Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2. Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...)
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ ngữ cá nhân
+ Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo
+ Việc cấu tạo ra từ mới
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.
III. Luyện tập (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó
- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời
⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ
- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn
- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)
- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước
⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
hoạt động màu sắc nghe thuat ngôn ngữ sang tao
1K
0
1
Trả lời
Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong câu “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, từ “thôi” in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển, có nghĩa là qua đời, mất.
Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Ở hai câu thơ trên, từ ngữ được sắp đặt theo lối đảo ngữ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn); đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Cách sắp đặt như thế tạo ra ấn tượng mạnh về cảm giác: những đám rêu, hòn đá có sức sống mạnh mẽ, khẳng định sự tồn tại của mình, không gian thiên nhiên được sắp đặt một cách độc đáo, khác biệt.

- Ngoài ra, cách sắp đặt này còn thể hiện cá tính mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của tác giả Hồ Xuân Hương.
Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Ví dụ:
- Câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
- Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.”
⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.