Suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Ba câu hỏi xuất hiện trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ": Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Có chở trăng về kịp tối nay? Ai biết tình ai có đậm đà? hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả? Hãy cùng mình tới với bài phân tích "Suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ".

Những khoảng lặng trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.png
(Bài văn Suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử)

“Thi sĩ như những con chim sơn ca đứng trong bóng tối cất lên những tiếng cô độc để mua vui cho sự cô độc của chính mình” (Selly)

Nếu được yêu cầu phải tìm một chú chim sơn ca ở tận cùng bóng tối, để những gai nhọn của bông hoa cuộc đời cứa sâu vào tim và cất lên những vần thơ tuyệt đỉnh, những vần thơ quay quắt đầy sức ảnh ảnh, thì có lẽ không có sự lựa chọn nào tốt hơn Hàn Mặc Tử. Đau đớn, tuyệt vọng, cô đơn, cùng cực, bi phẫn, khao khát, đoạn tuyệt với đời nhưng đau đáu hướng về cuộc đời… Số phận và đời thơ Hàn Mặc Tử có lẽ là một trong những số phận đau thương nhất của văn đàn Việt Nam. Với một khối đau thương thấm đẫm máu và nước mắt ấy, không ngôn từ nào, không lời nói nào có thể nói ra trọn vẹn. Hồn thơ ấy hẳn nhiên phải đầy những khoảng lặng, những khoảng lặng thơ làm nên những vùng tâm hồn bí hiểm, mà khám phá vào thế giới ấy, vào trái tim ấy, vào khối tình ấy, người đọc không khỏi bắt gặp những ảm ảnh.

Trong những câu hỏi tu từ xuất hiện trong bài, Hàn Mặc Tử đã để lại những khoảng lặng đáng suy ngẫm cho bạn đọc và nhiều băn khoăn day dứt. Hỏi, nhưng không phải hỏi, bản thân câu hỏi đã có câu trả lời. Hỏi, như tiếng lòng khắc khoải cứ mãi trở trăn, hỏi đấy, mà thực ra, chính là những xúc cảm đang cất lời. Câu hỏi đầu tiên: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, mở đầu bài thơ đầy sức gợi, như thu hút người đọc vào nhiều điều bí ẩn. Đó là lời của ai? Phải chăng là lời trách móc của cô em lâu ngày không gặp? Phải chăng đó là lời mời đầy hiếu khách của một người con gái Huế đáng yêu? Hay phải chăng là một lời tự vấn của chính thi nhân: Đã bao lâu rồi ta chưa về chốn ấy, về với cảnh cũ người xưa? Bản thân câu hỏi đã là một điều bí ẩn. Nhưng cái lặng ở đây, cái khoảng lặng chất chứa cảm xúc, không nằm ở chỗ ai hỏi hỏi ai, mà là ở chỗ, ở giữa những con chữ chất chứa những cảm xúc, băn khoăn gì, những tâm tư nào còn ẩn kín, vô ngôn. Đó là một lòng khao khát hướng về cuộc đời, của một con người vì hoàn cảnh mà phải đoạn tuyệt với cuộc đời. Nhưng đoạn tuyệt không có nghĩa cự tuyệt, con người ấy vẫn một lòng hướng về cuộc đời trong tiếng lòng thổn thức và khát khao, mọi nhịp đập của con tim, mọi hơi thở, và cả dòng máu nóng chảy trong huyết quản, đều hướng về thế giới ấy trong tình yêu toàn vẹn, trong niềm khao khát tột cùng. Thế nên câu hỏi mở đầu bài thơ có cái gì đó trìu mến, mà có chút gì đó bâng khuâng như oán trách, cũng có cái gì đó nằng nặng như một lời tự vấn.

