Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Nói với con” của Y Phương

Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Nói với con” của Y Phương

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (19).png


Câu 1. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về tác giả Y Phương?

Trả lời


- Y Phương (1948 – 2022) tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Y Phương nhập ngũ vào năm 1968, phục vụ quân đội năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Năm 2007, Y Phương được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Nói với con” (Y Phương)?

Trả lời

-
Cuối năm 1970, Y Phương là người lính bước ra từ mặt trận gian khổ sau 8 năm đánh giặc Mĩ xa nhà, lấy vợ sinh con trong thời kì túng thiếu của xã hội, trở về cuộc sống bình thường, hòa với sự bần hàn, túng thiếu của xã hội. Từ hoàn cảnh khó khăn ấy, Y Phương đã viết bài thơ để tâm sự với mình, động viên mình nhắc nhở con cái về sau.

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1980.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Nói với con”?

Trả lời


- “Nói với con” là nói về người đồng mình. Đây là cách nói giản dị, đơn sơ, chân thành, yêu thương.

- “Nói với con” mở ra một không khí thân mật giữa cha và con, đó chính là một cuộc trò chuyện thân mật, gần gũi, thân tình, song phương.

- “Nói với con” còn là nói với mình, nói với mọi người. Bài thơ nói về một vấn đề vô cùng thiêng liêng, trân trọng: truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 4. Chủ đề trong bài thơ “Nói với con” là gì?

Trả lời


Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc, đồng thời bày tỏ ước mong của người cha mong con kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc.

Câu 5. Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười


Đoạn văn mẫu

Bốn câu thơ đẩu trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương là những vần thơ chứa chan tình cảm gợi về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người, đó là gia đình với tình yêu thương sâu nặng của cha mẹ. Hình ảnh đứa trẻ đang chập chững bước đi đầu tiên đến bên cha “Chân phải bước tới cha” như ngầm ngụ ý con sẽ bước theo cha, học nơi cha ý chí, nghị lực để chinh phục mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Lời ru và tình yêu của mẹ dành cho con chính là động lực để khi con lớn lên, bước ra khỏi nôi, đi vào thế giới mới, mỗi bước của con là một thử nghiệm cuộc sống bên ngoài. Và không gì hạnh phúc khi con “chạm tiếng nói” cất tiếng gọi “cha, mẹ” rồi con “chạm tiếng cười” – con đã cảm nhận được thế giới tâm hồn, niềm vui hạnh phúc làm người. Mỗi bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ che chở, nâng đỡ, vui mừng đón nhận. Cấu trúc sóng đôi bốn câu thơ đầu tưởng chỉ là kể, tả nhưng chứa đựng trong đó là biết bao sự trìu mến thân thương. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ cách đo đếm bước chân con thể hiện tình yêu thương của cha mẹ và cách nói riêng giàu hình ảnh của người miền núi. Quả vậy, con được sống trong cái nôi ấm áp của hạnh phúc gia đình - cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con. Từ đó, người cha mong muốn người con hãy biết trân trọng niềm hạnh phúc giản dị và ngọt ngào đó.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ nói với con nói với con y phương
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
933
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top