TÁC PHẨM :"Vết Xước " phần 1+2
PHẦN I: GỐC RỄ TỔN THƯƠNG – BÓNG TỐI ĐẦU ĐỜI
Mỗi người đều có những tổn thương của riêng mình. Mỗi hoàn cảnh, mỗi biến cố đi qua đều để lại trong tâm hồn ta những vết xước – có cái mờ nhạt theo thời gian, có cái âm ỉ chẳng thể lành. Tôi cũng vậy. Và hôm nay, khi ngồi đây viết ra những dòng tâm sự này, tôi coi đó là cơ hội để giãi bày nỗi lòng – một cách để tôi đối diện với chính mình, học cách chấp nhận thực tại và buông bỏ quá khứ đầy tổn thương. Bởi chỉ khi dám buông, ta mới có thể bước tiếp những chặng đường mới – nơi có hi vọng, có ánh sáng.
Nhưng những vết xước trong tôi – không đơn thuần chỉ là những nỗi đau thoáng qua. Chúng là thứ đã ăn sâu vào máu thịt, vào cả cái cách tôi nhìn cuộc đời và nhìn chính mình. Tôi từng sống như thể mình là một cái bóng thừa thãi, một nhánh cây dại mọc sau bờ rào, không ai vun trồng, không ai mong đợi. Tôi đi học thường ngồi lặng lẽ ở góc lớp, chưa từng dám giơ tay phát biểu – không phải vì tôi không biết, mà vì tôi sợ. Sợ bị cười, sợ ánh mắt ái ngại, sợ cả tiếng thì thầm mà tôi biết chắc đang nhắm đến mình. Tôi dần học cách thu mình lại, như một vết thương tự khâu kín miệng để khỏi bị tổn thương thêm lần nữa.
Vết xước lớn nhất có lẽ không phải cả những trận đòn hay cơn sốt triền miên thời thơ ấu. Vết xước lớn nhất – là khi bạn bắt đầu tin rằng: mình không xứng đáng để được yêu thương.Và khi bạn tin điều đó đủ lâu, bạn sẽ không còn dám đón nhận bất kỳ tình cảm nào nữa. Dù có người đưa tay ra, bạn cũng tự động lùi lại. Dù có ai đó nói yêu bạn, bạn cũng nghĩ: chắc họ nhầm rồi. Tất cả như một phản xạ – một cơ chế tự vệ méo mó mà tôi phải sống cùng trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Tôi sinh ra trong một gia đình không được may mắn như bao người khác. Người ta vẫn kể, bố tôi từng là một chàng trai khiến cả làng ngưỡng mộ – đẹp trai, thông minh, khéo léo, vẽ đẹp, hát hay, lại chăm chỉ và khỏe mạnh. Nhưng tất cả những điều đó, tôi chỉ được nghe kể lại. Khi tôi đủ lớn để nhận thức, bố đã không còn là người mà họ nhắc đến trong quá khứ nữa. Điều khiến tôi ám ảnh hơn cả không phải là hình ảnh của một người cha tài hoa ngày xưa, mà là câu chuyện đã làm thay đổi cuộc đời ông – và cũng là điều âm thầm khắc lên tuổi thơ tôi một vết sẹo chẳng thể lành.
Người ta vẫn bảo, tài năng thường đi kèm bất trắc. Có lẽ đúng…hoặc cũng có lẽ là cách người ta an ủi cho những số phận lỡ làng.Bố tôi – một chàng trai nổi bật. Không phải kiểu đẹp trai khiến người ta ngoái nhìn, mà là thứ hào quang khó gọi tên , pha chút thông minh, chút ngang tàng, và cả một nụ cười nửa như kiêu bạc, nửa như thách thức cuộc đời. Ông sống như thể luôn bước trên một sợi dây mỏng giữa tài năng và nổi loạn – hấp dẫn, nhưng cũng dễ gãy đổ.
Có người bảo ông “có số làm nên chuyện”. Người khác thì bảo: “Thằng đó sớm muộn cũng dính tai ương vì cái tính ngông cuồng.” Mỗi lời đều có phần đúng. Bố tôi mang trong mình một nội lực âm ỉ – như ngọn lửa luôn sẵn sàng bùng lên dữ dội, nếu gặp đúng cơn gió. Tiếc là, cơn gió năm ấy lại là một trận say….Bố tôi – trong một khoảnh khắc mất kiểm soát đã có hành vi thiếu chừng mực với một cô gái trong làng, người thuộc về một gia đình “có quyền, có tiếng”.Gia đình cô gái ấy không dễ dàng để yên. Cơn giận dữ từ những người quyền thế được trút xuống bằng những cú đánh dữ dội và tàn nhẫn – như thể muốn xóa sổ một con người chỉ trong một trận đòn. Bố tôi, khi ấy còn rất trẻ, không chống đỡ nổi cơn cuồng nộ ấy – cả về thể xác lẫn tinh thần.Không ai biết rõ chuyện đúng sai ra sao. Người lớn trong nhà không kể hết, còn tôi,sau này chỉ biết loáng thoáng qua những lời kể thì thầm nửa thực nửa hư. Có thể đó là một sự hiểu lầm, cũng có thể là sai lầm tuổi trẻ, hoặc là một điều không ai còn muốn nhắc lại. Nhưng dù sự thật là gì, bố tôi vẫn phải gánh chịu một hậu quả quá nặng nề.Sau biến cố ấy, bố tôi không còn là chính mình nữa. Tôi không rõ là vì những trận đòn tàn nhẫn đã khiến ông tổn thương thần kinh, hay vì nỗi nhục thấu trời cùng sự mặc cảm ghê gớm đã đánh gục tinh thần một người đàn ông từng kiêu hãnh. Có lẽ là cả hai.
Tôi chỉ nhớ qua những lời truyền miệng vô căn cứ, chắp vá từ những câu rì rầm không đầu không cuối – thứ ký ức mơ hồ mà tôi nhặt nhạnh được từ lúc bắt đầu biết nhận thức.Lúc ấy,thay vì trở về nhà dưỡng thương, bố tôi đã chọn rời đi – lặng lẽ trốn tránh tất cả. Ông ở nhờ nhà một người bạn, sống trong im lặng và bóng tối. Không ai đến tìm. Không ai hỏi han. Không một ai bận tâm ông đang sống – hay đang dần tàn lụi.
Trong quãng thời gian dài ấy, ông vừa gánh chịu cơn đau thể xác, vừa đối mặt với sự lạnh lẽo tuyệt đối của một thế giới không còn chỗ dành cho mình. Có lẽ chính sự cô độc ấy – âm ỉ như vết thương không bao giờ lành – đã khiến ông nghĩ quẩn… và đánh mất thần trí từ lúc nào, chẳng một ai hay biết.
Ngày ông trở về, đã không còn là người đàn ông năm xưa nữa. Mà là một bóng dáng nhợt nhạt, khép nép, câm lặng. Một kẻ thi thoảng bật cười vu vơ, vô hồn, như đang sống trong một thế giới nào khác – nơi mà không ai có thể bước vào,bố tôi không còn là người đàn ông rạng rỡ trong những lời kể nữa. Ông trở thành một cái bóng – lặng lẽ sống trong căn nhà cũ, không nói, không giận dữ, cũng chẳng còn khao khát.Người ta gọi ông là “bệnh”, là “thần kinh”, dù chẳng ai thật sự biết: điều gì đã gãy gập trong tâm trí của một con người từng rực rỡ.Còn tôi – lớn lên dưới cái bóng ấy – chưa từng biết đến một “người cha” đúng nghĩa.Sinh ra sau biến cố ấy cả chục năm trời,trong ký ức của tôi, bố chưa từng là một người đàn ông rực rỡ như lời người ta kể. Những hình ảnh về một chàng trai thông minh, sắc sảo, ngang tàng – tôi chỉ được nghe qua những mẩu chuyện truyền miệng rời rạc. Mà kỳ lạ thay… tất cả những điều đó, tôi chưa từng nhìn thấy nơi ông – dù chỉ một thoáng.
Trong mắt tôi, bố luôn là một bóng người im lìm, nhợt nhạt. Một dáng ngồi câm lặng nơi hiên nhà, ánh mắt thất thần nhìn vào khoảng không, thi thoảng bật ra một tiếng cười vu vơ đến rợn người.Tôi lớn lên cùng sự im lặng ấy – thứ im lặng không có nổi một lời khuyên răn, một vòng tay ấm, một cái nhìn quan tâm. Ông hiện diện, nhưng như một cái bóng – có hình mà không có hồn, có thở nhưng chẳng sống.Tôi chưa từng được ông dạy điều gì. Chưa từng thấy ông nổi giận. Cũng chưa từng cảm nhận được thứ tình cảm mơ hồ mang tên “tình cha”.
Người ta vẫn bảo bố tôi từng là niềm tự hào của cả dòng họ. Rằng ngày xưa ông thông minh, tháo vát, ăn nói đâu ra đấy. Nhưng tất cả những điều ấy – với tôi – chỉ như một huyền thoại xa xôi, chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích được thêu dệt để khỏa lấp thực tại khuyết thiếu và bẽ bàng.Tôi đã từng tự hỏi: người đàn ông trong những lời kể ngày xưa – liệu có thật không? Hay tất cả chỉ là một câu chuyện cũ, mà ai đó bịa ra để an ủi cho một thực tại quá đỗi đau lòng?
Lẽ ra dù đó là thực hay hư,tôi cũng có thể mặc kệ,thản nhiên mà sống.Nhưng không,điều khiến tôi đau lòng nhất – là khi dần nhận ra: cuộc đời của bố, với tất cả những tổn thương và vết nhơ năm ấy, đã trở thành một cái bóng âm thầm đè nặng lên chính cuộc đời tôi.Người ta không nhìn tôi như một đứa trẻ bình thường – mà là “con của người đàn ông ấy”.Tôi lớn lên trong ánh mắt e dè của người lớn, trong lời xì xào của họ hàng, và trong khoảng cách lặng lẽ mà bạn bè cùng trang lứa dựng lên quanh mình.Có lẽ, từ rất sớm, tôi đã biết thế nào là cảm giác bị bỏ lại phía sau – không phải vì tôi làm điều gì sai… mà chỉ vì tôi đã sinh ra trong một gia đình như thế.
Khó tin nhỉ – một người đàn ông đã đánh mất cả quá khứ lẫn chính mình, sống lặng câm giữa bóng tối của những năm tháng dở dang – lại có thể một ngày nào đó... được một người phụ nữ bước vào đời. Một người vẫn còn nguyên vẹn giấc mơ làm vợ, làm mẹ. Nhưng duyên số, đôi khi trớ trêu như thế – chẳng cần lý do, chẳng màng logic. Nó cứ thế đưa người ta đến với nhau, giữa vô vàn ngã rẽ khác.. Mẹ tôi bước vào cuộc đời bố – nhẹ nhàng như một làn gió, nhưng đủ sâu để in dấu cả một kiếp người.Mẹ không xinh đẹp. Nhỏ nhắn, gầy guộc, dáng người lẫn vào đám đông chẳng ai ngoái nhìn. Nhưng ông nội tôi ,sau vài lần trò chuyện đã nhìn ra ở mẹ một vẻ đẹp khác: sự dịu dàng, nhẫn nại, tháo vát và thông minh-những phẩm chất không lấp lánh như nhan sắc, nhưng đủ bền để nâng đỡ một gia đình.Ông ngỏ ý muốn cưới mẹ tôi về làm dâu trong nhà.