Kết thúc mỗi khổ thơ của Đây thôn Vĩ Dạ là một câu hỏi tu từ. Mỗi câu hỏi tu từ là một tâm trạng, là một uẩn khúc tâm hồn, là một nỗi niềm phong kín. Câu hỏi: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” của khổ thơ một chẳng đơn thuần là một câu hỏi, mà đó còn là một lời trầm trồ thán phục, còn là sự hưng phấn của một con người trước cảnh vườn xanh mướt, tinh khôi, cao sang, thanh tú. Nhưng từ trong khoảng lặng ở giữa những vần thơ, ta còn bắt gặp một ánh nhìn khá tươi vui: Một sự khen tặng, một lời ca ngợi, khen tặng, ca ngợi bàn tay người con gái chăm chỉ nết na hiền lành đã làm nên khu vườn tuyệt đẹp này, mà ẩn sâu trong ấy, chính là những nhịp đậu của một trái tim tha thiết với đời, đặc biệt tha thiết với con người.

Khác với cái nhìn có vẻ tươi vui của câu hỏi ở khổ thơ đầu, câu hỏi ở khổ thơ thứ hai ẩn chứa trong khoảng lặng của nó một cái nhìn dự cảm, một sự gấp gáp đầy khổ đâu: “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Trăng là biểu tượng cho thế giới ngoài kia, thế giới của cuộc sống và ánh sáng, khác hẳn với thế giới trong này, thế giới của bóng tối và bệnh tật, của những đớn đau, của thể xác và linh hồn tan rã… Chạm vào khoảng lặng gửi gắm trong chữ “kịp” trái tim người đọc như thắt lại. Tại sao lại băn khoăn về chữ “kịp”, tại sao ở đây lại có cái gấp gáp về thời gian, và có cái gì đó bùi ngùi như thể mất mát? Phải chăng thi nhân đã có dự cảm chẳng lành? Hay phải chăng đó là tâm trạng đau khổ tự ti của một con người bị cuộc đời quay lưng? Ẩn trong ngôn từ là những nỗi niềm chua xót, những nỗi niềm tủi phận, của một tâm hồn đáng thương. Hàn Mặc Tử gấp gáp, nhưng lại là gấp gáp để được hưởng những điều tối thiểu của cuộc đời. Cái tình cảnh ấy đau xót như những vết cứa vào tim, khiến ta không sao kìm nổi nước mắt. Khoảng lặng ở đây ôm ấp những xúc cảm bi kịch và đầy day dứt, ảm ảnh và mờ nhòa như một vết thương tâm tưởng…

Và câu hỏi tu từ ở khổ thơ cuối thì thực sự là những cảm xúc vỡ òa: Ai biết tình ai có đậm đà? AI là ai? Là em không biết tình anh đậm đà? Hay là liệu tình em có đậm đà với anh? Cảm xúc cứ day dứt, cứ xoay vòng, cứ xoáy sâu như một cơn lốc, đầy băn khoăn, đầy trăn trở, nhưng thực ra lại chính là những khao khát sống, những yêu thương, găn bó với cuộc đời của một con người ở vực thẳm của sự tuyệt vọng.

Ba câu hỏi là ba cảm xúc phức tạp. Ba khoảng lặng trong thơ mà cũng là ba khoảng lặng trong lòng bạn đọc, với những cảm xúc xót xa.

Khoảng lặng trong “Đây thôn Vĩ Dạ” còn thể hiện ở những hình tượng mà nhà thơ xây dựng. Đó có thể là hình ảnh của một con người “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Một con người mờ mờ ảo ảo thấp thoáng trong bức tranh tâm tưởng. Một con người lặng, vô ngôn nhưng đầy tâm sự. Có người cho rằng, đó chính là hiện thân của Hàn Mặc Tử, một bức chân dung tự họa trong bức tranh thiên nhiên vườn tược diễm lễ của tâm tưởng. Và ở trong cái khoảng lặng – bức chân dung ấy, là một sự tự ti của con người mang bệnh hòa cùng nỗi khát khao hướng về cuộc đời. Tĩnh lặng nép mình dưới đám trúc, hướng về cuộc đời về ánh sáng trong sự khát khao, trong nỗi niềm yêu mến, nhưng tuyệt nhiên chẳng thể lại gần. Hình ảnh ấy là hình ảnh ta có thể bắt gặp trong những khoảng lặng mà hình tượng mang lại, một hình ảnh đầy xót xa.

Hình tượng dòng sông trăng, hình tượng sương khói nhân ảnh đều vẽ ra những khoảng lặng man mác, khoảng lặng của cõi trời nước mênh mang, khoảng lặng của ánh trăng trầm mặc, khoảng lặng của màn đêm thăm thẳm, khoảng lặng của sương khói, của cõi mộng, cõi điên…

Và nhiều lúc, chỉ là những từ ngữ tưởng như đơn giản, mà thật ra cũng chất chứa trong ấy biết bao nhiêu điều, trong những điều chưa nói, là những tâm sự thật sự, mà người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được, hiểu được với trái tim đồng cảm và tâm hồn đồng điệu. Chỉ một chữ “lay” mà bao cái sầu úa như đổ dồn cả vào khung cảnh, ấy là tâm trạng con người đang chiếm lĩnh thiên nhiên. Chỉ một chữ “kịp” mà thấy được tâm trạng đau đớn, cái gấp gáp đến tội nghiệp.

Nhưng tác dụng tạo khoảng lặng đáng kể nhất phải kể đến những đại từ phiếm chí. Cụ thể ở đây là đại từ phiếm chỉ “ai”. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. “Ai biết tình ai có đậm đà”. Về mặt ngữ nghĩa những đại từ phiếm chỉ làm cho nhòe nghĩa, làm đối tượng mờ dần đi, nhạt nhòa dần đi, tính cá thể trở nên không rõ ràng, như phủ một lớp màn sương khói lên tất cả. Điều này tạo ra những khoảng trống mênh mông khi hình tượng nghệ thuật, thông qua ngôn từ nghệ thuật, tác động và tâm tưởng người đọc và tạo ra những hình ảnh trong tâm trí họ. Những khoảng trống mênh mông ấy, những khoảng lặng ấy, như thể những khoảng trống trong những bức tranh thủy mặc, luôn mang môt sức gợi lớn lao, như cuốn hút người đọc vào khám phá một miền bí ẩn nào ấy, khiến họ tích cực khi tiếp nhận tác phẩm, và khiến tác phẩm ở sâu trong lòng họ.

Những đại từ phiếm chỉ còn tạo nên một khoảng lặng khác: Khoảng lặng của tâm trạng, một điều giấu kín, ẩn sâu, một góc khuất tâm trạng của nhà thơ. Vườn, thuyền và tình, đó là những biểu hiện đẹp nhất, cao nhất của cuộc sống mà Hàn Mặc Tử luôn khao khát, luôn hướng về, là thứ ánh sáng của sự sống mà nhà thơ luôn dõi theo từ nơi bóng tối của bệnh tật. Nay những điều ấy bị nhòe dần đi bởi đại từ phiếm chỉ, nhòe dần đi trong thơ, nhòe dần đi trong mạch cảm xúc. Ta bắt gặp ở đây một bàn tay cố rướn lên để với, nhưng càng với càng xa, càng khát khao, càng yêu thương càng tuyệt vọng, càng đau đớn…

Chính đặc điểm của ngôn từ và đặc trưng của thơ đã tạo nên những khoảng lặng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Đồng thời những khoảng lặng này cũng làm nên đặc sắc ngôn từ của tác phẩm, góp phần làm nên sức sống trong tác phẩm, để bài thơ thực sự là một cái gì đó độc đáo, cho người đọc tìm thấy được những điều mà “Trước nhà thơ đó, trước câu thơ đó còn như bị phong kín” (Nguyễn Tuân).


Bài viết liên quan tới chủ đề "Suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ":
Dạo chơi thôn Vĩ cùng Hàn Mặc Tử
Cảm nhận bài Đây thôn Vĩ Dạ

Nội dung chính tác giả, tác phẩm trong bài "Đây thôn Vĩ Dạ"
 
Từ khóa
hình tượng dòng sông trăng hướng tới ai và có tác dụng gì kết thúc mỗi khổ thơ của đây thôn vĩ dạ khoảng lặng của cõi trời nước mênh mang là một câu hỏi tu từ mỗi câu hỏi tu từ là một tâm trạng những khoảng lặng của bài thơ đây thôn vĩ dạ suy nghĩ về ba câu hỏi tu từ thuyền ai đậu bến sông trăng đó trong bài thơ đây thôn vĩ dạ
  • Like
Reactions: Triều Anh
3K
1
2

