Trào lưu hậu hiện đại đã trở thành một trào lưu có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu trong đó có VN. Ở Việt Nam, hậu hiện đại xuất hiện như một khuynh hướng mà chúng ta có thể tìm thấy dấu vết hậu hiện đại trong rất nhiều tác phẩm từ thơ ca, đến truyện ngắn, tiểu thuyết.... Trong bài viết này, xin được phân tích một số đặc tính hậu hiện đại qua tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những câu chuyện vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha, nhếch nhác của con người, sự lạc loài của cái đẹp được đề cập đến. Tướng Thuấn trong Tướng về hưu là cái đẹp, nhưng đều lạc loài. Tướng Thuấn về hưu nhưng không cách nào hòa nhập được với gia đình, trước cái chết của vợ, sự hờ hững của con trai, xa lạ với đứa cháu gái và không thể chấp nhận được hành động của cô con dâu khi xay mảnh thai nhi cho chó, ông đã chọn cách chết bên đồng đội. Ông thốt lên “Sao tôi cứ như lạc loài”. . Ông cùng đồng đội vào sinh ra tử để bảo vệ đất nước, để đồng bào được sống hạnh phúc, mà nay trở về ông thấy những bào thai nhỏ xíu bị nấu cho chó ông không chịu được. Trước đây khi còn là tướng, ở trong quân ngũ chỉ huy hàng nghìn quân, đưa ra bao quyết định liên quan đến sinh tử ông Thuấn cũng không thấy khó khăn bằng việc chỉ đạo cái gia đình nhỏ bé của ông
Tinh thần hậu hiện đại hoài nghi với tất cả, hoài nghi cả lịch sử là điều chưa từng thấy trong văn học hiện đại. Lịch sử được nhìn nhận từ nhiều góc độ, không còn là cái lịch sử “đáng tin” như chúng ta vẫn nghĩ trước đây, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra những “lịch sử giả”. Dựng lên lịch sử giả cũng có nghĩa là đi theo tiếng gọi của trò chơi – một hình thức lại hóa nhằm tổ chức một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn chủ thể sáng tạo mà những cây bút non tay không bao giờ vươn tới được. Xưa nay trong sử sách, trong thơ văn kháng chiến, trong các tác phẩm trước Thiệp, đều ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ, các vị tướng trong chiến tranh như biểu tượng hào hùng của dân tộc, chói lòa sau những năm tháng đau thương, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã không miêu tả vị tướng ở thời điểm vinh quang, chói sáng mà chọn thời điểm khi ông ta ở thời bình, trở về với gia đình, đối mặt với xã hội đổi khác, toan tính vì đồng tiền nhiều hơn là sống chết vì lẽ cao cả - độc lập dân tộc. Điều này giống như một sự “giải thiếng” đối với các đại tự sự. Cái hậu hiện đại là vậy, nó thường nói đến những mảnh vỡ trong hiện thực, những tiểu tự sự chứ không cần một sự tôn vinh, phá bỏ “sử thi” trong văn học trước đây. Vị tướng hùng dũng trên chiến trường, trở về nhà không thể quen với lối sống ăn không ngồi rồi hưởng thụ, không thể chịu đựng khi nhìn thấy ngón tay bé xíu của thai nhi, cũng không cách nào hòa nhập với các thành viên khác trong gia đình. Chọn cái chết bằng súng đạn có lẽ ông được ra đi thanh thản hơn. Mặt trái sau ánh hào quang mà Thiệp muốn đề cập đến của một vị tướng cũng như cái hiện thực lạnh lùng của đồng tiền, của lòng người....
Sự đa dạng, chuyển đổi liên tục điểm nhìn nghệ thuật. Trong “Tướng về hưu”, dù ngôi kể là ngôi thứ nhất “tôi”, nhưng qua sự đối thoại, chuyển lời liên tiếp giữa các nhân vật, điểm nhìn cũng thay đổi liên tục: tôi, tướng Thuấn, ông Bổng, Thủy....từ đó nhận ra tính cách các nhân vật.
Về ngôn ngữ, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng ngôn ngữ đối thoại hết sức ngắn gọn, chỉ đủ nêu thông tin, mang đậm tính liệt kê. Nguyễn Huy Thiệp rất chuộng dùng câu đơn.: “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải…” (Tướng về hưu). Có thể nói, những câu văn sắc lạnh dửng dưng như thế có mặt khắp các trang văn của Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một giọng điệu lạnh lùng, khách quan, cho bạn đọc tự phán đoán câu chuyện, nhà văn không định hướng, không phán xét bất cứ điều gì, đó cũng là tinh thần hậu hiện đại nâng người đọc lên vị trí cao hơn.
Kết cấu phân mảnh phá vỡ lối kết cấu truyền thống trước đây, không chú trọng trình tự sự kiện. Ở “Tướng về hưu” ta thấy các câu chuyện rời rạc được kể liền mạch bởi nhân vật tôi. Phần giới thiệu để biết các nhân vật trong gia đình. Sau đó là chuyện gia đình trước khi tướng Thuấn về hưu, chuyện sau khi tưởng Thuấn về hưu, chuyện bắt gặp cảnh những mẩu thai nhi trong nồi cám chó, chuyện bà mẹ chết rồi làm đám ma và cuối cùng là chuyện tướng Thuấn chế. Các tình huống được tạo ra để thấy được những điều tác giả muốn gửi gắm, những dụng ý sâu sắc, đôi khi có thể đảo lên mà không ảnh hưởng đến mạch truyện. Ta có thể bắt gặp điều này trong các truyện: Chảy đi sông ơi; Con gái thủy thần, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết…Điều này không hề gặp trong các truyện trước Thiệp.
Trong giới hạn bài viết đã chỉ ra một vài thuộc tính hậu hiện đại hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như ngôn ngữ ngắn gọn, có nhiều từ tục, kết cấu phân mảnh, cảm thức hậu hiện đại cô đơn, lạc hoài, hoài nghi, đa điểm nhìn....
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã cho thấy những ảnh hưởng của nó đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên cả nội dung và hình thức. Khả năng dung chứa mức độ đậm nhạt sự thể hiện dấu hiệu của “hậu hiện đại” trong từng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là không giống nhau. Đi tìm dấu ấn “hậu hiện đại” trong truyện ngắn NHT đã cho ta thấy rõ hơn những ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam nói chung và Nguyễn Huy Thiệp nói riêng.
- Phong Cầm -
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những câu chuyện vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha, nhếch nhác của con người, sự lạc loài của cái đẹp được đề cập đến. Tướng Thuấn trong Tướng về hưu là cái đẹp, nhưng đều lạc loài. Tướng Thuấn về hưu nhưng không cách nào hòa nhập được với gia đình, trước cái chết của vợ, sự hờ hững của con trai, xa lạ với đứa cháu gái và không thể chấp nhận được hành động của cô con dâu khi xay mảnh thai nhi cho chó, ông đã chọn cách chết bên đồng đội. Ông thốt lên “Sao tôi cứ như lạc loài”. . Ông cùng đồng đội vào sinh ra tử để bảo vệ đất nước, để đồng bào được sống hạnh phúc, mà nay trở về ông thấy những bào thai nhỏ xíu bị nấu cho chó ông không chịu được. Trước đây khi còn là tướng, ở trong quân ngũ chỉ huy hàng nghìn quân, đưa ra bao quyết định liên quan đến sinh tử ông Thuấn cũng không thấy khó khăn bằng việc chỉ đạo cái gia đình nhỏ bé của ông
Tinh thần hậu hiện đại hoài nghi với tất cả, hoài nghi cả lịch sử là điều chưa từng thấy trong văn học hiện đại. Lịch sử được nhìn nhận từ nhiều góc độ, không còn là cái lịch sử “đáng tin” như chúng ta vẫn nghĩ trước đây, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra những “lịch sử giả”. Dựng lên lịch sử giả cũng có nghĩa là đi theo tiếng gọi của trò chơi – một hình thức lại hóa nhằm tổ chức một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn chủ thể sáng tạo mà những cây bút non tay không bao giờ vươn tới được. Xưa nay trong