Nhưng phía ngoại phản đối. Người ta khuyên mẹ tôi đừng bước chân vào một cuộc đời không lành. Bố tôi – một người đàn ông mang bệnh với quá khứ nhơ nhuốc– không phải là chốn bình yên cho một người con gái ngoan hiền như mẹ.Có người thương mẹ, bảo rằng bà xứng đáng có một mái ấm đủ đầy, bên người chồng mạnh mẽ, tử tế. Nhưng cũng có người nói: mẹ tôi là người có phúc, vì dù bệnh tật, bố tôi vẫn là người hiền lành, chăm chỉ, chưa từng làm điều gì khiến ai phải sợ.Lời ra tiếng vào, đúng – sai – dở – hay, ai cũng có lý. Nhưng rốt cuộc… chỉ có mẹ là người duy nhất sống trong cuộc đời ấy, mang lấy lựa chọn ấy – như một vết xăm chẳng thể tẩy. Không ai sống thay bà một ngày nào, để hiểu hết phần can đảm và đánh đổi phía sau hai chữ “lấy chồng”.
Ngày mẹ lên xe hoa, bà cũng có váy cưới trắng, có bó hoa trong tay, có tiếng nhạc rộn ràng vang lên giữa sân nhà. Nhìn từ bên ngoài, đó là một đám cưới đủ đầy – có lễ lạt, có khách khứa, có tiếng cười… Nhưng thực chất, tất cả chỉ là để giữ thể diện.Giữ thể diện cho một gia đình từng mang tiếng vì có người con trai lỡ làng. Giữ thể diện cho một người đàn ông từng được ca tụng, rồi trở thành cái bóng câm lặng khiến ai cũng e dè. Và cũng để giữ thể diện cho mẹ – người con gái đã gật đầu trước một cuộc hôn nhân mà không ai dám tin là sẽ có hạnh phúc.
Đằng sau nụ cười e lệ và tấm áo cưới trắng – mà sau này tôi mới được nhìn qua một tấm ảnh cũ – tôi tin rằng không phải là giấc mơ hồng như bao cô gái vẫn hằng ao ước. Đó là một tấm lòng đã chuẩn bị sẵn để hy sinh. Là đôi tay đã sẵn sàng gánh vác. Là một trái tim đủ mạnh mẽ để đồng hành cùng một người mà cả thế gian đều dè dặt.Tôi không biết mẹ đã nghĩ gì khi khoác lên mình chiếc váy cưới hôm ấy – có lẽ là niềm tin, có lẽ cũng là sự lo âu. Nhưng mẹ vẫn bước đi. Dịu dàng và lặng lẽ. Chọn lấy một con đường mà ai cũng khuyên bà nên tránh xa.
Mẹ không chỉ lấy một người chồng mắc bệnh.Mẹ đã lựa chọn gắn bó với một cuộc đời đầy những vết nứt, những ngày dài vô định, những tháng năm mà hạnh phúc luôn ở bên kia ngưỡng cửa.Mẹ sống cùng những ánh mắt lạc lõng vô hồn của bố, những đêm không ngủ vì lo sợ một điều gì đó không gọi thành tên.Mẹ chọn từ bỏ tuổi trẻ – cái tuổi đáng ra phải được mộng mơ, được yêu thương, được nâng niu như một bông hoa vừa chớm nở. Nhưng mẹ đã gấp gọn cả thanh xuân của mình, để đánh đổi lấy sự bình yên mong manh cho một người đàn ông mà cả thế giới đều ngoảnh mặt quay lưng.Mẹ không một lời than vãn ,không một lần trách móc số phận.Mẹ đứng sau, lặng lẽ như một tán cây già – che mưa che nắng, che luôn cả những gió giật trong lòng một người đàn ông không đủ vững vàng để tự mình đi hết đoạn đường đời.
Những tưởng rằng, khi đã chấp nhận một cuộc hôn nhân thiệt thòi về tình cảm, thì ít nhất cuộc sống cơm áo gạo tiền sẽ dịu dàng hơn với mẹ. Rằng đời sẽ có phần bù đắp – như trong những bộ phim vẫn hay kể: chọn một người chồng khờ dại thì sẽ được yêu thương bằng vật chất, được an nhàn trong chốn nhà chồng.
Nhưng không. Thực tại đã phũ phàng tạt vào mẹ tôi bằng những nắm đất thô ráp nhất. Mẹ không chỉ thiệt thòi về tinh thần – khi sống cạnh một người đàn ông gần như không còn đủ tỉnh táo để sẻ chia – mà còn trở thành người gánh vác mọi thứ trong đại gia đình. Mẹ vừa là vợ, là dâu, vừa là lao động chính. Cả phần việc của những người khác – im lặng dồn cả về phía mẹ.
Tôi không biết mẹ bắt đầu gồng gánh từ khi nào. Tôi cũng chưa kịp ra đời để chứng kiến những năm tháng đó. Tất cả những gì tôi biết – là qua lời kể chắp vá của những người xung quanh, qua vài tấm ảnh cũ, và cả qua ánh mắt mẹ những năm sau này – lúc tôi đủ lớn để hiểu rằng: chính mẹ là người âm thầm giữ cho cả gia đình khỏi chệch khỏi đường ray.
Từ miếng ăn, áo mặc, thuốc men cho người già, đến những khoản chi tiêu không ai đứng tên… tất cả đều được bù đắp từ đôi bàn tay gầy guộc ấy. Không ai giúp mẹ. Không ai đỡ mẹ. Và cũng chẳng ai từng hỏi mẹ có mệt không.
Mẹ làm mọi việc để nuôi cả nhà – một gia đình mà đôi khi, chẳng một ai thật sự bận tâm mẹ sống thế nào, nghĩ gì, hay có còn đủ sức để bước tiếp hay không. Nhưng mẹ vẫn chịu. Chịu như một thói quen, như một thứ bổn phận không được phép từ chối. Như thể nếu mẹ buông tay, mọi thứ sẽ sụp đổ.
Tôi không biết mẹ giữ lại cho mình được gì trong những tháng ngày ấy. Có lẽ là không gì cả. Không một đồng, không một món đồ. Không có khoảng lặng nào cho riêng mẹ, cũng chẳng có lấy một không gian đủ để bà thở ra nhẹ nhõm. Mẹ sống như một dòng nước lặng – cứ âm thầm chảy qua những vùng đất cằn cỗi, qua những con người vô tâm… mà không một lần ngoảnh lại tìm cho mình một bến đỗ.
Rồi tôi ra đời.Kỳ lạ thật – một đứa trẻ như tôi lại hiện diện giữa cuộc đời này. Không phải là kết tinh của yêu thương, mà như một phép thử nghiệt ngã của số phận. Một sinh linh được sinh ra giữa nghèo đói, giữa một cuộc hôn nhân rỗng tuếch.Kỳ lạ, bởi lẽ… bố tôi không bình thường.Không chỉ là bệnh tật thể xác, mà cả tâm hồn ông cũng như một cánh cửa đóng kín. Ông sống lặng câm, thờ ơ, vô định – như thể mọi biến động của gia đình chẳng hề liên quan đến ông. Tôi lớn lên mà chẳng biết một cái ôm, chẳng nhớ nổi một câu nói tử tế từ người mang danh “cha”.Nực cười thật.Người ta sinh con vì yêu thương, vì khát khao vun đắp một mái ấm. Còn mẹ tôi… sinh tôi trong một cơn mỏi mệt tận cùng, giữa những ngày chỉ có nước mắt và thở dài làm bạn. Một đứa trẻ ra đời trong nghèo đói, trong cô đơn, trong sự lạnh lẽo đến tê người của những bức tường im lặng.
Tôi hiểu: tôi không đến với thế giới này như một phép màu nhiệm – mà như một hệ quả buồn bã của những tháng ngày mưu sinh triền miên, của một người mẹ đã kiệt quệ .Tôi không được chào đón như một món quà. Bởi nhà tôi khi ấy vẫn còn khó khăn. Tôi – một đứa trẻ đến không đúng thời điểm lại được chẩn đoán trước là yếu ớt,khó sống.Không có tiếng vỗ tay chào đón, chẳng một lời chúc mừng – chỉ có ánh mắt mẹ nhìn con.Có thể nói,cả nhà,ngoại trừ mẹ,chẳng một ai thích sự tồn tại của tôi.
Đã vậy,tôi chào đời khi còn chưa kịp thành hình một kiếp người trọn vẹn – non tháng, bé xíu như một nắm lá héo trong mưa.Da dẻ nhăn nhúm, tím tái, hơi thở nhẹ như sương khói. Không khóc, không la – chỉ thở khe khẽ, yếu ớt như thể đang dần học cách làm quen với sự sống.Người ta nhìn tôi mà ái ngại. Không ai dám chắc đứa bé bé tẹo ấy sẽ sống được bao lâu, có đủ sức mà đi hết đoạn đường gian khó hay không.Vậy mà mẹ tôi – người đàn bà vừa trải qua cơn vượt cạn như xé toạc cả thể xác lẫn linh hồn – vẫn cố mở mắt, đưa tay nắm lấy tay tôi.Chỉ một cái nắm tay mỏng manh… mà như tiếp thêm cho tôi cả một dòng máu sống.
Nhưng rồi… tôi lớn lên, trong hình hài của một đứa trẻ không ai mong đợi.Một gánh nặng – nhỏ bé nhưng dai dẳng .Cơ thể tôi yếu ớt như ngọn cỏ gặp gió. Bệnh tật cứ bủa vây không ngơi nghỉ: sốt từng đêm, ho từng cơn, viêm họng, tiêu chảy, dị ứng…Chỉ cần một mùa gió trở mình, là mẹ lại phải thức trắng theo tiếng thở khò khè của tôi..
Tôi – một đứa con vừa bệnh tật, vừa yếu ớt, lại xấu xí đến mức chính tôi cũng từng thấy sợ hãi khi nhìn mình trong gương. Tôi không khỏe mạnh, không lanh lợi như những đứa trẻ người ta thường mong đợi. Nhưng tệ hơn cả – là ngoại hình tôi. Nếu phải dùng những lời nhẹ nhàng nhất để diễn tả, có lẽ đó chỉ là một sự vụng về của tạo hóa.
Cả khuôn mặt như thể được nặn ra trong một phút giây cẩu thả – thiếu đi sự nâng niu, thiếu luôn cả ý định hoàn chỉnh. Mỗi lần soi gương, tôi lại thấy một gương mặt xa lạ – méo mó, gượng gạo, đến chính tôi cũng chẳng thể yêu thương nổi. Không một nét nào từ cha – người từng được kể là phong nhã, khôi ngô. Cũng chẳng vương lại chút gì từ mẹ – người đàn bà lam lũ nhưng ánh nhìn luôn rực rỡ thứ nội lực khiến người ta phải cúi đầu nể phục.
Tôi... chỉ là một bản nháp lỗi. Một sản phẩm bị bỏ quên giữa dòng đời – rồi bị số phận lặng lẽ phủi bụi, quay lưng đi.
Và hình như… không chỉ có tạo hóa.
Ngay cả những người thân ruột thịt quanh tôi – không ai nói ra, nhưng tôi vẫn cảm nhận được cái cách họ nhìn lướt qua tôi – như nhìn một món đồ cũ kỹ, lạc lõng giữa căn nhà vốn đã chật chội, không biết đặt vào đâu cho khỏi vướng víu.
Còn người ngoài thì tàn nhẫn hơn. Họ không chỉ miệt thị vẻ ngoài nhăn nhúm, tím tái của một đứa trẻ mới sinh, mà còn khinh bỉ cái gốc gác mà nó mang theo. Họ chẳng thèm gọi tôi bằng tên. Với họ, tôi chỉ là “con của cái ông ấy” – cái ông từng là nỗi ô nhục, là vết sẹo âm ỉ trong ký ức của làng. Và tôi, dù chưa từng làm gì, cũng bị gán cho đủ loại ánh nhìn xa lánh – như thể tôi là kẻ thừa kế của một điều gì xấu xa, lây lan và đáng bị né tránh.Và điều đau đớn nhất, là có những lúc tôi cũng bắt đầu tin như họ: rằng tôi không thể khác. Rằng máu trong tôi đã định sẵn tôi sẽ là một người đáng xấu hổ. Rằng dù tôi cố đến đâu, người ta cũng sẽ không nhìn tôi như một đứa trẻ – mà chỉ như di chứng của một tội lỗi không bao giờ được xóa sạch.
Tuổi thơ tôi – đã bắt đầu như thế. Với những vết xước âm ỉ, những cái nhìn lạnh nhạt, và một nỗi cô đơn chưa từng gọi thành tên. Nhưng rồi… đó mới chỉ là sự khởi đầu. Vì thế giới bên ngoài còn khắc nghiệt hơn thế – rất nhiều....
PHẦN II: TUỔI THƠ KHÔNG MÀU – NHỮNG VẾT XƯỚC KHÔNG CHẢY MÁU
Tôi cứ nghĩ, tổn thương lớn nhất đời mình là việc được sinh ra trong một gia đình có người cha đã đánh mất chính mình, có một người mẹ luôn sống giữa lam lũ và cam chịu. Tôi nghĩ, chỉ cần gói mình trong vòng tay mẹ, là đủ để lặng lẽ lớn lên, nép khỏi bão giông.
Nhưng hóa ra, thế giới ngoài kia còn khắc nghiệt hơn nhiều. Không cần đòn roi. Không cần ai hét lên. Chỉ bằng vài ánh mắt, vài câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt người ta có thể tạo nên những vết thương sâu hơn bất kỳ lưỡi dao nào.
Nếu những năm đầu đời, tôi học cách tồn tại trong thiếu vắng yêu thương... thì tuổi thơ tôi – lại là cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn trong những cái nhìn miệt thị và lời nói tàn nhẫn.Đó là lúc tôi bước ra khỏi mái hiên nhà – để đối mặt với một thế giới không dành cho những đứa trẻ “khác biệt”.
Có lẽ… nếu chỉ sống với những tổn thương trong nhà, tôi vẫn có thể tìm được cách để chấp nhận. Nhưng khi bước ra khỏi cánh cửa kia – nơi ánh mắt người đời không dịu dàng như mẹ, nơi những đứa trẻ khác không biết kiêng dè, nơi từng lời nói là một lưỡi dao – tôi mới hiểu: hóa ra, có những vết xước không nằm trong máu mủ, mà được sinh ra từ ánh nhìn của thế giới.
Tôi bắt đầu đi học. Ba tuổi,tôi bước chân ra khỏi ngưỡng cửa nhà – nơi tôi đã quen nép mình như một chiếc lá cong dưới gió – và ngỡ rằng: bên ngoài kia sẽ là một thế giới khác. Ở đó, sẽ có tiếng cười, có bạn bè, có những cái nắm tay, có một ai đó chịu ngồi cạnh mình mà không rút tay lại khi chuông vào lớp vừa vang lên.Tôi đã từng mong như thế. Ngây thơ tin rằng, chỉ cần thoát ra khỏi bức tường lặng câm của ngôi nhà ấy, tôi sẽ có cơ hội bắt đầu lại – như những đứa trẻ khác. Nhưng không… tôi đã nhầm. Nhầm đau đớn.
Thế giới ngoài kia không dịu dàng. Nó không cần quát mắng, không cần đánh đập – mà chỉ cần một ánh mắt cũng đủ khiến người ta rụng rời. Những đứa trẻ cùng lớp không cần lý do để ghét tôi. Chúng không cần biết tôi là ai, càng không muốn biết. Chúng chỉ cần nhìn thấy tôi – là đã đủ để ném ra những lời độc địa, đủ để kéo nhau cười phá lên như thể sự có mặt của tôi là một trò hề không ai mời mà vẫn cứ xuất hiện.
Tôi nhận ra mình khác biệt – không phải qua gương, mà qua ánh mắt của người khác. Ánh mắt ấy như một chiếc gương cong – bóp méo hình ảnh tôi theo một cách tàn nhẫn, soi rõ mọi vết xước, phóng to mọi khuyết điểm, và đẩy tôi ra xa khỏi bất kỳ vòng tròn nào có tên gọi là “bạn bè”.Những câu nói như gai thép, những cái lườm đầy hàm ý, những cái vờ như không thấy khi tôi đứng ngay đó – tất cả dần hình thành một thế giới riêng biệt, nơi tôi là kẻ bị loại bỏ.
Nếu như trong căn nhà nhỏ kia, tôi là đứa trẻ sống lặng lẽ bên bóng mẹ – thì ở trường, tôi trở thành một chiếc bóng không ai muốn đứng gần. Một thứ hiện diện khiến người khác ngượng ngùng, khó chịu, và sẵn sàng xua đuổi.Và thế là... tôi bắt đầu học thêm một kỹ năng sống mới: học cách chịu đựng ánh mắt của người khác, học cách nuốt vào trong tất cả những uất ức mà chẳng ai buồn lắng nghe, học cách tồn tại mà không ai dạy tôi cách để được yêu thương.
Những ánh nhìn lạnh lẽo, soi mói, ái ngại – như thể tôi là một vết lỗi ai đó vô tình để lại giữa cuộc sống vốn đang phẳng lặng.Nhưng tàn nhẫn nhất, lại là ánh mắt của những đứa trẻ cùng trang lứa.Chúng không cần lý do để cười vào mặt tôi.Không cần phải hiểu tôi để biết rằng… tôi khác biệt.Không ai muốn đứng gần tôi.Không ai muốn chơi cùng.Không một cái nắm tay, không một tiếng gọi thân quen – chỉ là những tiếng xì xào, những lời thì thầm như kim châm rỉ máu.Trẻ con đôi khi tàn nhẫn đến độ khiến cả người lớn cũng phải rùng mình.
“Ê, mày bị ghẻ hả? Nhìn phát gớm!”
“Chắc mẹ mày lượm mày từ bãi rác về quá!”
Và ác nghiệt nhất – câu nói như một bản án rắn lạnh trút xuống đầu một đứa trẻ chẳng hiểu nổi mình đã làm gì sai:
“Mày không phải con của bố mày đâu. Nhìn cái mặt là biết lạc loài!”
Tôi đã nghe tất cả. Từng chữ một. Không sót.
Như từng mảnh thuỷ tinh vỡ cứa vào lòng tự trọng bé nhỏ, những lời ấy không tan theo gió – chúng ghim lại trong tôi, nằm im như đá tảng dưới đáy sông, càng lớn lên càng nặng trĩu.Cả tuổi thơ tôi là một cuộc chạy trốn trong lặng lẽ. Trốn khỏi ánh mắt khinh thường. Trốn khỏi tiếng cười gằn sau lưng. Trốn khỏi cái cảm giác mình không thuộc về bất cứ nơi đâu.
“Nhìn nó là biết sau này chẳng nên cơm cháo gì.”
“Cha nó nghe nói có vấn đề, đẻ ra con kiểu đó cũng phải.”
“Nhà đó… kỳ lắm. Con cái chẳng giống ai.”
Tệ hơn cả là những câu nói nửa thì thầm, nửa cố tình để tôi nghe thấy:
“Nó không giống cha, chẳng giống mẹ. Lạ lắm. Ai biết được...”
Họ không cần nói hết. Câu nói bỏ lửng, ánh mắt đưa đẩy và nụ cười nhếch mép đã đủ để châm lên trong tôi một nỗi hoang mang bẽ bàng. Tôi còn nhỏ, nhưng tôi không ngu ngơ đến mức không hiểu họ đang ám chỉ điều gì. Họ gieo nghi ngờ như người ta gieo muối lên vết thương chưa kịp lành – cay xè, buốt nhói.Tôi chỉ là một đứa trẻ. Vậy mà đã phải sống với cảm giác mình là cái bóng sai lệch, là một tồn tại bất thường, là thứ bị đem ra bàn tán như một đề tài giải trí rẻ tiền.Không ai hỏi tôi có đau không. Không ai bận tâm tôi có hiểu những lời đó nghĩa là gì. Bởi họ mặc định: tôi không đáng để được bảo vệ.Và điều tàn nhẫn nhất – là tôi không thể trách ai. Bởi tôi chẳng biết trút giận vào đâu ngoài chính bản thân mình.
Tôi từng nghĩ, chỉ có trẻ con mới vô tâm – nhưng không… người lớn còn có thể tàn nhẫn hơn gấp bội.
Họ cấm con mình chơi với tôi, như thể tôi là mầm bệnh – một thứ ô uế cần phải tránh xa để giữ gìn “thuần khiết” cho gia đình họ.
Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh buốt, nửa dè chừng, nửa xua đuổi – như thể sự hiện diện của tôi là sai lầm, là một sự lạc loài không nên tồn tại giữa cộng đồng này.
Tôi không trách lũ trẻ – chúng còn nhỏ, chúng bắt chước thế giới của người lớn, và ngây thơ đến mức không biết rằng một câu nói cũng có thể cào rách một tâm hồn non nớt.
Nhưng người lớn thì sao? Những kẻ từng kinh qua bao va vấp, từng nếm đủ vị đắng của cuộc đời, lại không ngần ngại lôi một đứa trẻ ra làm trò tiêu khiển trong những cuộc trà dư tửu hậu.
Họ – những người miệng thì chép chép thương hại, nhưng ánh mắt lại lạnh lẽo và sắc như dao: thứ ánh nhìn khiến tôi hiểu rằng mình không bao giờ được chấp nhận.