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

“Mỗi Khổ Thơ Có Một Câu Hỏi Tu Từ, Vì Thế, Bài Thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” Đã Gieo Vào Lòng Người Những Ám Ảnh, Day Dứt Ấn Tượng”​

Mỗi người được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc và may mắn mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Nhưng mỗi người lại có cuộc sống khác nhau, sống trong những môi trường không giống nhau, vì vậy hình thành nên những cá tính khác biệt. Trong phong trào thơ mới nổi lên những cái tên nổi bật, phải kể đến hàng đầu Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận… và Hàn Mặc Tử, trong đó “lạ nhất” chính là Hàn Mặc Tử. Nhiều người đọc thơ Hàn sẽ cảm thấy ớn lạnh, vì cái chất “đau thương” bao trùm trong hồn thơ của Hàn. Nhưng, độc đáo thay, trong chùm thơ đau thương ấy, lại xuất hiện một bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đầy mê hoặc, khác thường. Mà ta yêu thơ Hàn là không thể không biết đến Đây thôn Vĩ Dạ.

Hàn Mặc Tử là nhà thi sĩ có số phận bi ai nhất trong số những nhà thơ Việt Nam. Người lắm tài thì nhiều tật, căn bệnh phong quái ác đã cướp đi của Hàn một số phận được sống trong nhân giai, nếm trải hương vị của cuộc đời. Và hơn hết, đã để lại trong hồn Hàn Mặc Tử một tiếng thơ đau thương mà không thể có ở bất kì nhà thơ nào khác. Thơ Điên, cũng chính là nơi nảy mầm từ cái gọi là đau thương. Đau thương vì phải sống xa giời kiếp người, không được gần gũi với con người, thiên nhiên, vạn vật. Nên dần sinh ra trong Tử cái chất gọi là đơn độc, gọi là cô đơn đến tột cùng, đến não lòng, đến nhức nhối và da diết. Người ta đọc Đây thôn Vĩ Dạ, đọc lướt qua sẽ thấy chỉ toàn là cảnh vật thiên nhiên xanh tươi hiện ra trước tiên, sau mới nhảy cóc vào nơi gọi là “trong này” nghĩa là trong tâm hồn Tử. Mạch thơ không có sự liên kết kết dính trên bề mặt, nhưng lại có sợi dây tơ hồng mắc ở cảm xúc bên trong. Vì thế, mỗi khổ đều có ba câu hỏi tu từ, ba câu hỏi không hỏi cùng một địa chỉ nơi chốn, hỏi cùng một đối tượng, mà để hỏi chính cảm xúc của lòng mình.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

À, nghe qua, ta cứ ngỡ là một giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng của cô gái thôn Vĩ nào cơ chứ. Nhưng hiểu sâu hiểu rõ ngọn ngành, lại thấy không phải. Có lẽ có cô gái thôn Vĩ nào thật, có người mà Hàn thương thầm mến trộm thật. Nhưng giọng nói đầy tha thiết vấn vương này, lại là sự hóa thân đầy mê hoặc của Hàn Mặc Tử. Lời cô gái cứ láy vọng trong lòng ta. Anh không tới, nhưng là anh không về, không phải chưa về. “Không về” thể hiện trong tâm khảm người thôn vĩ một sự ngóng đợi mong chờ, biết là anh không về, nhưng trái tim vẫn hướng về anh đó, anh không về nhưng em vẫn đợi. Về thăm, khác về chơi, dường như giữa người khách thôn vĩ và người dân thôn vĩ phải có một mối tương giao nào đó mới có thể cất lên những lời nói gần gũi thân tình đến như vậy. Trong lời hỏi vì ẩn chứa bốn cung bậc tình cảm, là khao khát mong chờ, là hoài vọng mến thương, là phấp phỏng lo âu không biết anh có về hay không, và một sự dỗi hờn trách móc đầy nữ tính. Vì thế lời thơ cứ quấn lấy ta, tựa như có người hỏi ta thật, chứ không phải chỉ đơn thuần là một câu thơ nữa. Vì thế ta thấy chút day dứt, ám ảnh trong lòng. Và thực chất, vì hồn thơ đau thương, vì không thể tiếp xúc với bên ngoài, nên trong lòng Tử lúc nào cũng vương vấn những câu hỏi này, như một sự nhớ mong dành cho cuộc sống ngoài kia mà Tử không thể với tới.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?

