho nên,
không phải ngẫu nhiên xác khẳng định “tác giả” của “trò chơi tâm hồn” không ai
khác ngoài “những điều ông vẫn tự nói với mình và YỚi người khác đấy chứ”, xác
chỉ làm nhiệm vụ “tổng kết” và phát biểu “luật chơi” cho rõ ràng, cụ thể mà thôi.
Mâu thuẫn kịch tạm thời chùng xuống để chờ đợi một cao trào bùng nổ mới, chỉ xảy
ra khi nào điểu ngộ nhận trên được “vỡ lẽ” hoàn toàn.
*Hàm ý của cuộc đối thoại: Linh hồn và thể xác là hai phương diện tổn tại trong mỗi
con người. Cuộc đấu tranh giữa linh hổn và xác thịt chính là cuộc đấu tranh giữa đạo
đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong
mỗi con người.

b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân​

– Trong thân thể anh hàng thịt, Trương Ba đã không còn là mình. Tất cả những người
thân đều đã nhận thấy và đau đớn, lo lắng, bàng hoàng.
– Người vợ yêu thương rưng rưng trong dòng nước mắt tủi thân tủi phận, chua chát,
giận dỗi.
– Đứa cháu gái vỡ oà tiếng khóc tức tưởi không hiểu sao ông nội thân yêu gẩn gũi
lại trở thành một người “xấu lắm, ác lắm”.
– Chị con dâu bàng hoàng trong dòng nước mắt sẻ chia và bế tắc, muốn thương,
muốn níu giữ hình ảnh của cha mà không biết phải làm thế nào.
– Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy “Mày đã thắng thế rồi
đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”.
Một sự vỡ lẽ vừa bàng hoàng, vừa chua chát đã dẫn đến quyết định dứt khoát: thắp
hương, châm lửa để gọi Đế Thích.
**Ý nghĩa: Cả nhà đau khổ chán ngán tình cảnh hồn Trương Ba sống trong xác anh
hàng thịt. Đấy là động lực để đi đến quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba: Thắp
hương mời Đế Thích xuống.

c. Cuộc đói thoại giữa Trương Ba với Đế Thích​

*Trương Ba
– Sự khập khiễng của “hổn Trương Ba, da hàng thịt” và cái giá mà nó phải trả khi
cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo đã giúp Trương Ba thấm thìa hơn
bao giờ hết cái khát vọng: “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”. “Là tôi trọn vẹn” – điều
tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng dễ chút nào. Thói quen “sống nhờ, sống gửi”
đã khiến con người ta có lúc quên đi cái tôi của bản thân mình. Thói quen “áp đặt”
của Đế Thích đối với người đời đôi khi cũng làm cho mong muốn giản dị “là tôi trọn
vẹn” nghịch lí thay, lại trở thành khát vọng.
– “Là tối trọn vẹn” – dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình. Sống thực cho ra
con người thật chẳng dễ chút nào. Sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, không được là
mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào – một kiểu sống vô nghĩa. Cuộc sống
đáng yêu, đáng quý, đấng trân trọng vô cùng. Ham sống, muốn được sống là ước
muốn tự nhiên của mỗi con người. Nhưng… nếu cái giá phải trả quá đắt thì nhất
định không thể sống như vậy.
– Hồn Trương Ba trước khi bước vào thế giới vĩnh hằng còn qua một phép thử nữa,
phép thử có tên “cu Tị”. Hình dung trước cảnh một ông già sáu mươi tuổi trú ngụ
trong thần xác của một cậu bé mười tuổi thì cũng đầy bi kịch – Trương Ba không
chấp nhận.
– Lựa chọn của Trương Ba là tất yếu. Đó là sự lựa chọn dũng cảm. Chấp nhận cái
chết, chấp nhận sự hư vô để được “là tôi trọn vẹn”. Đó là lẽ tất yếu bởi Trương Ba
đã thấm thìa cái bi kịch đau đớn của cảnh khống được là mình. Tất yếu bởi Trương
Ba đã “ngộ” ra nhận thức vê’ lẽ sống. Tất yếu bởi đó là kết quả của sự đấu tranh ở
một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh.
*Đế Thích
– Quan niệm về sự sống rẩt đơn giản, sống chỉ là sự tổn tại.
– Ích kỉ, muốn Trương Ba sống chỉ là để thoả mãn thú chơi cờ của mình.
-> Vẻ đẹp tâm hổn của con người sẽ thắng trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung
tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn
thiện nhân cách. Đây là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
 

Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng thịt​


– Sáng tạo cốt truyện dân gian.
– Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại.
Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính đã góp phần tạo nên chiều sâu cho vở
kịch (đối thoại giữa hổn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân Trương Ba và Đế
Thích…)
– Hành động kịch của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát
triển tình huống truyện (thoát xác, đốt hương, bẻ hương..
– Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phẩn thể hiện rõ
tính cách nhân vật và quan niệm vê’ lẽ sống đúng đắn.

Chủ đề tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt

Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: được sống làm người quý
giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm
hỗn còn quý giá hơn. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự
tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
 
ĐỀ 1:
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích sau.
Từ đó, nhận xét ngắn gọn về quan điểm triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ được
thể hiện trong đoạn trích.
Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi
không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay thân thể) Tôi chán cái chỗ ở
không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta
bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng
nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!
(Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong
dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và
lúc này chỉ còn là thân xác)
Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ
kia ơi, ông không tách ra khỏi được tôi đâu, dù tôi chỉ là thân xác..
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày
không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi,
đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh
ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết,
không có tư tưởng không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào
cũng thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà
tôi…Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn
lại.. Đêm hôm đó suýt nữa thì…
Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày…
Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ
trách là sao đêm hôm ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này nhưng ta nên
thành thật với nhau một chút: Chẳng nhẽ ông không xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái
món tiết canh cổ hủ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng
lâng cảm xúc được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút
đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời đi!
Hồn Trương Ba: Ta...ta... đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được!
Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,
thẳng thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi
của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ba: (bịt tai lại)Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được
đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm
ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm
sức mạnh của tôi! Ha ha..
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải
lỗi tại tôi.. (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được
quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm
lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân…Nhờ có đôi mắt của tôi,
ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm
hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các
ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ts sống với hồn, để rồi bỏ
bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát
cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát
cơm cho tôi ăn chứ?
Hồn Trương Ba: Nhưng…nhưng..
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng
lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ? (thì thầm) Tôi rất biết cách
chiều chuộng linh hồn.
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?
Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông. Nghĩa
là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên
trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi.
Làm xong điều gì xấu ông cứ đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết cần
phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. hà hà…miễn
là.. ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu,
tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và những người khác đấy chứ!
Đã bảo chúng ta tuy hai mà một mà!
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời! Xác hàng thịt (an ủi) Ông đừng nên tự dằn
vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi
cọ nhau nữa. Chằng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi!
Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!
(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu nhân vật Trương
Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…)
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,
Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2019)
GỢI Ý:
* Cuộc đối thoại giữa hồn và xác:
- Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại:
+ Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, Hồn TB gặp rất nhiều phiền toái và
bản thân TB cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với những nhu cầu vốn không
phải của bản thân ông. Những điều đó làm TB vô cùng đau khổ.
+ Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước
cái chỗ ở không phải của mình, HTB khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta
chỉ muốn dời xa mi tức khắc!”.
- Diễn biến cuộc đối thoại:
+ HTB và XHT tranh luận về sức mạnh của thể xác (Tư tưởng hồn – xác độc lập):
++Hồn TB: Tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác. Phủ nhận sức mạnh của thể xác
“không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”, “không có tư tưởng, không
có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác thịt là thấp hèn. Khẳng định một cách
đầy tin tưởng và tự hào về sự “trong sạch” trong tâm hồn mình.
++Xác hàng thịt: Mỉa mai, giễu cợt, gọi HTB là cái “linh hồn mờ nhạt...khốn khổ”.
Tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn cao khiết của TB. Đưa ra
dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để kđịnh sức mạnh của mình, khiến TB bối
rồi.
+ HTB và xác hàng thịt tranh luận về vai trò của thể xác (tư tưởng hồn – xác là một,
xác chi phối hồn):
++ Xác hàng thịt: Khẳng định mình là “cái bình để chứa đựng linh hồn”. Tự hào về
vai trò của thể xác trong việc thoả mãn những nhu cầu của linh hồn. Phê phán, chế
giễu sự coi thường của linh hồn trước những nhu cầu của thể xác và đấu tranh co
những nhu cầu chính đáng của mình. Ve vuốt, đề nghị HTB trở về sống hoà hợp với
mình.
=> Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt -> trở thành kẻ thắng thế,
buộc Trương Ba phải quy phục mình.
++ Hồn TB: Một mặt tức tối trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt, mặt khác bối
rối, lúng túng, không thể phản bác những ý kiến đó. Chấp nhận trở lại xác hàng thịt
trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng.
=> HTB bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng -> trở thành người thua cuộc.
- Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại:
+ Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột
giưã cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và
thể xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.
+ Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời
thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành
động bên ngoài và hành động bên trong.
+ Ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm
trang, phù hợp với tính cách nhân vật.
- Khái niệm: triết lí nhân sinh hay nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với mỗi
con người, là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống
của con người và cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu, hành động của con
người. Bên cạnh đó nhân sinh quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và
chi phối các hoạt động của con người trong đời sống. Nói vắn tắt thì nó là cách người
ta nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của người ta.
- Biểu hiện của triết lí nhân sinh thể hiện trong đoạn trích:
+ Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai
đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa
linh hồn và thể xác.
+ Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người,
mặt khác vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất
và những nhu cầu của thể xác.
+ Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số
phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện
nhân cách.
- Đánh giá:
+ Cuộc đối thoại thể hiện bi kịch của nhân vật HTB: bị tha hoá, bị thể xác sai khiến.
Tâm trạng đau khổ, giằng xé trước cuộc sống trái tự nhiên.
+ Phẩm chất cao đẹp: luôn tự hào về đời sống tâm hồn của mình; dũng cảm nhìn
thẳng vào sự tha hoá của bản thân; nỗ lực đấu tranh với nghịch cảnh, với dục vọng
tầm thường để vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
 