Họ không biết – hoặc tệ hơn, họ biết nhưng không quan tâm – rằng những lời xì xào ấy, khi rơi vào tai một đứa trẻ, sẽ hóa thành gông cùm siết chặt lấy tâm hồn.Họ nói về tôi như nói về một định mệnh đã hỏng ngay từ trứng nước – như thể tôi là kết quả của một sai lầm nào đó mà cả làng đều có quyền phán xét.Họ không gọi tên tôi, nhưng tôi biết… trong ánh mắt ấy, tôi là “cái đứa đó” – cái đứa làm người ta thấy xấu hổ khi đứng cạnh, cái đứa khiến họ rùng mình vì cảm tưởng như nhìn vào tôi là thấy rõ những điều bất toàn mà họ cố chối bỏ trong chính mình.Dần dần, tôi hiểu rằng…Đòn roi không phải thứ khiến một đứa trẻ đau nhất.Chính là lời nói.
Những lời nói tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng được lặp đi lặp lại, tẩm độc và rót xuống từng ngày, từng ngày…Chúng giết chết lòng tự trọng của tôi trong im lặng – từng chút một.
Tôi đứng đó. Tay nắm chặt, môi mím lại, mắt cụp xuống đất như thể chỉ cần ngẩng lên thôi là nước mắt sẽ tràn mi. Tôi không dám khóc. Không phải vì tôi mạnh mẽ… mà vì tôi sợ. Sợ nếu mình khóc, họ sẽ càng tin rằng tôi yếu đuối, rằng tôi đúng là đứa con “khác thường” mà họ vẫn rỉ tai nhau.
Tôi quen rồi… quen với việc giả vờ không nghe thấy. Quen với cảm giác nghẹn lại ở cổ họng như có đá tảng chặn ngang, nhưng vẫn phải nuốt vào trong – từng lời cay nghiệt, từng ánh mắt hoài nghi.Tôi chỉ là một đứa trẻ thôi mà… Một đứa trẻ cũng biết đau, cũng biết tủi. Tôi đâu có ước gì to tát. Tôi chỉ muốn – chỉ mong – được gọi đúng bằng cái tên của tôi. Chứ không phải là cái bóng lạc lõng, đứng nép ở một góc nhà mà lòng cứ chông chênh, không biết mình có thực sự được sinh ra để được yêu thương… hay chỉ là một sự nhầm lẫn của số phận.
Những câu nói đó – không giết tôi như một nhát dao bén.Chúng cứa chậm, day dứt, vào tận gốc rễ của một đứa trẻ vốn đã quen sống trong mặc cảm.Tôi không phản kháng. Không biết phản kháng thế nào.Tôi chỉ biết thu mình lại, như một cái bóng rút sâu vào xó tối, mong người ta quên mình hiện diện trên đời.Càng lớn, tôi càng ít nói.Càng ít nói, tôi càng mờ nhạt.Và rồi, tôi không khóc nữa – không phải vì không còn đau, mà bởi tôi hiểu:Có những nỗi đau, nước mắt cũng trở nên vô nghĩa.
Mỗi lần tôi trở về nhà trong im lặng, ánh mắt lạc lõng, môi mím chặt vì không dám khóc, mẹ đều biết. Mẹ không cần hỏi vì bà đã quá quen với những ngày con mình trở về trong dáng vẻ gục xuống mà không ngã.Bà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống bên tôi, vòng tay ôm lấy đứa con đang rạn vỡ mà chẳng nói một lời to tát.Chỉ là bàn tay vuốt tóc tôi, run run như muốn xoa dịu cả một thế giới đang quay lưng.“Không sao đâu con. Không chơi với người này thì chơi với người khác. Mình sống tử tế, trời thương.”
Trời thương…
Câu nói ấy tôi nghe không biết bao nhiêu lần, đến mức thuộc lòng. Nhưng lòng tôi thì… không tin.Vì tôi hận.Tôi hận lũ trẻ đã gọi tôi bằng những cái tên không phải của mình.Hận những ánh mắt háo hức chứng kiến tôi khổ sở như đang xem một trò tiêu khiển.Hận cả sự im lặng của người lớn – những kẻ đã không nói gì, không làm gì, khi một đứa trẻ bị tổn thương ngay trước mắt họ.
Tôi hận… dù tôi biết hận là sai.Dù tôi biết chúng chỉ là trẻ con.Nhưng chính những đứa trẻ ấy đã gieo vào tôi một nỗi hận đầu đời, và thứ hạt giống đó không lớn lên như hoa – mà như một loại gai, bám rễ trong tim tôi từ lúc nào không rõ.Tôi đã tự khép lại.Ít nói. Ít cười. Ít dám bước ra khỏi cái thế giới nhỏ của riêng mình.Tôi trở thành một cái bóng. Một vệt mờ lặng lẽ tồn tại sau lưng mẹ – người vẫn luôn cố giấu đi ánh mắt buồn khi thấy con mình ngày càng trầm lặng.
Tôi – một đứa trẻ lớn lên với một tâm hồn méo mó và nhân cách đầy những góc khuất. sự tổn thương chồng chất đã dần bào mòn phần trong sáng còn sót lại, để rồi hình thành nên một con người với tâm tính xấu xí – như thể phản chiếu đúng cái vẻ ngoài kém ưa nhìn của mình. Tôi – một đứa con gái sớm biết căm ghét, biết thù hằn, biết nuôi trong lòng những vết sẹo không chịu lành.Trong lòng tôi không có sự hồn nhiên ngây thơ như những đứa bạn đồng trang lứa.Vì sao ư?Vì tôi chưa từng được sống đúng nghĩa với hai chữ ‘tuổi thơ’. Bởi lẽ, ngay từ những năm tháng đầu đời, tôi đã buộc phải học cách chịu đựng thay vì tin tưởng, học cách im lặng thay vì cất tiếng khóc, học cách giấu nước mắt vào trong thay vì đòi hỏi một cái ôm an ủi.Tôi không được ai dạy cách yêu thương bản thân, cũng không ai dạy tôi rằng mình xứng đáng được yêu thương. Những lời lẽ cay nghiệt, những ánh mắt miệt thị, những cái nhìn khinh rẻ – tất cả đổ lên đầu tôi như bão tố dồn dập, xé rách lớp da non nớt mà một đứa trẻ đáng lý phải được bảo bọc.
Bọn trẻ con ấy – những đứa trẻ chẳng biết gì ngoài tiếng cười vô tư – chúng không hề hay rằng, những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt của chúng lại có sức hủy diệt như thuốc độc nhỏ giọt vào tâm hồn một đứa trẻ khác. Chúng nói. Rồi chúng cười phá lên, lăn lộn trong niềm vui dã man mà chính chúng cũng chẳng hiểu.
Còn tôi, đứng đó – câm lặng như một cái bóng. Cổ họng nghẹn đắng, không thể khóc, không thể phản kháng. Mỗi lời, mỗi chữ, như đang róc thịt, moi ruột tôi ra từng mảnh. Chúng ném vào tôi những tiếng cười như đá cuội ném xuống mặt nước – gợn lên những đợt sóng u uất trong tâm hồn mà chẳng ai buồn đoái hoài.
Tôi ngước mắt lên, hy vọng một ánh nhìn thấu hiểu từ người lớn – những người lẽ ra phải dạy dỗ lũ trẻ biết yêu thương, biết cảm thông. Nhưng không… họ đứng đó, khoanh tay trước ngực, im lặng như thể tất cả chỉ là một trò tiêu khiển vô hại. Có người cười mỉm, gật gù như thể đang chứng kiến một màn kịch hài. Có người lắc đầu cảm thán, nhưng chẳng ai lên tiếng ngăn lại. Họ chỉ nhìn tôi như nhìn một vết nhơ trong cái cộng đồng nhỏ bé mà họ ra sức giữ gìn ,như thể tôi không phải một đứa trẻ biết buồn, biết tổn thương, mà chỉ là một mảnh ghép dị dạng, thừa thãi trong thế giới của họ.Trong những ngày tháng đó, tôi học được một bài học mà đáng ra chẳng đứa trẻ nào nên học quá sớm: Rằng không phải vết thương nào cũng chảy máu. Và không phải người lớn nào cũng tốt.
Tôi – trong mắt đám trẻ con đó , và trong mắt cả những người lớn vô tình kia – chỉ là một thứ thừa thãi. Một cái bóng vô nghĩa lạc lõng giữa cuộc đời.Chúng đâu biết rằng, có những đêm, khi ánh đèn trong xóm đã tắt, tôi ngồi bó gối nơi góc giường lạnh ngắt, nghĩ về cái chết như một lối thoát – duy nhất và yên bình. Chúng đâu biết rằng, những câu đùa của chúng lại âm thầm gieo mầm dữ trong tôi – một con quái vật lặng lẽ lớn lên, biết hận, biết thù, biết rình rập từng cơ hội để cắn trả cái thế giới đã từng vùi dập mình không thương tiếc.
Tôi đã không chết. Nhưng phần hồn trong tôi thì… đã rữa ra từ lâu rồi – từ lúc những lời cay độc đầu tiên chạm vào tim tôi non nớt. Tôi sống, nhưng không còn là tôi.
Cứ vậy tôi lớn lên với một trái tim sần sùi vì tổn thương, một tâm hồn đầy gai nhọn để tự vệ. Dần dà, phần người trong tôi bị ăn mòn bởi chính những điều lẽ ra phải nâng đỡ tôi. Tôi căm ghét. Tôi thù hằn. Tôi không ngại chua chát, không ngại cay độc – bởi tôi đã quá quen với việc bị thế giới này quay lưng. Và khi người ta gọi tôi là ‘xấu xí’, tôi không phản kháng. Bởi lẽ, tôi biết mình đúng là như thế – không chỉ ở vẻ ngoài, mà còn trong những phần tối tăm nhất của nhân cách mình.Tôi đã không chết. Nhưng phần hồn trong tôi thì đã rữa ra từ lâu rồi – rữa ra từ những ngày tôi ngồi một mình trong bóng tối, ước được biến mất khỏi thế giới này. Rữa ra từ từng lời sỉ nhục, từng ánh mắt hắt hủi, từng tiếng cười vô tâm như nhát dao cùn cứa vào lòng.
Tôi không còn phân biệt được đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối trong chính mình nữa. Nhân cách tôi – nếu còn có thể gọi là nhân cách – đã mốc meo, mục nát, bốc mùi của oán hận, tự ti, và cả những cơn thèm khát trả thù cuộc đời.Thế nhưng… giữa cái thế giới mục ruỗng đó, vẫn có một điều duy nhất chưa từng mục nát: mẹ tôi.
Mẹ – người phụ nữ với đôi tay chai sần, ánh mắt lúc nào cũng ươn ướt vì gió, vì khói, hay vì buồn mà tôi chẳng bao giờ dám hỏi. Người không bao giờ nói nhiều, nhưng luôn là người duy nhất lặng lẽ lau đi nước mắt tôi khi tôi tưởng không ai thấy. Người duy nhất không bao giờ nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại hay khinh miệt, mà chỉ có một thứ duy nhất: thương.
Tôi thương mẹ. Thương đến nghẹn. Thương đến đau. Nhưng tôi vẫn hận. Tôi hận cuộc đời vì đã khiến mẹ phải sinh tôi ra trong một thế giới độc ác đến thế. Một thế giới nơi lòng tốt bị nghiền nát dưới gót giày thực dụng, nơi vẻ ngoài quyết định giá trị, và nỗi đau của kẻ yếu chỉ là trò tiêu khiển cho đám đông.
Tôi hận – không phải vì mẹ sai. Mà vì mẹ đúng quá. Nhẫn nại quá. Hi sinh quá. Đúng đến mức khiến tôi cảm thấy mình thật đáng thương... vì chẳng thể làm gì để xứng đáng với tình yêu quá đỗi lớn lao đó.
Những câu nói đó không chảy máu, nhưng chúng rơi vào tai tôi như từng giọt dấm đổ xuống vết thương chưa kịp lành.Tôi sợ ánh mắt của những người lớn – luôn nhìn tôi như thể tôi là một món đồ thừa, một vật thể lạc loài không biết phải đặt vào đâu để đỡ chướng mắt.Tôi thu mình lại.Sống như thể mình mang nợ cả thế giới. Câm lặng.Len lén đi qua từng góc nhà như một bóng mờ tội lỗi.Tôi cúi đầu như đang xin lỗi… chỉ vì mình đã được sinh ra.
Tôi sống lặng lẽ, len lỏi giữa thế giới này bằng một sự có mặt mong manh – chẳng đủ rõ ràng để ai phải chú ý, cũng chẳng đủ đặc biệt để ai đặt niềm tin. Tôi tồn tại như một khoảng lặng bị bỏ quên giữa cuộc trò chuyện ồn ào của cuộc đời.Người thân trong gia đình tuy không ai nói ra, nhưng tôi biết… tôi là một sự hiện diện khiến người ta không nỡ chối bỏ – bởi vì tôi là máu mủ – nhưng cũng chẳng thể thật lòng yêu thương. Họ đối xử với tôi bằng thứ cảm xúc lưng chừng: vừa đủ để không mang tiếng nhẫn tâm, nhưng chưa từng đủ để khiến tôi cảm thấy mình được thật sự mong đợi. . Không có những cái ôm, không lời thủ thỉ vỗ về, không một ánh mắt ấm áp hay một cái vuốt tóc dịu dàng. Chỉ là những cái gật đầu chiếu lệ, những lời nhắc nhở khô khốc, những ánh nhìn lướt qua như thể tôi chưa bao giờ thật sự hiện hữu trong thế giới của họ.
Tôi là đứa trẻ mà họ không thể vứt bỏ – bởi vì tôi là máu mủ. Nhưng cũng không ai tình nguyện giữ tôi lại bằng tình thương. Và chính cái cảm giác bị “giữ lại cho có” ấy – không hẳn là chối bỏ, cũng chẳng phải chấp nhận – mới là thứ khiến tôi rã rời. Nó không như một vết dao sắc lạnh, mà giống như một giọt axit nhỏ đều đặn vào lòng tự trọng, bào mòn dần ý niệm về giá trị bản thân. Tôi tồn tại, nhưng không thuộc về.
Cứ thế, tôi sống lặng lẽ giữa hai phía: một bên là gia đình với thứ tình thương hờ hững, một bên là thế giới bên ngoài đầy những ánh mắt soi mói và miệt thị. Tôi lớn lên như một cái bóng, quanh quẩn bên mẹ – người duy nhất không bao giờ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo.Tôi không biết mình sẽ đi đến đâu. Không biết liệu những vết xước từng khắc vào tâm hồn có thể lành lại, hay sẽ mãi âm ỉ như vết bỏng không bao giờ nguôi. Nhưng trong những ngày tháng u tối nhất, có một điều duy nhất đã giữ tôi lại: đó là tình thương của mẹ – âm thầm, bền bỉ, không lời. Và chính điều ấy đã cứu rỗi tôi khỏi vực sâu của ý nghĩ biến mất khỏi cuộc đời này.
Có thể tôi chưa tha thứ được cho những gì đã qua. Cũng chưa đủ dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối. Nhưng tôi đã không chọn kết thúc. Tôi còn ở đây. Còn sống. Còn thở.Và đâu đó, rất khẽ, tôi bắt đầu tự hỏi: liệu có thể nào… sau tất cả, một đứa trẻ lớn lên trong im lặng và tổn thương như tôi, vẫn còn cơ hội để viết tiếp câu chuyện đời mình – theo một cách khác?
PHẦN I: GỐC RỄ TỔN THƯƠNG – BÓNG TỐI ĐẦU ĐỜI
Mỗi người đều có những tổn thương của riêng mình. Mỗi hoàn cảnh, mỗi biến cố đi qua đều để lại trong tâm hồn ta những vết xước – có cái mờ nhạt theo thời gian, có cái âm ỉ chẳng thể lành. Tôi cũng vậy. Và hôm nay, khi ngồi đây viết ra những dòng tâm sự này, tôi coi đó là cơ hội để giãi bày nỗi lòng – một cách để tôi đối diện với chính mình, học cách chấp nhận thực tại và buông bỏ quá khứ đầy tổn thương. Bởi chỉ khi dám buông, ta mới có thể bước tiếp những chặng đường mới – nơi có hi vọng, có ánh sáng.
Nhưng những vết xước trong tôi – không đơn thuần chỉ là những nỗi đau thoáng qua. Chúng là thứ đã ăn sâu vào máu thịt, vào cả cái cách tôi nhìn cuộc đời và nhìn chính mình. Tôi từng sống như thể mình là một cái bóng thừa thãi, một nhánh cây dại mọc sau bờ rào, không ai vun trồng, không ai mong đợi. Tôi đi học thường ngồi lặng lẽ ở góc lớp, chưa từng dám giơ tay phát biểu – không phải vì tôi không biết, mà vì tôi sợ. Sợ bị cười, sợ ánh mắt ái ngại, sợ cả tiếng thì thầm mà tôi biết chắc đang nhắm đến mình. Tôi dần học cách thu mình lại, như một vết thương tự khâu kín miệng để khỏi bị tổn thương thêm lần nữa.
Vết xước lớn nhất có lẽ không phải cả những trận đòn hay cơn sốt triền miên thời thơ ấu. Vết xước lớn nhất – là khi bạn bắt đầu tin rằng: mình không xứng đáng để được yêu thương.Và khi bạn tin điều đó đủ lâu, bạn sẽ không còn dám đón nhận bất kỳ tình cảm nào nữa. Dù có người đưa tay ra, bạn cũng tự động lùi lại. Dù có ai đó nói yêu bạn, bạn cũng nghĩ: chắc họ nhầm rồi. Tất cả như một phản xạ – một cơ chế tự vệ méo mó mà tôi phải sống cùng trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Tôi sinh ra trong một gia đình không được may mắn như bao người khác. Người ta vẫn kể, bố tôi từng là một chàng trai khiến cả làng ngưỡng mộ – đẹp trai, thông minh, khéo léo, vẽ đẹp, hát hay, lại chăm chỉ và khỏe mạnh. Nhưng tất cả những điều đó, tôi chỉ được nghe kể lại. Khi tôi đủ lớn để nhận thức, bố đã không còn là người mà họ nhắc đến trong quá khứ nữa. Điều khiến tôi ám ảnh hơn cả không phải là hình ảnh của một người cha tài hoa ngày xưa, mà là câu chuyện đã làm thay đổi cuộc đời ông – và cũng là điều âm thầm khắc lên tuổi thơ tôi một vết sẹo chẳng thể lành.
Người ta vẫn bảo, tài năng thường đi kèm bất trắc. Có lẽ đúng…hoặc cũng có lẽ là cách người ta an ủi cho những số phận lỡ làng.Bố tôi – một chàng trai nổi bật. Không phải kiểu đẹp trai khiến người ta ngoái nhìn, mà là thứ hào quang khó gọi tên , pha chút thông minh, chút ngang tàng, và cả một nụ cười nửa như kiêu bạc, nửa như thách thức cuộc đời. Ông sống như thể luôn bước trên một sợi dây mỏng giữa tài năng và nổi loạn – hấp dẫn, nhưng cũng dễ gãy đổ.
Có người bảo ông “có số làm nên chuyện”. Người khác thì bảo: “Thằng đó sớm muộn cũng dính tai ương vì cái tính ngông cuồng.” Mỗi lời đều có phần đúng. Bố tôi mang trong mình một nội lực âm ỉ – như ngọn lửa luôn sẵn sàng bùng lên dữ dội, nếu gặp đúng cơn gió. Tiếc là, cơn gió năm ấy lại là một trận say….Bố tôi – trong một khoảnh khắc mất kiểm soát đã có hành vi thiếu chừng mực với một cô gái trong làng, người thuộc về một gia đình “có quyền, có tiếng”.Gia đình cô gái ấy không dễ dàng để yên. Cơn giận dữ từ những người quyền thế được trút xuống bằng những cú đánh dữ dội và tàn nhẫn – như thể muốn xóa sổ một con người chỉ trong một trận đòn. Bố tôi, khi ấy còn rất trẻ, không chống đỡ nổi cơn cuồng nộ ấy – cả về thể xác lẫn tinh thần.Không ai biết rõ chuyện đúng sai ra sao. Người lớn trong nhà không kể hết, còn tôi,sau này chỉ biết loáng thoáng qua những lời kể thì thầm nửa thực nửa hư. Có thể đó là một sự hiểu lầm, cũng có thể là sai lầm tuổi trẻ, hoặc là một điều không ai còn muốn nhắc lại. Nhưng dù sự thật là gì, bố tôi vẫn phải gánh chịu một hậu quả quá nặng nề.Sau biến cố ấy, bố tôi không còn là chính mình nữa. Tôi không rõ là vì những trận đòn tàn nhẫn đã khiến ông tổn thương thần kinh, hay vì nỗi nhục thấu trời cùng sự mặc cảm ghê gớm đã đánh gục tinh thần một người đàn ông từng kiêu hãnh. Có lẽ là cả hai.
Tôi chỉ nhớ qua những lời truyền miệng vô căn cứ, chắp vá từ những câu rì rầm không đầu không cuối – thứ ký ức mơ hồ mà tôi nhặt nhạnh được từ lúc bắt đầu biết nhận thức.Lúc ấy,thay vì trở về nhà dưỡng thương, bố tôi đã chọn rời đi – lặng lẽ trốn tránh tất cả. Ông ở nhờ nhà một người bạn, sống trong im lặng và bóng tối. Không ai đến tìm. Không ai hỏi han. Không một ai bận tâm ông đang sống – hay đang dần tàn lụi.
Trong quãng thời gian dài ấy, ông vừa gánh chịu cơn đau thể xác, vừa đối mặt với sự lạnh lẽo tuyệt đối của một thế giới không còn chỗ dành cho mình. Có lẽ chính sự cô độc ấy – âm ỉ như vết thương không bao giờ lành – đã khiến ông nghĩ quẩn… và đánh mất thần trí từ lúc nào, chẳng một ai hay biết.