sử sách, trong thơ văn kháng chiến, trong các tác phẩm trước Thiệp, đều ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ, các vị tướng trong chiến tranh như biểu tượng hào hùng của dân tộc, chói lòa sau những năm tháng đau thương, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã không miêu tả vị tướng ở thời điểm vinh quang, chói sáng mà chọn thời điểm khi ông ta ở thời bình, trở về với gia đình, đối mặt với xã hội đổi khác, toan tính vì đồng tiền nhiều hơn là sống chết vì lẽ cao cả - độc lập dân tộc. Điều này giống như một sự “giải thiếng” đối với các đại tự sự. Cái hậu hiện đại là vậy, nó thường nói đến những mảnh vỡ trong hiện thực, những tiểu tự sự chứ không cần một sự tôn vinh, phá bỏ “sử thi” trong văn học trước đây. Vị tướng hùng dũng trên chiến trường, trở về nhà không thể quen với lối sống ăn không ngồi rồi hưởng thụ, không thể chịu đựng khi nhìn thấy ngón tay bé xíu của thai nhi, cũng không cách nào hòa nhập với các thành viên khác trong gia đình. Chọn cái chết bằng súng đạn có lẽ ông được ra đi thanh thản hơn. Mặt trái sau ánh hào quang mà Thiệp muốn đề cập đến của một vị tướng cũng như cái hiện thực lạnh lùng của đồng tiền, của lòng người....
Sự đa dạng, chuyển đổi liên tục điểm nhìn nghệ thuật. Trong “Tướng về hưu”, dù ngôi kể là ngôi thứ nhất “tôi”, nhưng qua sự đối thoại, chuyển lời liên tiếp giữa các nhân vật, điểm nhìn cũng thay đổi liên tục: tôi, tướng Thuấn, ông Bổng, Thủy....từ đó nhận ra tính cách các nhân vật.
Về ngôn ngữ, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng ngôn ngữ đối thoại hết sức ngắn gọn, chỉ đủ nêu thông tin, mang đậm tính liệt kê. Nguyễn Huy Thiệp rất chuộng dùng câu đơn.: “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải…” (Tướng về hưu). Có thể nói, những câu văn sắc lạnh dửng dưng như thế có mặt khắp các trang văn của Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một giọng điệu lạnh lùng, khách quan, cho bạn đọc tự phán đoán câu chuyện, nhà văn không định hướng, không phán xét bất cứ điều gì, đó cũng là tinh thần hậu hiện đại nâng người đọc lên vị trí cao hơn.
Kết cấu phân mảnh phá vỡ lối kết cấu truyền thống trước đây, không chú trọng trình tự sự kiện. Ở “Tướng về hưu” ta thấy các câu chuyện rời rạc được kể liền mạch bởi nhân vật tôi. Phần giới thiệu để biết các nhân vật trong gia đình. Sau đó là chuyện gia đình trước khi tướng Thuấn về hưu, chuyện sau khi tưởng Thuấn về hưu, chuyện bắt gặp cảnh những mẩu thai nhi trong nồi cám chó, chuyện bà mẹ chết rồi làm đám ma và cuối cùng là chuyện tướng Thuấn chế. Các tình huống được tạo ra để thấy được những điều tác giả muốn gửi gắm, những dụng ý sâu sắc, đôi khi có thể đảo lên mà không ảnh hưởng đến mạch truyện. Ta có thể bắt gặp điều này trong các truyện: Chảy đi sông ơi; Con gái thủy thần, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết…Điều này không hề gặp trong các truyện trước Thiệp.
Trong giới hạn bài viết đã chỉ ra một vài thuộc tính hậu hiện đại hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như ngôn ngữ ngắn gọn, có nhiều từ tục, kết cấu phân mảnh, cảm thức hậu hiện đại cô đơn, lạc hoài, hoài nghi, đa điểm nhìn....
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã cho thấy những ảnh hưởng của nó đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên cả nội dung và hình thức. Khả năng dung chứa mức độ đậm nhạt sự thể hiện dấu hiệu của “hậu hiện đại” trong từng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là không giống nhau. Đi tìm dấu ấn “hậu hiện đại” trong truyện ngắn NHT đã cho ta thấy rõ hơn những ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam nói chung và Nguyễn Huy Thiệp nói riêng.
- Phong Cầm -