"Suông" sẻ

"Suông" sẻ

nghia23122007
nghia23122007
“SUÔNG” SẺ


Truyện được kể theo ngôi thứ nhất với nhân vật người bố

Tôi đi vào công ty VinFast như mọi ngày. Ở phòng kế toán, có một nhân viên có trình độ Excel ở mức trung bình và cô ấy đang loay hoay với một số hàm. Cô ấy hỏi:

Anh ơi, anh có biết hàm VLOOKUP nghĩa là gì không?

Tôi mắng:

- Học Excel bao nhiêu năm rồi mà không biết hàm này dùng để làm gì à?

Cô nhân viên này mắng lại:

- Thế anh có biết Excel không?

Tôi cãi lại

Cô biết Excel mà cô cũng phải hỏi nữa. Tôi là tôi học Excel từ 10 năm nay rồi!

Rồi cô nhân viên này đưa tôi một bảng tính và yêu cầu sử dụng hàm COUNT để đếm ngày công, lương, thưởng của công ty. Nhưng, làm mãi vãn chưa xong. Cô nhân viên mắng:

- Thấy chưa, anh cứ thích nói suông làm gì. Anh bảo anh học Excel hơn 10 năm, nhưng làm một cái bảng tính với các hàm đơn giản như thế mà anh vẫn không làm được à?

Tự khắc, trong đầu tôi văng vẳng câu hát “Ôi con sông quê con sông quê”[1]. Tôi đã sai vì khai gian kinh nghiệm.

Về đến nhà, thấy con trai cần sửa kính cận bị gãy gọng. Cậu bé nhờ tôi đem ra cửa hàng kính để sửa, nhưng nghĩ rằng thằng bé đã lớn, tôi mắng:

- Lớn chừng này rồi mà mày còn không sửa được cái kính, sau này ra xã hội sống làm sao được?

Cậu bé cãi lại:

- Con có biết làm đâu?

Tôi gắt gỏng:

- MÀY LẤY CÁI TUA VÍT RA ĐÂY!

Rồi tôi hướng dẫn con sửa kính, nhưng cậu bé không biết sửa. Cậu bé khóc, tôi mắng:

- LỚN CHỪNG NÀY RỒI MÀ CÒN KHÓC. ĐÀN ÔNG CON TRAI PHẢI MẠNH MẼ LÊN!!

Bố tôi hớt hải chạy xuống mắng tôi:

- Mày có sửa được không mà mày ép con sửa như thế, trong khi cái ốc vít của kính rất nhỏ, trẻ con không nhìn thấy?

Tôi “combat” lại với bố:

- Để nó sửa cho nó biết sửa!

Bố tôi mắng cho tôi một trận:

- Không phải ai cũng làm thợ sửa kính chuyên nghiệp đâu! Để sản xuất ra một chiếc kính cần đến những máy móc hiện đại và những con ốc vít nhỏ kia thì những thợ sửa mới sửa được thôi. Mày giỏi thì mày sửa đi cho tao xem.

Tôi sửa kính nhưng nhìn mãi vẫn chưa thấy ốc vít đâu. Tôi cầm tua vít lên sửa và thế là “gãy lại hoàn gãy”!

Bố tôi bảo:

- Thấy chưa, mày không biết làm mà ép người khác không biết làm làm cho mình. Mày thấy xấu hổ chưa?

Đầu tôi lại văng vẳng câu hát “Ôi con sông quê con sông quê” lần nữa.

Hôm sau, sếp giao cho tôi một công việc: Báo cáo tài chính của công ty. Nhưng vừa giao việc thì tôi lại mắng sếp thêm một lần nữa:

- Anh giỏi thì anh làm đi! Có mấy cái báo cáo đơn giản như thế mà cũng không biết làm. Tôi phải đến chịu anh đấy, thế mà cũng đòi làm doanh nhân!

Vừa dứt lời khoảng 2 giây, tôi đã ăn một cú tát trời giáng của sếp và sếp mắng:

- Láo! Anh thích bị sa thải lắm đúng không?

Cả phòng làm việc quay sang chú ý đến tôi và sếp của tôi. Họ túm năm tụm ba xem khẩu chiến giờ tôi và sếp tôi.
Sếp tôi mắng:
- Tôi giao việc cho anh làm báo cáo tài chính mà anh còn cố tình không làm, lại bắt tôi làm, lại còn tự xưng giỏi hơn cả mọi loại sếp, giỏi hơn cả Phạm Nhật Vượng[2] nữa.

Tôi gân cổ lên cãi cho bằng được:

- Anh là doanh nhân mà không biết báo cáo tài chính à? Thế này thì xứng đáng làm nhân viên thường thôi!

Sau 20 phút cãi tay tôi với sếp, sếp tôi chốt hạ một câu khiến tôi phải ê mặt:

- Tôi không chấp nhận cái nhân viên thích nói suông như anh! Nhân viên gì mà hỗn láo với cả sếp đến thế!

Cuộc khẩu chiến kết thúc. Tôi lại “ôi con sông quê con sông quê” và bị giáng chức xuống nhan viên “quèn” do lúc cãi tay đôi với sếp thì tôi đang làm trưởng phòng.

Tôi đã nhận ra rằng: Trên đời này, nói suông chẳng giúp ích gì. Hãy trau dồi kiến thức chuyên môn để làm việc hiệu quả hơn, không phải cứ ép người khác làm mà ta không biết làm.

Kể từ đó, tôi quyết tâm thay đổi. Tôi cố gắng đăng ký rất nhiều khóa học để trau dồi. Nào Excel, nào kỹ năng giao tiếp,… Chẳng mấy chốc, tôi được sếp khen và khôi phục lại chức trưởng phòng. Tính cách của tôi thay đổi hẳn từ đây.

Về đến nhà, con gái tôi nhờ tôi may chân váy. Vì tôi đã được bố mẹ tôi dạy may vá, nên tôi sẵn sàng giúp đỡ. Sau 1 giờ làm việc, chân váy được may đẹp như khi sản xuất ở xưởng may. Con gái tôi cảm ơn tôi:

- Bố may đẹp hơn cả mẹ may vậy. Con cảm ơn bố nha!

Nhìn thấy con gái vui như vậy, tôi cảm thấy vui vì từ này tôi đã biết đối xử tử tế hơn, không còn tình trạng mình không có kỹ năng chuyên môn mà bắt người không có kỹ năng chuyên môn làm thay mình.

Từ đó, cả nhà tôi được hòa thuận yên vui, sếp của tôi cũng vui hơn và tôi được lương cao hơn.



[1] Câu hát trong bài hát Khúc hát sông quê của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
[2] Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968): Chủ tịch tập đoàn Vingroup, người giàu nhất Việt Nam
 
255
0
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top