Ngày ông trở về, đã không còn là người đàn ông năm xưa nữa. Mà là một bóng dáng nhợt nhạt, khép nép, câm lặng. Một kẻ thi thoảng bật cười vu vơ, vô hồn, như đang sống trong một thế giới nào khác – nơi mà không ai có thể bước vào,bố tôi không còn là người đàn ông rạng rỡ trong những lời kể nữa. Ông trở thành một cái bóng – lặng lẽ sống trong căn nhà cũ, không nói, không giận dữ, cũng chẳng còn khao khát.Người ta gọi ông là “bệnh”, là “thần kinh”, dù chẳng ai thật sự biết: điều gì đã gãy gập trong tâm trí của một con người từng rực rỡ.Còn tôi – lớn lên dưới cái bóng ấy – chưa từng biết đến một “người cha” đúng nghĩa.Sinh ra sau biến cố ấy cả chục năm trời,trong ký ức của tôi, bố chưa từng là một người đàn ông rực rỡ như lời người ta kể. Những hình ảnh về một chàng trai thông minh, sắc sảo, ngang tàng – tôi chỉ được nghe qua những mẩu chuyện truyền miệng rời rạc. Mà kỳ lạ thay… tất cả những điều đó, tôi chưa từng nhìn thấy nơi ông – dù chỉ một thoáng.
Trong mắt tôi, bố luôn là một bóng người im lìm, nhợt nhạt. Một dáng ngồi câm lặng nơi hiên nhà, ánh mắt thất thần nhìn vào khoảng không, thi thoảng bật ra một tiếng cười vu vơ đến rợn người.Tôi lớn lên cùng sự im lặng ấy – thứ im lặng không có nổi một lời khuyên răn, một vòng tay ấm, một cái nhìn quan tâm. Ông hiện diện, nhưng như một cái bóng – có hình mà không có hồn, có thở nhưng chẳng sống.Tôi chưa từng được ông dạy điều gì. Chưa từng thấy ông nổi giận. Cũng chưa từng cảm nhận được thứ tình cảm mơ hồ mang tên “tình cha”.
Người ta vẫn bảo bố tôi từng là niềm tự hào của cả dòng họ. Rằng ngày xưa ông thông minh, tháo vát, ăn nói đâu ra đấy. Nhưng tất cả những điều ấy – với tôi – chỉ như một huyền thoại xa xôi, chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích được thêu dệt để khỏa lấp thực tại khuyết thiếu và bẽ bàng.Tôi đã từng tự hỏi: người đàn ông trong những lời kể ngày xưa – liệu có thật không? Hay tất cả chỉ là một câu chuyện cũ, mà ai đó bịa ra để an ủi cho một thực tại quá đỗi đau lòng?
Lẽ ra dù đó là thực hay hư,tôi cũng có thể mặc kệ,thản nhiên mà sống.Nhưng không,điều khiến tôi đau lòng nhất – là khi dần nhận ra: cuộc đời của bố, với tất cả những tổn thương và vết nhơ năm ấy, đã trở thành một cái bóng âm thầm đè nặng lên chính cuộc đời tôi.Người ta không nhìn tôi như một đứa trẻ bình thường – mà là “con của người đàn ông ấy”.Tôi lớn lên trong ánh mắt e dè của người lớn, trong lời xì xào của họ hàng, và trong khoảng cách lặng lẽ mà bạn bè cùng trang lứa dựng lên quanh mình.Có lẽ, từ rất sớm, tôi đã biết thế nào là cảm giác bị bỏ lại phía sau – không phải vì tôi làm điều gì sai… mà chỉ vì tôi đã sinh ra trong một gia đình như thế.
Khó tin nhỉ – một người đàn ông đã đánh mất cả quá khứ lẫn chính mình, sống lặng câm giữa bóng tối của những năm tháng dở dang – lại có thể một ngày nào đó... được một người phụ nữ bước vào đời. Một người vẫn còn nguyên vẹn giấc mơ làm vợ, làm mẹ. Nhưng duyên số, đôi khi trớ trêu như thế – chẳng cần lý do, chẳng màng logic. Nó cứ thế đưa người ta đến với nhau, giữa vô vàn ngã rẽ khác.. Mẹ tôi bước vào cuộc đời bố – nhẹ nhàng như một làn gió, nhưng đủ sâu để in dấu cả một kiếp người.Mẹ không xinh đẹp. Nhỏ nhắn, gầy guộc, dáng người lẫn vào đám đông chẳng ai ngoái nhìn. Nhưng ông nội tôi ,sau vài lần trò chuyện đã nhìn ra ở mẹ một vẻ đẹp khác: sự dịu dàng, nhẫn nại, tháo vát và thông minh-những phẩm chất không lấp lánh như nhan sắc, nhưng đủ bền để nâng đỡ một gia đình.Ông ngỏ ý muốn cưới mẹ tôi về làm dâu trong nhà.
Nhưng phía ngoại phản đối. Người ta khuyên mẹ tôi đừng bước chân vào một cuộc đời không lành. Bố tôi – một người đàn ông mang bệnh với quá khứ nhơ nhuốc– không phải là chốn bình yên cho một người con gái ngoan hiền như mẹ.Có người thương mẹ, bảo rằng bà xứng đáng có một mái ấm đủ đầy, bên người chồng mạnh mẽ, tử tế. Nhưng cũng có người nói: mẹ tôi là người có phúc, vì dù bệnh tật, bố tôi vẫn là người hiền lành, chăm chỉ, chưa từng làm điều gì khiến ai phải sợ.Lời ra tiếng vào, đúng – sai – dở – hay, ai cũng có lý. Nhưng rốt cuộc… chỉ có mẹ là người duy nhất sống trong cuộc đời ấy, mang lấy lựa chọn ấy – như một vết xăm chẳng thể tẩy. Không ai sống thay bà một ngày nào, để hiểu hết phần can đảm và đánh đổi phía sau hai chữ “lấy chồng”.
Ngày mẹ lên xe hoa, bà cũng có váy cưới trắng, có bó hoa trong tay, có tiếng nhạc rộn ràng vang lên giữa sân nhà. Nhìn từ bên ngoài, đó là một đám cưới đủ đầy – có lễ lạt, có khách khứa, có tiếng cười… Nhưng thực chất, tất cả chỉ là để giữ thể diện.Giữ thể diện cho một gia đình từng mang tiếng vì có người con trai lỡ làng. Giữ thể diện cho một người đàn ông từng được ca tụng, rồi trở thành cái bóng câm lặng khiến ai cũng e dè. Và cũng để giữ thể diện cho mẹ – người con gái đã gật đầu trước một cuộc hôn nhân mà không ai dám tin là sẽ có hạnh phúc.
Đằng sau nụ cười e lệ và tấm áo cưới trắng – mà sau này tôi mới được nhìn qua một tấm ảnh cũ – tôi tin rằng không phải là giấc mơ hồng như bao cô gái vẫn hằng ao ước. Đó là một tấm lòng đã chuẩn bị sẵn để hy sinh. Là đôi tay đã sẵn sàng gánh vác. Là một trái tim đủ mạnh mẽ để đồng hành cùng một người mà cả thế gian đều dè dặt.Tôi không biết mẹ đã nghĩ gì khi khoác lên mình chiếc váy cưới hôm ấy – có lẽ là niềm tin, có lẽ cũng là sự lo âu. Nhưng mẹ vẫn bước đi. Dịu dàng và lặng lẽ. Chọn lấy một con đường mà ai cũng khuyên bà nên tránh xa.
Mẹ không chỉ lấy một người chồng mắc bệnh.Mẹ đã lựa chọn gắn bó với một cuộc đời đầy những vết nứt, những ngày dài vô định, những tháng năm mà hạnh phúc luôn ở bên kia ngưỡng cửa.Mẹ sống cùng những ánh mắt lạc lõng vô hồn của bố, những đêm không ngủ vì lo sợ một điều gì đó không gọi thành tên.Mẹ chọn từ bỏ tuổi trẻ – cái tuổi đáng ra phải được mộng mơ, được yêu thương, được nâng niu như một bông hoa vừa chớm nở. Nhưng mẹ đã gấp gọn cả thanh xuân của mình, để đánh đổi lấy sự bình yên mong manh cho một người đàn ông mà cả thế giới đều ngoảnh mặt quay lưng.Mẹ không một lời than vãn ,không một lần trách móc số phận.Mẹ đứng sau, lặng lẽ như một tán cây già – che mưa che nắng, che luôn cả những gió giật trong lòng một người đàn ông không đủ vững vàng để tự mình đi hết đoạn đường đời.
Những tưởng rằng, khi đã chấp nhận một cuộc hôn nhân thiệt thòi về tình cảm, thì ít nhất cuộc sống cơm áo gạo tiền sẽ dịu dàng hơn với mẹ. Rằng đời sẽ có phần bù đắp – như trong những bộ phim vẫn hay kể: chọn một người chồng khờ dại thì sẽ được yêu thương bằng vật chất, được an nhàn trong chốn nhà chồng.
Nhưng không. Thực tại đã phũ phàng tạt vào mẹ tôi bằng những nắm đất thô ráp nhất. Mẹ không chỉ thiệt thòi về tinh thần – khi sống cạnh một người đàn ông gần như không còn đủ tỉnh táo để sẻ chia – mà còn trở thành người gánh vác mọi thứ trong đại gia đình. Mẹ vừa là vợ, là dâu, vừa là lao động chính. Cả phần việc của những người khác – im lặng dồn cả về phía mẹ.
Tôi không biết mẹ bắt đầu gồng gánh từ khi nào. Tôi cũng chưa kịp ra đời để chứng kiến những năm tháng đó. Tất cả những gì tôi biết – là qua lời kể chắp vá của những người xung quanh, qua vài tấm ảnh cũ, và cả qua ánh mắt mẹ những năm sau này – lúc tôi đủ lớn để hiểu rằng: chính mẹ là người âm thầm giữ cho cả gia đình khỏi chệch khỏi đường ray.
Từ miếng ăn, áo mặc, thuốc men cho người già, đến những khoản chi tiêu không ai đứng tên… tất cả đều được bù đắp từ đôi bàn tay gầy guộc ấy. Không ai giúp mẹ. Không ai đỡ mẹ. Và cũng chẳng ai từng hỏi mẹ có mệt không.
Mẹ làm mọi việc để nuôi cả nhà – một gia đình mà đôi khi, chẳng một ai thật sự bận tâm mẹ sống thế nào, nghĩ gì, hay có còn đủ sức để bước tiếp hay không. Nhưng mẹ vẫn chịu. Chịu như một thói quen, như một thứ bổn phận không được phép từ chối. Như thể nếu mẹ buông tay, mọi thứ sẽ sụp đổ.
Tôi không biết mẹ giữ lại cho mình được gì trong những tháng ngày ấy. Có lẽ là không gì cả. Không một đồng, không một món đồ. Không có khoảng lặng nào cho riêng mẹ, cũng chẳng có lấy một không gian đủ để bà thở ra nhẹ nhõm. Mẹ sống như một dòng nước lặng – cứ âm thầm chảy qua những vùng đất cằn cỗi, qua những con người vô tâm… mà không một lần ngoảnh lại tìm cho mình một bến đỗ.
