“Đồng dao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch chưa một lần yêu nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Thơ của ông thể hiện tình yêu đất nước tha thiết với nhiểu suy tư sâu sắc, mang màu sắc chính luận.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);
2. Vài nét về tác phẩm
2.1. Thể loại
Thể loại: Thơ bốn chữ
2.2. Xuất xứ
- Viết năm 1994
- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn
2.3. Bố cục Đồng dao mùa xuân
Văn bản Đồng dao mùa xuân được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính;
- Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa;
- Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.
2.4. Ý nghĩa nhan đề “Đồng dao mùa xuân”
- Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ
- Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc đời người lính
1.1. Câu chuyện về cuộc đời người lính
- Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên.
- Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận.
- Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.
=> Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.
1.2. Chi tiết khắc họa hình ảnh người lính
- Hình ảnh người lính: Ba lô con cóc; Tấm áo màu xanh; Làn da sốt rét; Cái cười hiền lành; Anh ngồi lặng lẽ; Mắt như suối biếc; Vai đầy núi non.
- Người lính có những phẩm chất đáng quý: Tuổi đời còn trẻ nhưng rất dũng cảm kiên cường; yêu nước; giản dị, khiêm nhường và hiền hậu.
2. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
- Nỗi thương nhớ mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh.
- Nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay.
2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình:
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Thơ của ông thể hiện tình yêu đất nước tha thiết với nhiểu suy tư sâu sắc, mang màu sắc chính luận.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);
2. Vài nét về tác phẩm
2.1. Thể loại
Thể loại: Thơ bốn chữ
2.2. Xuất xứ
- Viết năm 1994
- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn
2.3. Bố cục Đồng dao mùa xuân
Văn bản Đồng dao mùa xuân được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính;
- Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa;
- Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.
2.4. Ý nghĩa nhan đề “Đồng dao mùa xuân”
- Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ
- Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc đời người lính
1.1. Câu chuyện về cuộc đời người lính
- Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên.
- Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận.
- Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.
=> Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.
1.2. Chi tiết khắc họa hình ảnh người lính
- Hình ảnh người lính: Ba lô con cóc; Tấm áo màu xanh; Làn da sốt rét; Cái cười hiền lành; Anh ngồi lặng lẽ; Mắt như suối biếc; Vai đầy núi non.
- Người lính có những phẩm chất đáng quý: Tuổi đời còn trẻ nhưng rất dũng cảm kiên cường; yêu nước; giản dị, khiêm nhường và hiền hậu.
2. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
- Nỗi thương nhớ mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh.
- Nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay.
2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình:
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
Sửa lần cuối: