Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành mới nhất

Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành mới nhất

Tác phẩm “Rừng xà nu” đã khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Qua đó, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tái hiện những khía cạnh độc đáo về phẩm chất anh hùng của nhân vật Tnú và người dân làng Xô Man.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (32).png


Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trung Thành?

Trả lời


- Tên thật: Nguyễn Ngọc Báu;

- Năm sinh: 1932;

- Quê quán: Thăng Bình, Quảng Nam;

- Bút danh khác: Nguyên Ngọc;

- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V; Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam;

- Tác phẩm:

+ Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955;


+ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969);

+ Đất Quảng (1971- 1974),…

- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Rừng xà nu”?

Trả lời


- Năm ra đời: 1965;

- Ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc;

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.

- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”?

Trả lời


- Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.

- Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nhan đề tác phẩm: Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên. Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

Câu 4. Tóm tắt tác phẩm “Rừng xà nu”


Trả lời

Làng Xô Man là ngôi làng nhỏ ở Tây Nguyên, nằm giữa những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Trong chiến tranh, làng Xô Man là đối tượng tàn phá, hủy diệt của kẻ thù, cả rừng xà nu và người dân Xô Man ngày đêm phải gánh chịu mưa bom, bão đạn. Nổi bật trong phong trào đấu tranh làng Xô Man là Tnú, người anh hùng từng chịu nhiều đau thương mất mát để đứng lên bảo vệ dân làng, đất nước. Vợ con Tnú bị quân giặc tra tấn, giết chết, Tnú đã lao ra bảo vệ vợ con nhưng vì đơn độc nên không cứu được vợ con, còn anh thì bị giặc bắt đốt trụi mười đầu ngón tay. Tnú được dân làng cứu thoát. Tnú tìm đến quân giải phóng, tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Sau ba năm, anh trở lại lành Man thăm làng vào mọi người. Đêm hôm đó, cả làng ngồi nghe cụ Mết kể lại những chiến công của Tnú, chuyện anh bị địch bắt bị tra tấn nhưng vẫn kiên quyết không khai báo, chuyện anh bị đốt 10 đầu ngón tay, chuyện anh cùng làng Man nhất tề thắng bọn giặc….. nhằm giúp dân làng nâng cao tinh thần truyền thống anh hùng bất khuất. Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn anh lên đường tiếp tục đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ chia tay nhau ở đồi xà nu.

Câu 5. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về tác phẩm “Rừng xà nu”

Đoạn văn mẫu


Tác phẩm “Rừng xà nu” đã khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Qua đó, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tái hiện những khía cạnh độc đáo về phẩm chất anh hùng của nhân vật Tnú và người dân làng Xô Man. Nguyễn Trung Thành là nhà văn sinh ra ở vùng đất Thăng Bình, Quảng Nam, tên khai sinh của ông là Nguyên Ngọc. Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước lầm than khi phải trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, hơn ai hết, ông trân quý và khâm phục những con người hy sinh hết mình cho cách mạng, cho Tổ quốc thân yêu. Đặc biệt đối với vùng đất Tây Nguyên anh dũng cùng những con người bộc trực, dũng cảm, kiên trung một lòng gắn bó cách mạng được ông ưu ái và dành nhiều niềm thương yêu. Bởi vậy mà bao nhiêu cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên anh hùng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để ông viết nên tác phẩm Rừng xà nu đầy thành công, trở thành một kiệt tác gắn bó với tên tuổi của mình. Rừng xà nu quanh làng Xô man được tác giả giới thiệu trong đoạn đầu tác phẩm đầy độc đáo. Một rừng cây luôn "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", bị súng đạn bắn phá liên tục, sự hủy diệt vô cùng tàn bạo của quân giặc trước sức sống của thiên nhiên - " Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn". Một cảnh tượng đầy đau thương hiện ra trước mắt, bao nhiêu cây xà nu không cây nào là không bị trúng đạn, cây nào cũng bị vết thương loang lổ, loét mãi ra rồi chết. Cây xà nu tự mình đứng lên, trường tồn và phát triển, dũng cảm hiên ngang trước bom đạn kẻ thù "hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng". Hình ảnh rừng xà nu hiện lên thật đẹp, thật đáng tự hào biết bao. Cây xà nu chính là biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên, là đại diện tiêu biểu cho con người Tây Nguyên, là hình ảnh ẩn dụ cho cốt cách, sức sống của đồng bào Tây Nguyên từ trước đến nay. Trong đau thương vẫn ánh dũng kiên cường, trong áp bức vẫn tràn trề hy vọng, vẫn mang ý chí đấu tranh, nguyện theo gương cách mạng, là sự sống bất diệt của buôn làng Xô man. Sau hình ảnh xà nu, tác giả tiếp tục tái hiện chân thực cuộc sống và chiến đấu của người dân nơi đây. Họ là những thế hệ giàu lòng yêu nước, có niềm tin lớn lao vào cách mạng, là những gương anh hùng sáng chói với non sông, Tổ quốc. Đó là một Cụ Mết đại diện cho những thế hệ anh hùng đi trước đầy kinh nghiệm, bản lĩnh và giàu lòng yêu nước, luôn hướng cho dân làng những bước đi đúng đắn trong chiến đấu. Là một người nhìn xa, thấu hiểu dân làng, là một chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của làng Xôman. Khi bị bắt, Tnú vẫn một lòng trung thành dù bị tra tấn đầy ác độc, nhưng vẫn nhất quyết giữ bí mật. Sau khi vượt ngục, những tưởng được hạnh phúc bên vợ con thì giặc tiến vào diệt phong trào nổi dậy, một lần nữa Tnú phải chịu đau thương trước sự tra tấn và khổ đau khi vợ con bị giết mà không làm gì được. Càng trong đau thương, phẩm chất anh hùng càng ngời sáng trong Tnú, càng trong áp bức càng kiên cường đứng lên trả mối thù lớn cho vợ con, cho chính mình và cho dân làng Xô man yêu dấu. Đó còn là những Dít, bé Heng,... thế hệ tiếp nối bao chiến công cha anh để cùng nhau chung sức đưa thắng lợi đi đến cuối cùng. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, ngày càng trưởng thành, kiên cường chiến đấu xứng đáng với hi sinh của cha anh. Dường như, trong cuộc chiến khốc liệt, con người Tây Nguyên càng khẳng định được chính mình. Trong lầm than, đen tối, họ lại càng kiên dũng, ngời sáng tuyệt vời. Rừng xà nu và nhân dân làng Xô man như hai mà một, đều chịu nhiều đau thương, đều vươn mình mạnh mẽ. Đó là sức sống bất diệt, là tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
nguyễn trung thành rừng xà nu tác phẩm rừng xà nu
  • Like
Reactions: VHT
393
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top