Đây là câu thơ đã bay vào trong tâm hồn của Tử rồi. Câu thơ tha thiết đã trở thành một hoài vọng. Vì Tử bị mắc bệnh phong, nên trăng vốn đã trở thành tri âm tri kỉ của Tử. Vì thế tại đây ngay lúc này, trong lúc trái tim cô đơn nhất và khao khát nhất. Trăng là tượng trưng cho sự cứu rỗi của linh hồn, không chỉ tả thực một vầng trăng đẹp nơi thiên nhiên vĩ dạ, mà còn góp phần làm cho cảnh chia lìa, lạc điệu bị xóa nhòa, trăng về là hạnh phúc về. Câu thơ cứ láy lại trong lòng một cảm xúc vấn vương không dứt, như một chút cô đơn thoáng qua. Và đặc biệt hơn là câu hỏi tu từ cuối bài:
Ai biết tình ai có đậm đà?

Từ “Ai” thứ nhất chỉ khách đường xa, “Ai” thứ hai lại là lời tự xưng của nhân vật trữ tình. Câu hỏi tu từ này đã thể hiện một sự khắc khoải, như một lời tỏ tình đấy ý nhị và kín đáo. Dù có thể người đó không hiểu được lòng mình đâu, nhưng đã thể hiện phần nào tâm trạng muốn được giãi bày, cảm thông của người hỏi. Ừ thì Hàn không thể quay về thôn Vĩ, nhưng chỉ cần em hiểu được lòng tôi, em cảm nhận được trái tim tôi, thì tôi đã mãn nguyện lắm rồi.

Cả ba câu hỏi tu từ, điểm chung đều là một khát vọng đến tha thiết cháy lòng, chính vì cái tâm hồn cô đơn muốn giao thoa cùng cuộc sống, muốn đến thăm cảnh vật ngoài kia, nên mới có ba câu hỏi tu từ ở mỗi khổ. Câu hỏi tu từ nào cũng tha thiết, thể hiện một tâm hồn cô đơn lạc điệu, đang mong muốn được sống cùng con người, sống cùng thiên nhiên. Vì đó là một khát khao tình đời, tình người, nên càng làm cho bài thơ thêm phần tha thiết và bi thương. Thơ Tử là thế đấy, nói về thiên nhiên càng tươi đẹp càng thêm buồn, vì thế đi sâu vào thơ Tử ta chỉ thấy những ớn lạnh và đau đớn mà thôi.

Ba câu hỏi tu từ đã làm nổi bật vẻ đẹp đau thương của bài thơ. Hàn Mặc Tử tuy không sống trọn vẹn cùng kiếp người, nhưng những vần thơ ông để lại đều là tiếng lòng tha thiết gửi tặng cho bạn đọc yêu thơ. Và cảm ơn Hàn Mặc Tử, vì trái tim tha thiết với cuộc đời của ông.
 

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
BA CÂU HỎI TRONG ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ

Hàn Mặc Tử được đánh giá là một hiện tượng thơ kiệt xuất và kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đương thời, Chế Lan Viên đã từng khẳng định: “Tôi xin hứa với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường và mực thước kia sẽ tan biến đi, và cái còn lại của thời kì này, một chút gì đó đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”. Vậy, điều gì làm nên một Hàn Mặc Tử với diện mạo thơ độc đáo, không thể trộn lẫn với hơn 50 gương mặt Thơ mới đương thời ?

Sinh thời, Hàn Mặc Tử từng tâm niệm: “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Cuộc đời nếm trải đủ đầy đau thương, cả về thể chất lẫn tinh thần đã tạo nên thế giới tâm hồn phức tạp, đầy uẩn khúc của Hàn thi sĩ. Chàng trai trẻ ở cái tuổi ngoài 20 ấy, làm sao mà không dào dạt niềm yêu đời, khao khát tình yêu ? Ở cái tuổi xuân xanh ấy, phải đối diện với sự truy đuổi của cái chết, làm sao mà không đau đớn, tuyệt vọng ? Thế nhưng, Hàn Mặc Tử không bao giờ từ bỏ. Người ta sống trên đời, có thể bị thất bại, nhưng đừng bao giờ bị khuất phục. Hàn đã sống như thế.

Vậy, đâu là điểm tựa để người thi sĩ tài hoa mệnh bạc ấy tự cứu rỗi tâm hồn mình trước cuồng phong dập vùi của số phận ? Phải chăng, đó là những cảm xúc yêu đương khi âm ỉ, khi mãnh liệt của những mối tình thầm kín. Người ta thường bảo, tình đơn phương có một hấp lực thiêu đốt tự bên trong bởi nó không được tỏ bày ra bên ngoài. Giữ nguyên những xúc cảm ấy, Hàn Mặc Tử dẫn nhập vào thơ, tạo nên những nàng thơ với vẻ đẹp trinh nguyên mà xa xôi ngoài tầm với.

Với Hàn Mặc Tử, thơ là duyên nợ, là định mệnh, cũng là lẽ sống. Chập chững làm thơ với những bài Đường luật đầu tiên, dưới sự dẫn dắt của người anh trai có tài thơ phú. Tuy nhiên, khi phong trào Thơ mới bùng nổ, Hàn Mặc Tử như cá gặp nước, mới khai thông được mạch ngầm thơ hiện đại bên trong mình và nhanh chóng trở thành một hiện tượng thơ kì lạ, bí ẩn. Đương thời, Hoài Thanh không nói nhiều về thơ Hàn bởi theo ông, với một cuộc đời bi thương, khi sống không ai quan tâm, khi nhà thơ ra đi rồi thì khen hay chê đều là bất nhẫn.

Tuy nhiên, thơ Hàn Mặc Tử tự nó có một sức sống diệu kì, một hấp lực khó cưỡng đối với người yêu thơ nhiều thế hệ qua. Người mê đắm những vần thơ trong trẻo, thanh khiết của ông. Người xúc động, ám ảnh, quặn thắt tâm can trước những tứ thơ điên loạn, ma quái của ông. Kì lạ, bí ẩn nhưng không phải khó lí giải, bởi thơ là sự chưng cất từ cuộc đời và tài năng thiên phú của ông. Người đọc cũng cắt nghĩa được con đường thơ của Hàn thi sĩ tại sao lại đi từ lãng mạn, tràn sang lối thơ tượng trưng- siêu thực.

Trong thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ là một viên ngọc trong trẻo, khúc xạ một tâm hồn yêu đời, khát sống, một tâm thế luôn nuối níu cuộc đời. Nếu Mùa xuân chín là bản giao hưởng đầy thanh sắc của mùa xuân, tình xuân thì Đây thôn Vĩ Dạ là một bản hòa âm của cảnh và tình với nhiều trạng thái và cung bậc khác nhau. Bài thơ được tổ chức thành 3 khổ với sự vận động không liên tục về thời gian và không nhất quán về không gian. Điểm nối kết mạch thơ chính là 3 câu hỏi tu từ hiện diện đều đặn ở ba khổ thơ, biểu đạt dòng cảm xúc phức hợp của nhân vật trữ tình. Đây là kiểu tổ chức đặc trưng của thơ tượng trưng, siêu thực - hình tượng thơ nhảy cóc, không nguyên phiến ở bề mặt nhưng logic, kết dính ở bề sâu. Trong giới hạn bài viết này, tôi muốn nói về vẻ đẹp của ba câu hỏi tu từ ấy trong việc tạo dựng bức chân dung tâm hồn của nhân vật trữ tình.

