PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TỰ TÌNH 2

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TỰ TÌNH 2

" Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Người ta thường bắt gặp hình ảnh người phụ nữ trong những câu ca dao xa xưa nhưng hiếm khi ta thấy hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trên những trang thơ của thi sĩ. Ngoài những trang thơ của Tú Xương viết về sự tần tảo đảm đang của bà Tú thể hiện lòng cảm thông cho người phụ nữ thời phong kiến thì Hồ Xuân Hương xuất hiện như ánh trăng dịu dàng soi xuống cánh đồng văn chương bằng tài năng của mình Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng nói cho những người phụ nữ thời ấy . Và tác phẩm Tự tình 2 của nữ thi sĩ họ Hồ đã nêu lên khát vọng được sống , được hưởng hạnh phúc trong xã hội đương thời.

Hồ Xuân Hương sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Ăn nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ thi sĩ đi nhiều nơi quen biết với nhiều dang sĩ song lại có cuộc đời éo le, chuyện tình duyên ngang trái.
Có lẽ trong nền văn học trung đại hiếm thấy ai lại nói lên những tâm tư tình cảm của người phụ nữ , có chăng đó cũng là lời ngợi ca về đức tính tần tảo chịu thương chịu khó của những người vợ người mẹ mà những đứa con những người chồng đã góp lên trang giấy bằng tất cả sự yêu thương và phụ nữ viết về phụ nữ lại càng hiếm hơn . Tác phẩm" Tự tình2" nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương là những tâm tư tình cảm của nữ thi sĩ họ Hồ nói riêng và của phụ nữ thời xưa nói chung đồng thời đó còn là sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước những thân phận nhỏ bé trong xã hội phong kiến qua đó ta còn thấy được tinh thần phản kháng mạnh mẽ và khát vọng về một hạnh phúc tha thiết . Mở đầu cho những nỗi niềm, trăn trở là hai câu thơ đầu:
" Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hông nhan với nước non"
Thời gian đêm khuya là lúc để con người ngồi ngẫm lại về cuộc đời về số phận mình, đêm khuya cũng là lúc con người chìm đắm trong hạnh phúc và là khoảng thời gian để con người sum họp nhưng trớ trêu thay người phụ nữ trong tác phẩm lại cô đơn lẻ loi giữa màn đêm tĩnh lặng , từ " văng vẳng " gợi lên âm thanh vọng lại từ xa , một thứ âm thanh không rõ ràng . " Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" gợi lên không gian tĩnh lặng , cảnh vật chìm trong sự im lìm và màn đêm ,tiếng trống canh dồn dập gấp gáp như bước đi của thời gian . Bằng tài năng của mình Hồ Xuân Hương đã vẽ nên trước mắt người đọc một màn đêm tĩnh mịch vắng lặng và hiện hữu trong cái không gian ấy là hình ảnh người phụ nữ lẻ loi cô đơn cùng bao tâm sự chẳng thể giải bày đồng thời với bút pháp " lấy động tả tĩnh" tác giả đã miêu tả bước đi của thời gian đó là bước đi đầy sự gấp gáp chẳng chờ đợi một ai . " Trơ cái hông nhan với nước non" , từ Hồng nhan làm ta liên tưởng đến hình ảnh một người con gái đẹp nhưng " cái hông nhan" lại gợi lên sự rẻ rúng , như một món đồ vật tầm thường và từ " trơ" lại thể hiện sự chai sạn của cảm xúc, dường như vô cảm với mọi điều xung quanh , "hồng nhan" gắn liền với "nước non " một bên là một thứ nhỏ bé tầm thường bên còn lại là một thứ cao cả thiêng liêng phải chăng tác giả đang cảm thấy tuổi hổ cho chính đời mình trước cái không gian rộng lớn. Hai câu đầu bộc lộ nỗi cô đơn buồn tủi trước duyên phận bẽ bàng cùng với đó là bước đi vội vàng của thời gian - một thứ qua đi không thể lấy lại. Và nếu hai câu thơ đầu là sự cô đơn buồn tủi bởi duyên phận bẽ bàng thì hai câu thơ tiếp theo như là vòng lẩn quẩn, bế tắc của cuộc đời:
" Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Mượn rượu để giải sầu nhưng dường như càng chìm trong men say thì lại càng thấy tỉnh, thấm thía hơn nỗi đau mà số phận đã định sẵn cho mình . "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" , hình ảnh vầng trăng cho ta cảm giác về một thứ đẹp đẽ và vầng trăng cũng được ví như tuổi xuân của người phụ nữ nhưng trăng trong thơ của Xuân Hương lại là " trang bóng xế" và còn " khuyết chưa tròn" cũng như tuổi xuân đã qua đi nhưng sao vẫn chưa tìm được cho mình một thứ tình duyên trọn vẹn cảm giác đớn đau ê chề được thể hiện đậm nét trên từng câu chữ . Muốn trốn tránh hiện thực phủ phàng mượn rượu để say nhưng " say lại tỉnh " càng thấy thương hơn cho chính mình cùng với đó là nỗi bâng khuâng khi tuổi xuân đã sắp đến nửa độ phai tàn nhưng vẫn chưa có cho mình một hạnh phúc đúng nghĩa. Trong xã hội cũ mặc dù bị ràng buộc bởi lễ giáo nhưng những người phụ nữ vẫn mang tronh mình một sức sống mãnh liệt muốn vươn lên để giành lấy hạnh phúc cho chính mình
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân may đá mấy hòn "
Thi sĩ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ để thể hiện sự vươn lên đấu tranh mạnh mẽ của rêu và đá những thứ nhỏ bé tầm thường . Hình ảnh "rêu" và" đá" còn ẩn dụ cho người phụ nữ dù nhỏ bé yếu đuối nhưng vẫn luôn đấu tranh để dành lấy hạnh phúc và quyền lợi cho chính mình đồng thời đó cũng là bản lĩnh của nữ thi sĩ họ Hồ một con người ngang ngạnh không chấp nhận số phận bẽ bàng bất hạnh . Rêu xiên ngang mặt đất như sự phẫn uất đối với xã hội cũ cùng với những gia phong lễ giáo đã ràng buộc , bóp nát đi những khát vọng ước mơ của họ, đá đâm toạc chân mâ là sự phản kháng lại sự bất công mà những người phụ nữ đã và đang gánh chịu . Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng thái độ của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội phong kiến , gợi lên cho người đọc về người phụ nữ dù nhỏ bé yếu đuối nhưng vẫn luôn đấu tranh để giành lấy cái hạnh phúc nhỏ bé cho mình . Hai kết như sự chán ngán với bước đi của thời gian
" Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"
" Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn" mùa xuân của tự nhiên qua rồi sẽ gặp lại đó là vòng tuần hoàn của đất trời , nhưng mùa xuân của con người lại không được như thế một khi đã qua đi thì sẽ không có sự trở lại bởi lẽ ấy nên Xuân Hương cảm thấy chán ngán cảnh xuân đi xuân lại lại, một mùa xuân đến cũng đồng nghĩa với mùa xuân của con người lại trôi qua . Hạnh phúc thật sự khi ta tìm được cho mình một cuộc tình tron vẹn nhưng hạnh phúc của người phụ nữ thời ấy có lẽ chưa bao giờ gọi là trọn vẹn khi đó chỉ là một mảnh tình ấy thế lại con san sẻ để rồi chỉ còn lại tí con con , tác giả thấy xót cho chính bản thân mình và cũng thương cho số phận của những người phụ nữ khác . Hai câu kết là tâm trạng chán ngán trước bước đi của thời gian một mùa xuân qua cũng đồng nghĩa với tuổi xuân xa rời, hạnh phúc thật nhỏ bé nhưng rồi lại còn phải san sẻ để còn lại một tí con con đó phải chăng là sự tiếc nuối dành cho tuổi xuân lẫn hạnh phúc của chính mình .
Với tài năng của mình nữ thi sĩ họ Hồ đã sử dụng từ ngữ một cách gần gũi như "văng vẳng" , "trơ", "xiên ngang" ,"đâm toạc" và xây dựng hình ảnh một người phụ nữ mang đầy tâm sự cùng nỗi buồn của khó giải bày nhưng cũng không kém phần ngang ngạnh khi luôn khao khát vươn mình để giành lấy hạnh phúc đã tạo nên áng thơ sống mãi trong lòng của những tâm hồn đồng điệu.
Trong nền thơ trung đại lần đầu tiên mới có người phụ nữ dám nói lên những tâm tư tình cảm của chính bản thân mình . Thi phẩm " Tự tình 2" đã giải bày sự buồn tủi, bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu khi sống trong cảnh kiếp chồng chung đồng thời đó còn là khát vọng được sống , được có chỗ mình một hạnh phúc đúng nghĩa .

Văn chương dù ở bất cứ thời đại nào cũng đều mang trong mình một sức sống mãnh liệt, nó vừa là lời ca ngợi cho những niềm hạnh hoan nhưng đi cùng với những niềm vui thì luôn có nỗi cô đơn bất hạnh mà đời người phải trải qua và Tự tình 2 cũng là một thứ văn chương như thế một mang trong mình nỗi cô đơn buồn tủi trước duyên phận bẽ bàng của người phụ nữ thời phong kiến nhưng đồng thời nó cũng mang bên mình khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn. Phải chăng những điều ấy cũng là ước mơ của Hồ Xuân Hương về một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa không còn cảnh " kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng" .
 
Từ khóa
ngữ văn 11 tác giả hồ xuân hương tự tình 2
718
3
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top