Rồi tôi ra đời.Kỳ lạ thật – một đứa trẻ như tôi lại hiện diện giữa cuộc đời này. Không phải là kết tinh của yêu thương, mà như một phép thử nghiệt ngã của số phận. Một sinh linh được sinh ra giữa nghèo đói, giữa một cuộc hôn nhân rỗng tuếch.Kỳ lạ, bởi lẽ… bố tôi không bình thường.Không chỉ là bệnh tật thể xác, mà cả tâm hồn ông cũng như một cánh cửa đóng kín. Ông sống lặng câm, thờ ơ, vô định – như thể mọi biến động của gia đình chẳng hề liên quan đến ông. Tôi lớn lên mà chẳng biết một cái ôm, chẳng nhớ nổi một câu nói tử tế từ người mang danh “cha”.Nực cười thật.Người ta sinh con vì yêu thương, vì khát khao vun đắp một mái ấm. Còn mẹ tôi… sinh tôi trong một cơn mỏi mệt tận cùng, giữa những ngày chỉ có nước mắt và thở dài làm bạn. Một đứa trẻ ra đời trong nghèo đói, trong cô đơn, trong sự lạnh lẽo đến tê người của những bức tường im lặng.
Tôi hiểu: tôi không đến với thế giới này như một phép màu nhiệm – mà như một hệ quả buồn bã của những tháng ngày mưu sinh triền miên, của một người mẹ đã kiệt quệ .Tôi không được chào đón như một món quà. Bởi nhà tôi khi ấy vẫn còn khó khăn. Tôi – một đứa trẻ đến không đúng thời điểm lại được chẩn đoán trước là yếu ớt,khó sống.Không có tiếng vỗ tay chào đón, chẳng một lời chúc mừng – chỉ có ánh mắt mẹ nhìn con.Có thể nói,cả nhà,ngoại trừ mẹ,chẳng một ai thích sự tồn tại của tôi.
Đã vậy,tôi chào đời khi còn chưa kịp thành hình một kiếp người trọn vẹn – non tháng, bé xíu như một nắm lá héo trong mưa.Da dẻ nhăn nhúm, tím tái, hơi thở nhẹ như sương khói. Không khóc, không la – chỉ thở khe khẽ, yếu ớt như thể đang dần học cách làm quen với sự sống.Người ta nhìn tôi mà ái ngại. Không ai dám chắc đứa bé bé tẹo ấy sẽ sống được bao lâu, có đủ sức mà đi hết đoạn đường gian khó hay không.Vậy mà mẹ tôi – người đàn bà vừa trải qua cơn vượt cạn như xé toạc cả thể xác lẫn linh hồn – vẫn cố mở mắt, đưa tay nắm lấy tay tôi.Chỉ một cái nắm tay mỏng manh… mà như tiếp thêm cho tôi cả một dòng máu sống.
Nhưng rồi… tôi lớn lên, trong hình hài của một đứa trẻ không ai mong đợi.Một gánh nặng – nhỏ bé nhưng dai dẳng .Cơ thể tôi yếu ớt như ngọn cỏ gặp gió. Bệnh tật cứ bủa vây không ngơi nghỉ: sốt từng đêm, ho từng cơn, viêm họng, tiêu chảy, dị ứng…Chỉ cần một mùa gió trở mình, là mẹ lại phải thức trắng theo tiếng thở khò khè của tôi..
Tôi – một đứa con vừa bệnh tật, vừa yếu ớt, lại xấu xí đến mức chính tôi cũng từng thấy sợ hãi khi nhìn mình trong gương. Tôi không khỏe mạnh, không lanh lợi như những đứa trẻ người ta thường mong đợi. Nhưng tệ hơn cả – là ngoại hình tôi. Nếu phải dùng những lời nhẹ nhàng nhất để diễn tả, có lẽ đó chỉ là một sự vụng về của tạo hóa.
Cả khuôn mặt như thể được nặn ra trong một phút giây cẩu thả – thiếu đi sự nâng niu, thiếu luôn cả ý định hoàn chỉnh. Mỗi lần soi gương, tôi lại thấy một gương mặt xa lạ – méo mó, gượng gạo, đến chính tôi cũng chẳng thể yêu thương nổi. Không một nét nào từ cha – người từng được kể là phong nhã, khôi ngô. Cũng chẳng vương lại chút gì từ mẹ – người đàn bà lam lũ nhưng ánh nhìn luôn rực rỡ thứ nội lực khiến người ta phải cúi đầu nể phục.
Tôi... chỉ là một bản nháp lỗi. Một sản phẩm bị bỏ quên giữa dòng đời – rồi bị số phận lặng lẽ phủi bụi, quay lưng đi.
Và hình như… không chỉ có tạo hóa.
Ngay cả những người thân ruột thịt quanh tôi – không ai nói ra, nhưng tôi vẫn cảm nhận được cái cách họ nhìn lướt qua tôi – như nhìn một món đồ cũ kỹ, lạc lõng giữa căn nhà vốn đã chật chội, không biết đặt vào đâu cho khỏi vướng víu.
Còn người ngoài thì tàn nhẫn hơn. Họ không chỉ miệt thị vẻ ngoài nhăn nhúm, tím tái của một đứa trẻ mới sinh, mà còn khinh bỉ cái gốc gác mà nó mang theo. Họ chẳng thèm gọi tôi bằng tên. Với họ, tôi chỉ là “con của cái ông ấy” – cái ông từng là nỗi ô nhục, là vết sẹo âm ỉ trong ký ức của làng. Và tôi, dù chưa từng làm gì, cũng bị gán cho đủ loại ánh nhìn xa lánh – như thể tôi là kẻ thừa kế của một điều gì xấu xa, lây lan và đáng bị né tránh.Và điều đau đớn nhất, là có những lúc tôi cũng bắt đầu tin như họ: rằng tôi không thể khác. Rằng máu trong tôi đã định sẵn tôi sẽ là một người đáng xấu hổ. Rằng dù tôi cố đến đâu, người ta cũng sẽ không nhìn tôi như một đứa trẻ – mà chỉ như di chứng của một tội lỗi không bao giờ được xóa sạch.
Tuổi thơ tôi – đã bắt đầu như thế. Với những vết xước âm ỉ, những cái nhìn lạnh nhạt, và một nỗi cô đơn chưa từng gọi thành tên. Nhưng rồi… đó mới chỉ là sự khởi đầu. Vì thế giới bên ngoài còn khắc nghiệt hơn thế – rất nhiều....
PHẦN II: TUỔI THƠ KHÔNG MÀU – NHỮNG VẾT XƯỚC KHÔNG CHẢY MÁU
Tôi cứ nghĩ, tổn thương lớn nhất đời mình là việc được sinh ra trong một gia đình có người cha đã đánh mất chính mình, có một người mẹ luôn sống giữa lam lũ và cam chịu. Tôi nghĩ, chỉ cần gói mình trong vòng tay mẹ, là đủ để lặng lẽ lớn lên, nép khỏi bão giông.
Nhưng hóa ra, thế giới ngoài kia còn khắc nghiệt hơn nhiều. Không cần đòn roi. Không cần ai hét lên. Chỉ bằng vài ánh mắt, vài câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt người ta có thể tạo nên những vết thương sâu hơn bất kỳ lưỡi dao nào.
Nếu những năm đầu đời, tôi học cách tồn tại trong thiếu vắng yêu thương... thì tuổi thơ tôi – lại là cuộc chiến khốc liệt để sinh tồn trong những cái nhìn miệt thị và lời nói tàn nhẫn.Đó là lúc tôi bước ra khỏi mái hiên nhà – để đối mặt với một thế giới không dành cho những đứa trẻ “khác biệt”.
Có lẽ… nếu chỉ sống với những tổn thương trong nhà, tôi vẫn có thể tìm được cách để chấp nhận. Nhưng khi bước ra khỏi cánh cửa kia – nơi ánh mắt người đời không dịu dàng như mẹ, nơi những đứa trẻ khác không biết kiêng dè, nơi từng lời nói là một lưỡi dao – tôi mới hiểu: hóa ra, có những vết xước không nằm trong máu mủ, mà được sinh ra từ ánh nhìn của thế giới.
Tôi bắt đầu đi học. Ba tuổi,tôi bước chân ra khỏi ngưỡng cửa nhà – nơi tôi đã quen nép mình như một chiếc lá cong dưới gió – và ngỡ rằng: bên ngoài kia sẽ là một thế giới khác. Ở đó, sẽ có tiếng cười, có bạn bè, có những cái nắm tay, có một ai đó chịu ngồi cạnh mình mà không rút tay lại khi chuông vào lớp vừa vang lên.Tôi đã từng mong như thế. Ngây thơ tin rằng, chỉ cần thoát ra khỏi bức tường lặng câm của ngôi nhà ấy, tôi sẽ có cơ hội bắt đầu lại – như những đứa trẻ khác. Nhưng không… tôi đã nhầm. Nhầm đau đớn.
Thế giới ngoài kia không dịu dàng. Nó không cần quát mắng, không cần đánh đập – mà chỉ cần một ánh mắt cũng đủ khiến người ta rụng rời. Những đứa trẻ cùng lớp không cần lý do để ghét tôi. Chúng không cần biết tôi là ai, càng không muốn biết. Chúng chỉ cần nhìn thấy tôi – là đã đủ để ném ra những lời độc địa, đủ để kéo nhau cười phá lên như thể sự có mặt của tôi là một trò hề không ai mời mà vẫn cứ xuất hiện.
Tôi nhận ra mình khác biệt – không phải qua gương, mà qua ánh mắt của người khác. Ánh mắt ấy như một chiếc gương cong – bóp méo hình ảnh tôi theo một cách tàn nhẫn, soi rõ mọi vết xước, phóng to mọi khuyết điểm, và đẩy tôi ra xa khỏi bất kỳ vòng tròn nào có tên gọi là “bạn bè”.Những câu nói như gai thép, những cái lườm đầy hàm ý, những cái vờ như không thấy khi tôi đứng ngay đó – tất cả dần hình thành một thế giới riêng biệt, nơi tôi là kẻ bị loại bỏ.
Nếu như trong căn nhà nhỏ kia, tôi là đứa trẻ sống lặng lẽ bên bóng mẹ – thì ở trường, tôi trở thành một chiếc bóng không ai muốn đứng gần. Một thứ hiện diện khiến người khác ngượng ngùng, khó chịu, và sẵn sàng xua đuổi.Và thế là... tôi bắt đầu học thêm một kỹ năng sống mới: học cách chịu đựng ánh mắt của người khác, học cách nuốt vào trong tất cả những uất ức mà chẳng ai buồn lắng nghe, học cách tồn tại mà không ai dạy tôi cách để được yêu thương.
