Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
Bố cục
Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
Câu 1 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Mâu thuẫn thứ nhất: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:

+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
+ Đỉnh điểm mâu thuẫn trong hồi V được giải quyết.
+ Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá bỏ Cửu trùng đài
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
+ Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người chiến sĩ thiên tài có khát vọng, hoài bão muốn mang cái đẹp đến cho đời, làm dân tộc tự hào vì trong một xã hội thối nát, người dân đói khổ triền miên trong lầm than
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện điều đó
+ Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm mượn uy quyền, tiền bạc của hôn quan Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng xây dựng công trình nguy nga
+ Niềm khao khát sáng tạo, cống hiến lại đối nghịch với thực trạng lợi ích và mong muốn của nhân dân.
→ Các mâu thuẫn cơ bản trên tác động qua lại, có quan hệ mật thiết với nhau

Câu 2 (Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp
+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một
+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân
+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…
- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật
+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài
+ Ông không phải người hám lợi
+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu
+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân
→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.
+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp
+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy
+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô
+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn
+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô
→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Câu 3 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:
+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:
+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình
+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình
- Những câu hỏi không có đáp án:
+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng
- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí
Câu 4 (trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch:
- Thuộc thể loại bi kịch, tạo dựng được mâu thuẫn, nhưng không thể giải quyết được hết mâu thuẫn
+ Nhân vật anh hùng có khao khát lớn lao
- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn tới cao trào, hành động kịch đẩy lên kịch tính
- Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, có tính cách, tâm trạng thông qua ngôn ngữ
- Cách chuyển hóa linh hoạt các lớp kịch tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Luyện tập
Phần đề từ của tác giả viết vào 6/2/ 1942 sau một năm viết xong tác phẩm
Qua phần đề từ ta hiểu được những chân thành, sự băn khoăn của chính tác giả “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?
- Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào.
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
cửu trùng đài khat vong lê tương dực nhan dan soạn bài tự hào
688
0
1
Trả lời
Tóm tắt

Văn bản là hồi V (Một cung cấm) của vở bi kịch lịch sử “Vũ Như Tô” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Hồi V cũng là hồi cuối cùng của vở kịch. Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.
Bố cục
Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.

Câu 1 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hồi V thể hiện hai mẫu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài ⇒ Mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu và đời sống hiện thực của con người.
Câu 2 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Vũ Như Tô:
+ Diễn biến tâm trạng: từ ngạc nhiên, bán tín bán nghi đến bàng hoàng và cuối cùng là suy sụp, đau khổ.
+ Tính cách: là người nghệ sĩ tài ba, hết lòng vì nghệ thuật, là người nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn nhưng lại có phần mù quáng, sai lầm.
Đan Thiềm:

+ Diễn biến tâm trạng: Lo lắng cho Vũ Như Tô, đến hoảng sợ và cuối cùng là thất vọng, buông xuôi.
+ Tính cách là: là người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, người thức thời, trọng tình nghĩa, phẩm chất thanh cao.
Câu 3 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.
+ Cách xử lý tình huống của tác giả đã phần nào giải quyết được mâu thuẫn ấy: hai điều đối nghịch đó không thể cùng lúc tồn tại, nên Đài Cửu Trùng bị phá, Vũ Như Tô thì bị giết.
Câu 4 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ kịch điêu luyện, giàu màu sắc cổ điển, thể hiện cảm xúc cao độ.
+ Khắc họa nhân vật (số phận, tính cách, tâm tư, suy nghĩ) thông qua ngôn ngữ, hành động.
+ Xây dựng xung đột kịch có cao trào, thắt nút.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Lời đề tựa chính là sự băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng của tác giả.
+ Tác giả vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.

+ Lời đề tựa đã nêu lên một tư tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa văn chương và đời sống: văn chương ngoài bản thân nghệ thuật còn phải gắn bó với đời sống.
Ý nghĩa
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
Đoạn trích cũng đã thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.