Baivanhay Sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại qua “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G. Mác-két)

Baivanhay Sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại qua “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G. Mác-két)

Bằng giọng văn sôi nổi, với lương tâm của nhà văn, G.G.Mác-két đã đề cập đến ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ đến sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại qua “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Đó là sự tiến bộ và nguy cơ hủy diệt của vũ khí hạt nhân; loài người còn phải sống khổ cực vì sự tốn kém để phát triển và duy trì nó; kêu gọi giải trừ vũ khí và hướng về tương lai.

xkk (12).png


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G. Mác-két)
Bài viết mẫu
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có chủ đề chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Bằng giọng văn sôi nổi, với lương tâm của nhà văn, G.G.Mác-két đã đề cập đến ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ đến sự tồn vong và hạnh phúc của nhân loại. Đó là sự tiến bộ và nguy cơ hủy diệt của vũ khí hạt nhân; loài người còn phải sống khổ cực vì sự tốn kém để phát triển và duy trì nó; kêu gọi giải trừ vũ khí và hướng về tương lai.

Trước hết, tác giả đã để đề cập sự tiến bộ và vai trò quyết định của “công nghiệp hạt nhân”, điều mà tác giả cho rằng “không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới”. “Đứa con tài năng con người” ấy ra đời vào năm nào? Vào năm 1945 (41 năm trước năm 1986), vừa mới chào đời là nó đã gửi ngay thông điệp giết người hàng loạt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (Nhật Bản) để kết thúc thế chiến lần thứ hai. Hai thành phố lớn ấy đã trở thành đống gạch vụn, hàng trăm ngàn người chết và bị thương. Còn bây giờ (1986) thì đã có tới “50.000 đầu đạn hạt nhân”,“mỗi người đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ". Từ những dẫn chứng cụ thể ấy, nhà văn đã suy diễn ra sự khủng khiếp mà chúng gây ra. Nếu 50.000 đầu đạn ấy nổ tung thì “sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất". Không chỉ tàn hại trái đất, nó còn “có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa...”. Bởi sự khủng khiếp mà nó gây ra cho toàn vũ trụ nên “đứa con tài năng của con người” nắm vai trò quyết định đối vơi chính sinh mệnh của con người trên thế giới.

Luận điểm thứ hai là nhà văn chứng minh sự tốn kém do sự tồn tại của nó: “các bệ phóng cái chết”. Người ta đã dùng tiền để chế tạo “các bệ phóng cái chết” khiến “tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn", Nhà văn đã nêu các dẫn chứng cụ thể và dùng phép so sánh đối chứng để chứng minh cho luận điểm của mình.

Năm 1981, UNICEF có chương trình cứu trợ khẩn cấp cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới, nhưng không tìm ra đưực 100 tỉ đô la. Trong lúc đó, Mỹ đã dùng cũng với số tiền ấy để chế tạo ra 100 máy bay B.1B và khoảng 7.000 tên lửa vượt đại châu.
Số tiền giúp hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, chỉ riêng ở châu Phi, bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mit cũng không ai chịu đóng góp.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương-Nông Quốc tê FAO, năm 1985 có khoảng 575 triệu người thiếu dinh dường, số tiền giúp số người này không bằng số tiền bỏ ra để chế tạo 149 tên lửa MX, và chỉ cần bớt đi 27 tên MX “là đủ tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm bốn năm tới ”.

Chi phí để xóa nạn mù chữ cho toàn thê giới chỉ bằng giá của hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
Đoạn văn như một cái cân nhân ái do nhà văn đưa ra để bạn đọc nhận định. Một bên là hàng trăm triệu trẻ thơ và người nghèo đói, một bên là vũ khí hạt nhân và “các bệ phóng cái chết”. Cán cân nghiêng về phía “dịch hạch” hạt nhân, nghiêng về phía quyền lực bá chủ lạnh lùng.
Trong những đoạn văn kế tiếp, nhà văn đã trình bày luận điểm thứ ba: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí" của con người và của cả tự nhiên vì "trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời”. Cái duy nhất là cái có giá trị, đáng quý nhất Mác-két đã đưa ra những dẫn chứng về quá trình hình thành sự sống và ý nghĩa của nó. Con bướm “đã phải trải qua 380 triệu năm’’ mới bay được; con người “phải trải qua bốn kỉ địa chất mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”. Đấy là chưa nói đến khoảng thời gian dài con người mới có được tâm tư, hình hài như hiện tại. Thiên nhiên đã sắp xếp núi cao, biển rộng, đồng bằng, sông ngòi,... và muôn loài. Còn con người dùng trí tuệ của mình để mưu cầu cuộc sống hạnh phúc. Như thế cuộc sống đáng quý biết chừng nào. Vậy mà “chí cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó " thì phát minh đó đi ngược lại lí trí. “Chẳng có gì để tự hào” nếu không bảo là đáng kết án, đáng nguyền rủa. Nghệ thuật biện luận tương phản đã làm cho tiếng nói của nhà văn trở nên đanh thép hơn.

Trên cơ sở đó, Mác-Két đã cất lời kêu gọi đấu tranh cho “một thê giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”. Đồng thời nhà văn cũng kêu gọi “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân”. Như thế là nhà văn tiên lượng lời kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân không được đáp ứng và ai đó trong số những ông chủ của các kho vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp kia “bấm nút một cái” là có thể kéo theo bấm nút dây chuyền. Chiến tranh hủy diệt xảy ra, nhân loại hiện tại không còn. Nhưng nhờ “nhà băng lưu trữ trí nhớ” ấy mà “nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây biết đến tên những thủ phạm...” đã làm cho “cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này”.

Hiện tại, kho vũ khí hủy diệt kinh hoàng ấy ngày càng nhiều hơn. Ngoài các cường quốc đã sở hữu chúng, nay có thêm Ân Độ, Pa-ki-xtan, Cộng hòa Dân chu Nhân dân Triều Tiên, I ran... Hy vọng tiếng chuông cảnh báo khẩn thiết sáng ngời tính nhân bản hường họ về nẻo chính, xây dựng một thê giới hòa bình và nhân ái.

Bài viết của nhà văn G. Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc có khả năng hủy diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh. Tiếc thay phương tiện của cuộc chiến tranh ấy lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão do con người tạo ra.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
g.g.mác-két mác-két đấu tranh cho một thế giới hòa bình
322
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top