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt
được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn
được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả
tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà
cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với
danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên
khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù
gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên,
đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản
là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Trích cảnh VII, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 149)
Từ đó, hãy nhận xét triết lí nhân sinh mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua
nhân vật.
GỢI Ý:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
– Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những kịch gia tài năng nhất, là một
hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường nước nhà những năm 80 của thế kỷ
XX. Kịch ông thường sắc sảo dữ dội, đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự và
ẩn chứa sau đó là những triết lí nhân sinh sâu sắc, thấm đượm chất nhân văn.
– Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết năm 1981, có nguồn gốc từ một
truyện cổ dân gian được công diễn vào năm 1998, là một trong những tác phẩm kịch
xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề có tính triết lí sâu sắc
từ chuyện Hồn Trương Ba sống lại và trú ngụ trong xác hàng thịt .
– Đoạn trích thuộc đoạn giữa phần 3 cảnh VII, gần màn kết vở kịch, tái hiện lại cuộc
đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, tô đậm bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của
nhân vật chính. Qua trích đoạn này, tác giả Lưu Quang gửi gắm tới độc giả nhiều tư
tưởng mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc.
* Cảm nhận hình tượng nhân vật Hồn Trương Ba:
– Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại: Trương Ba là một người làm vườn lương
thiện, có tài đánh cờ giỏi. Song, không may bị chết oan vì sự tắc trách của quan trời.
Đế Thích là một ông tiên cao cờ, vì yêu quý và mến tài đánh cờ của Trương Ba nên
đã giúp Hồn Trương Ba sống lại trong thể xác của anh hàng thịt. Tuy nhiên hành
động này vô tình đẩy Hồn Trương Ba vào một bi kịch đau đớn nghiệt ngã: Hồn bị
tha hoá, bị thể xác sai khiến trở nên tầm thường, bị người thân hắt hủi xa lánh.
Trương Ba rất lấy làm đau khổ, tuyệt vọng và quyết định tìm một cuộc sống đích
thực dù phải đánh đổi bằng cái chết. Quyết định ấy thúc đẩy hồn Trương Ba lấy
hương thắp gọi Đế Thích để nhờ ông tiên này giúp đỡ.
– Nội dung: Trong trích đoạn hồn Trương Ba đã bày tỏ tình cảnh bất hạnh của mình
khi phải sống trong thân xác của anh hàng thịt. Qua đó toát lên thân phận bi kịch và
vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
– Bi kịch:
+ Bi kịch là những xung đột, những mâu thuẫn đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa
cái cao cả và thấp hèn dẫn đến một kết thúc buồn. Nhân vật chính thường kết thúc
bằng cái chết bi thảm, để lại cho người đọc nỗi xót thương vô hạn. Mặc dù vậy, kết
thúc truyện cái chân, thiện, mĩ luôn chiến thắng cái ác, cái xấu, cái giả dối,…
+ Biểu hiện bi kịch của hồn Trương Ba:
. Việc mang thân anh hàng thịt khiến hồn Trương Ba rơi vào trạng thái mệt mỏi,
chán chường cùng cực; đau khổ, tuyệt vọng, bế tắc, cảm thấy sống không bằng chết.
Điều này vượt ngoài sức chịu đựng của hồn Trương Ba: điệp ngữ “không thể được”
thể hiện rõ điều này.
. Hồn Trương Ba đau khổ khi phải sống cuộc sống trái tự nhiên, “bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo” không được là chính mình. (Lấy dẫn chứng ở màn đối
thoại với thể xác để phân tích chứng minh).
. Phải đấu tranh với Đế Thích, phải tìm đến cái chết, tự thủ tiêu cuộc sống, sự sống
để được là “tôi toàn vẹn”; để không còn vật quái gở mang tên “hồn Trương Ba, da
hàng thịt”.
– Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Hồn Trương Ba đau khổ, quyết định lựa chọn cái chết để giải phóng cho mình một
mặt xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân, mặt khác xuất phát từ tấm lòng vị tha,
trái tim nhân hậu, cao thượng: mong muốn giải thoát nỗi khổ đau cho những người
thân yêu; muốn ngăn chặn nguy cơ gia đình “tan hoang” do tác động, ảnh hưởng tiêu
cực từ chính mình; muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung
quanh, như cu Tị, chị Lụa, vợ anh hàng thịt, anh hàng thịt.
+ Là người rất ngay thẳng, dũng cảm: Ông ý thức được cảnh ngộ tha hóa của bản
thân, dám nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng đó; kiên quyết không thỏa hiệp với cái
xấu, cái ác, dám chống lại phần thấp hèn, ti tiện trong con người mình. Ông dám chỉ
trích sai lầm của quan trời: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như
thế nào thì ông chẳng cần biết!
+ Có quan niệm sống đúng đắn sâu sắc:
. “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”: Cuộc sống thực sự phải
có sự hòa hợp giữa thể chất và tâm hồn, bên trong và bên ngoài.
. “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác là chuyện không nên”, càng không
nên sống nhờ vả vào thể xác của người khác.
. Sự sống là quan trọng, song “sống như thế nào” còn quan trọng hơn.
– Đánh giá chung:
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích đã thể hiện được cảnh ngộ đáng thương cũng như
những nét đẹp đáng trân trọng, đáng quí trong tâm hồn nhân vật Trương Ba. Qua đó,
kịch gia gửi gắm nhiều tư tưởng mang tính triết lí sâu sắc, ý nghĩa.
+ Giá trị nghệ thuật:
. Tác giả tạo ra xung đột kịch căng thẳng do khác nhau về quan niệm sống.
. Ngôn ngữ kịch giàu tính cá thể.
. Giọng điệu đa thanh, phức điệu, vừa hướng nội vừa hướng ngoại, vừa giàu triết lý.
Những triết lý có tính gợi mở, lột mặt nạ giải thiêng thần thánh mà mục đích cũng
là tôn vinh con người với những ước mơ, những khát vọng đời thường.
. Với cuộc đối thoại này, tác giả đã cởi nút cho xung đột của tác phẩm.
* Triết lí nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.
– Được sống là một điều may mắn, nhưng sống như thế nào mới quan trọng
– Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, có được sự hoà
hợp giữa thể xác và linh hồn, giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình
thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất
nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
– Trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến
thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới
được là chính mình toàn vẹn.
 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

“Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn
là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả
tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà
cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với
danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên
khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù
gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không
nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn
giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể
làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt
còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được
sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn
tầm thường của anh hàng thịt ?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được
với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta
nữa…chị ta thật đáng thương!”
(TríchHồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, trang 149,
NXBGD)

Chỉ ra sự khác biệt trong quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Từ đó anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về khát vọng được sống là chính mình.


GỢI Ý:

*Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

*So sánh quan điểm của hai nhân vật qua đoạn trích.

- Giải thích quan điểm: cách nhìn về cuộc sống (mục đích, ý nghĩa, lí do…sự sống
của con người). Quan điểm đúng thể hiện lập trường, đạo đức, vốn sống, văn hóa
và sự tiến bộ, tích cực trong cuộc sống. Quan điểm sai lệch biểu hiện lối sống tiêu
cực, hành động sai trái, tạo cơ hội cho kẻ xấu làm điều ác, hãm hại người tốt…

- Hoàn cảnh của Trương Ba: Bất đắc dĩ phải sống trong thân xác hàng thịt, dần
dần Trương Ba bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt, làm người thân đau khổ,
bản thân ông bế tắc tuyệt vọng.

- Quan điểm của Trương Ba:
+ Không chấp nhận lối sống : bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Đó là lối sống
giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. Điều đó chứng
tỏ Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống
không phải là mình, chiến thắng sự hèn nhát tầm thường, yếu đuối của bản thân,
không chịu lùi bước trước xác hàng thịt.
+ Khát vọng được sống là mình: trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Đó mới thực sự là
sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người.
+ Phê phán Đế Thích nghĩ đơn giản, sống quan liêu hời hợt: Chỉ cần cho tôi sống
nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết. Đối với Trương Ba, sống không
được là mình mà phải nhờ vả, mượn thân xác người khác chẳng qua là sự tồn tại, vô
hồn, không ý nghĩa.
+ Dám từ bỏ những thứ không phải của mình để trả lại sự sống cho anh hàng thịt.
Trương Ba không chỉ cao thượng mà rất nhân hậu vị tha.
=>Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép,chắp
vá, vô nghĩa. Trương Ba có lòng tự trọng, sống cao thượng, khao khát sống là chính
mình trọn vẹn thể xác và linh hồn. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những
người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

- Quan điểm của Đế Thích:
+ Không ai được sống là mình, trên trời dưới đất đều sống kiểu bên trong một đằng,
bên ngoài một nẻo: Tôi, ông và cả Ngọc hoàng cũng vậy. Đó là sự thật phải chấp
nhận không nên thay đổi, phủ nhận.
+ Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không
thống nhất không quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn
cảnh đó. Đó là quan điểm sống hời hợt, vô cảm.
Nhận xét hai quan điểm sống:
+ Trương Ba đúng đắn, tích cực, coi trọng sự sống thực sự là mình còn Đế Thích sai
lầm, quan liêu chỉ coi trọng sự tồn tại còn sống được là mình không cần quan tâm.
+ Quan điểm của Trương Ba thể hiện tư tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông
điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và
linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác
hoành hành.
+ Nhà văn phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép hoặc quá
đề cao nhu cầu vật chất hơn tinh thần, tinh thần hơn vật chất đang diễn ra phổ biến,
trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội.

- Nghệ thuật: từ một tình huống trong truyện cổ dân gian, nhà văn đã sử dụng sáng
tạo thành xung đột kịch gay gắt căng thẳng; ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát
cao, thể hiện rõ xung đột kịch và tích cách nhân vật. Tính chất triết lí từ hai nhân vật
có quan điểm sống trái ngược nhau làm nên thành công của vở kịch. Mâu thuẫn được
giải quyết.
* Bình luận khát vọng được sống là chính mình: Trương Ba không chấp nhận
sống chung với sự tầm thường giả dối của người khác, ông muốn được sống thuận
theo lẽ tự nhiên: trọn vẹn là mình hòa hợp linh hồn thể xác. Từ đó,
Tác giả muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta phải trang bị tri thức, kĩ năng, luôn chủ
động, linh hoạt trước những biến đổi của cuộc sống. Cần giữ vững cá tính, phong
cách của bản thân, sống hòa nhập nhưng không hòa tan, sống theo cá tính, phong
cách riêng nhưng không lập dị khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực
sự.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.