Câu hỏi đầu tiên có ý nghĩa khai mở thế giới cảm xúc: Sao anh không về chơi thôn Vỹ ? Thôn Vĩ xứ Huế là miền hoài niệm trong trẻo, là kí ức thanh xuân ngọt lành của nhà thơ, nơi có bóng dáng người con gái mà ông thầm thương trộm nhớ. Bởi thế, ước ao trở về thôn Vỹ vốn đã thường trực trong tâm trí, nay được đánh động bởi một tấm bưu ảnh, một lời hỏi thăm từ người thôn Vĩ. Vậy thì tại sao lại không về ? Chỉ cần có lí do để về thôi, mọi ngăn cách đều là vô nghĩa. Câu thơ là hình thức phân thân, nhà thơ đang tự mời, tự nhắc nhở, tự trách mình tại sao bấy lâu nay không về chơi thôn Vĩ. Đằng sau lời độc thoại ấy, người đọc cảm nhận được con sóng ào ạt của cảm xúc dồn nén bấy lâu, giờ bung trào mãnh liệt không thể giấu. Đó là nỗi nhớ nhung, khao khát, là niềm day dứt, nuối tiếc về một việc đáng làm nhưng giờ đây không biết còn cơ hội để làm không, khi mà nhà thơ đang sống tuyệt giao, cách biệt với thế giới vì bệnh tật. Chính cảm xúc ấy là đường dẫn mở ra một miền kí ức, để nhà thơ bắt đầu một cuộc trở về, để được đắm say với khung cảnh bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, trần thế mà trong trẻo của xứ Huế.

Câu hỏi thứ hai chạm đến đỉnh điểm cảm xúc, với nỗi ám ảnh về thời gian, về sự sống, về cơ hội gặp gỡ: Có chở trăng về kịp tối nay ? Căn nguyên của trạng thái cảm xúc này một phần là do sự đổi thay của cảnh, từ vẻ đẹp khu vườn thôn Vĩ nhảy cóc sang miền sông nước đêm trăng. Đây không hẳn là cảnh thực mà là tâm cảnh, hay nói cách khác, cảnh được nhìn bằng mặc cảm chia lìa nên nhuốm màu li biệt. Nhà thơ đang sống trong sự cách biệt nên nhìn đâu cũng thấy sự chia lìa, ngay cả những thứ không thể chia lìa như gió và mây. Với Hàn thi sĩ, trăng ở đây là hiện thân cho thế giới tươi đẹp ở ngoài kia, đối lập với cái ảm đạm ở trong này:

Ngoài kia trăng đã sáng hay chưa ?
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua


Bởi thế, với nhà thơ, khao khát trăng là khao khát sự sống, trăng là cầu nối cuộc đời thi nhân với cõi nhân gian. Tuy nhiên, có kịp hay không ? Phải là tối nay mới kịp. Câu thơ như một mong ước, hi vọng, là nỗi chờ đợi trong khắc khoải và nuối níu, là ám ảnh trước sự truy đuổi của tử thần, là niềm lo âu trước lượng thời gian sống tính bằng buổi, bằng giờ trong ngày mà thôi.

Câu hỏi cuối như một sự tự trả lời cho câu hỏi đầu tiên: Ai biết tình ai có đậm đà? Sắc thái câu thơ không nồng nhiệt như câu hỏi 1, không ám ảnh như câu hỏi 2 mà trầm lắng, ngậm ngùi như nốt lặng sau những cao trào. Ai biết tình ai có đậm đà không mà về ? Té ra, cái ngăn cách không phải khoảng cách không gian hay thời gian mà chính là lòng người. Hàn Mặc Tử đã chạm đến một quy luật muôn thủa của tình cảm con người. Chỉ cần có lòng thành với nhau, chỉ cần luôn nghĩ về nhau, chỉ cần yêu thương nhau đậm đà, thì không có gì có thể ngăn cách, kể cả cái chết. Bài thơ khép lại với nỗi hoài nghi về tình đời, trước sương khói của nhân gian. Hoài nghi nhưng không tuyệt vọng, người thơ ấy hỏi để tự nuôi mầm hi vọng, để tự vượt thoát số phận bi thương của mình. Âu, đó cũng là một tâm thế sống đáng trân quý.

Đọc những câu thơ như thế của Hàn Mặc Tử, mới hiểu vì sao nhà phê bình Chu Văn Sơn đặt ông vào một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Đọc thơ ông, đúng như Hoài Thanh chia sẻ, khen hay chê đều là bất nhẫn. Thơ Hàn Mặc Tử đã vượt lên sự khen chê thông thường, để chạm đến sự rung cảm, thấu cảm mãnh liệt từ phía người đọc. Bởi lẽ, thơ Hàn thi sĩ không chỉ là thơ, mà là “mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm”.

- Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top