Những ánh nhìn lạnh lẽo, soi mói, ái ngại – như thể tôi là một vết lỗi ai đó vô tình để lại giữa cuộc sống vốn đang phẳng lặng.Nhưng tàn nhẫn nhất, lại là ánh mắt của những đứa trẻ cùng trang lứa.Chúng không cần lý do để cười vào mặt tôi.Không cần phải hiểu tôi để biết rằng… tôi khác biệt.Không ai muốn đứng gần tôi.Không ai muốn chơi cùng.Không một cái nắm tay, không một tiếng gọi thân quen – chỉ là những tiếng xì xào, những lời thì thầm như kim châm rỉ máu.Trẻ con đôi khi tàn nhẫn đến độ khiến cả người lớn cũng phải rùng mình.
“Ê, mày bị ghẻ hả? Nhìn phát gớm!”
“Chắc mẹ mày lượm mày từ bãi rác về quá!”
Và ác nghiệt nhất – câu nói như một bản án rắn lạnh trút xuống đầu một đứa trẻ chẳng hiểu nổi mình đã làm gì sai:
“Mày không phải con của bố mày đâu. Nhìn cái mặt là biết lạc loài!”
Tôi đã nghe tất cả. Từng chữ một. Không sót.
Như từng mảnh thuỷ tinh vỡ cứa vào lòng tự trọng bé nhỏ, những lời ấy không tan theo gió – chúng ghim lại trong tôi, nằm im như đá tảng dưới đáy sông, càng lớn lên càng nặng trĩu.Cả tuổi thơ tôi là một cuộc chạy trốn trong lặng lẽ. Trốn khỏi ánh mắt khinh thường. Trốn khỏi tiếng cười gằn sau lưng. Trốn khỏi cái cảm giác mình không thuộc về bất cứ nơi đâu.
“Nhìn nó là biết sau này chẳng nên cơm cháo gì.”
“Cha nó nghe nói có vấn đề, đẻ ra con kiểu đó cũng phải.”
“Nhà đó… kỳ lắm. Con cái chẳng giống ai.”
Tệ hơn cả là những câu nói nửa thì thầm, nửa cố tình để tôi nghe thấy:
“Nó không giống cha, chẳng giống mẹ. Lạ lắm. Ai biết được...”
Họ không cần nói hết. Câu nói bỏ lửng, ánh mắt đưa đẩy và nụ cười nhếch mép đã đủ để châm lên trong tôi một nỗi hoang mang bẽ bàng. Tôi còn nhỏ, nhưng tôi không ngu ngơ đến mức không hiểu họ đang ám chỉ điều gì. Họ gieo nghi ngờ như người ta gieo muối lên vết thương chưa kịp lành – cay xè, buốt nhói.Tôi chỉ là một đứa trẻ. Vậy mà đã phải sống với cảm giác mình là cái bóng sai lệch, là một tồn tại bất thường, là thứ bị đem ra bàn tán như một đề tài giải trí rẻ tiền.Không ai hỏi tôi có đau không. Không ai bận tâm tôi có hiểu những lời đó nghĩa là gì. Bởi họ mặc định: tôi không đáng để được bảo vệ.Và điều tàn nhẫn nhất – là tôi không thể trách ai. Bởi tôi chẳng biết trút giận vào đâu ngoài chính bản thân mình.
Tôi từng nghĩ, chỉ có trẻ con mới vô tâm – nhưng không… người lớn còn có thể tàn nhẫn hơn gấp bội.
Họ cấm con mình chơi với tôi, như thể tôi là mầm bệnh – một thứ ô uế cần phải tránh xa để giữ gìn “thuần khiết” cho gia đình họ.
Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh buốt, nửa dè chừng, nửa xua đuổi – như thể sự hiện diện của tôi là sai lầm, là một sự lạc loài không nên tồn tại giữa cộng đồng này.
Tôi không trách lũ trẻ – chúng còn nhỏ, chúng bắt chước thế giới của người lớn, và ngây thơ đến mức không biết rằng một câu nói cũng có thể cào rách một tâm hồn non nớt.
Nhưng người lớn thì sao? Những kẻ từng kinh qua bao va vấp, từng nếm đủ vị đắng của cuộc đời, lại không ngần ngại lôi một đứa trẻ ra làm trò tiêu khiển trong những cuộc trà dư tửu hậu.
Họ – những người miệng thì chép chép thương hại, nhưng ánh mắt lại lạnh lẽo và sắc như dao: thứ ánh nhìn khiến tôi hiểu rằng mình không bao giờ được chấp nhận.
Họ không biết – hoặc tệ hơn, họ biết nhưng không quan tâm – rằng những lời xì xào ấy, khi rơi vào tai một đứa trẻ, sẽ hóa thành gông cùm siết chặt lấy tâm hồn.Họ nói về tôi như nói về một định mệnh đã hỏng ngay từ trứng nước – như thể tôi là kết quả của một sai lầm nào đó mà cả làng đều có quyền phán xét.Họ không gọi tên tôi, nhưng tôi biết… trong ánh mắt ấy, tôi là “cái đứa đó” – cái đứa làm người ta thấy xấu hổ khi đứng cạnh, cái đứa khiến họ rùng mình vì cảm tưởng như nhìn vào tôi là thấy rõ những điều bất toàn mà họ cố chối bỏ trong chính mình.Dần dần, tôi hiểu rằng…Đòn roi không phải thứ khiến một đứa trẻ đau nhất.Chính là lời nói.
Những lời nói tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng được lặp đi lặp lại, tẩm độc và rót xuống từng ngày, từng ngày…Chúng giết chết lòng tự trọng của tôi trong im lặng – từng chút một.
Tôi đứng đó. Tay nắm chặt, môi mím lại, mắt cụp xuống đất như thể chỉ cần ngẩng lên thôi là nước mắt sẽ tràn mi. Tôi không dám khóc. Không phải vì tôi mạnh mẽ… mà vì tôi sợ. Sợ nếu mình khóc, họ sẽ càng tin rằng tôi yếu đuối, rằng tôi đúng là đứa con “khác thường” mà họ vẫn rỉ tai nhau.
Tôi quen rồi… quen với việc giả vờ không nghe thấy. Quen với cảm giác nghẹn lại ở cổ họng như có đá tảng chặn ngang, nhưng vẫn phải nuốt vào trong – từng lời cay nghiệt, từng ánh mắt hoài nghi.Tôi chỉ là một đứa trẻ thôi mà… Một đứa trẻ cũng biết đau, cũng biết tủi. Tôi đâu có ước gì to tát. Tôi chỉ muốn – chỉ mong – được gọi đúng bằng cái tên của tôi. Chứ không phải là cái bóng lạc lõng, đứng nép ở một góc nhà mà lòng cứ chông chênh, không biết mình có thực sự được sinh ra để được yêu thương… hay chỉ là một sự nhầm lẫn của số phận.
Những câu nói đó – không giết tôi như một nhát dao bén.Chúng cứa chậm, day dứt, vào tận gốc rễ của một đứa trẻ vốn đã quen sống trong mặc cảm.Tôi không phản kháng. Không biết phản kháng thế nào.Tôi chỉ biết thu mình lại, như một cái bóng rút sâu vào xó tối, mong người ta quên mình hiện diện trên đời.Càng lớn, tôi càng ít nói.Càng ít nói, tôi càng mờ nhạt.Và rồi, tôi không khóc nữa – không phải vì không còn đau, mà bởi tôi hiểu:Có những nỗi đau, nước mắt cũng trở nên vô nghĩa.
Mỗi lần tôi trở về nhà trong im lặng, ánh mắt lạc lõng, môi mím chặt vì không dám khóc, mẹ đều biết. Mẹ không cần hỏi vì bà đã quá quen với những ngày con mình trở về trong dáng vẻ gục xuống mà không ngã.Bà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống bên tôi, vòng tay ôm lấy đứa con đang rạn vỡ mà chẳng nói một lời to tát.Chỉ là bàn tay vuốt tóc tôi, run run như muốn xoa dịu cả một thế giới đang quay lưng.“Không sao đâu con. Không chơi với người này thì chơi với người khác. Mình sống tử tế, trời thương.”
Trời thương…
Câu nói ấy tôi nghe không biết bao nhiêu lần, đến mức thuộc lòng. Nhưng lòng tôi thì… không tin.Vì tôi hận.Tôi hận lũ trẻ đã gọi tôi bằng những cái tên không phải của mình.Hận những ánh mắt háo hức chứng kiến tôi khổ sở như đang xem một trò tiêu khiển.Hận cả sự im lặng của người lớn – những kẻ đã không nói gì, không làm gì, khi một đứa trẻ bị tổn thương ngay trước mắt họ.
Tôi hận… dù tôi biết hận là sai.Dù tôi biết chúng chỉ là trẻ con.Nhưng chính những đứa trẻ ấy đã gieo vào tôi một nỗi hận đầu đời, và thứ hạt giống đó không lớn lên như hoa – mà như một loại gai, bám rễ trong tim tôi từ lúc nào không rõ.Tôi đã tự khép lại.Ít nói. Ít cười. Ít dám bước ra khỏi cái thế giới nhỏ của riêng mình.Tôi trở thành một cái bóng. Một vệt mờ lặng lẽ tồn tại sau lưng mẹ – người vẫn luôn cố giấu đi ánh mắt buồn khi thấy con mình ngày càng trầm lặng.
Tôi – một đứa trẻ lớn lên với một tâm hồn méo mó và nhân cách đầy những góc khuất. sự tổn thương chồng chất đã dần bào mòn phần trong sáng còn sót lại, để rồi hình thành nên một con người với tâm tính xấu xí – như thể phản chiếu đúng cái vẻ ngoài kém ưa nhìn của mình. Tôi – một đứa con gái sớm biết căm ghét, biết thù hằn, biết nuôi trong lòng những vết sẹo không chịu lành.Trong lòng tôi không có sự hồn nhiên ngây thơ như những đứa bạn đồng trang lứa.Vì sao ư?Vì tôi chưa từng được sống đúng nghĩa với hai chữ ‘tuổi thơ’. Bởi lẽ, ngay từ những năm tháng đầu đời, tôi đã buộc phải học cách chịu đựng thay vì tin tưởng, học cách im lặng thay vì cất tiếng khóc, học cách giấu nước mắt vào trong thay vì đòi hỏi một cái ôm an ủi.Tôi không được ai dạy cách yêu thương bản thân, cũng không ai dạy tôi rằng mình xứng đáng được yêu thương. Những lời lẽ cay nghiệt, những ánh mắt miệt thị, những cái nhìn khinh rẻ – tất cả đổ lên đầu tôi như bão tố dồn dập, xé rách lớp da non nớt mà một đứa trẻ đáng lý phải được bảo bọc.
Bọn trẻ con ấy – những đứa trẻ chẳng biết gì ngoài tiếng cười vô tư – chúng không hề hay rằng, những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt của chúng lại có sức hủy diệt như thuốc độc nhỏ giọt vào tâm hồn một đứa trẻ khác. Chúng nói. Rồi chúng cười phá lên, lăn lộn trong niềm vui dã man mà chính chúng cũng chẳng hiểu.
Còn tôi, đứng đó – câm lặng như một cái bóng. Cổ họng nghẹn đắng, không thể khóc, không thể phản kháng. Mỗi lời, mỗi chữ, như đang róc thịt, moi ruột tôi ra từng mảnh. Chúng ném vào tôi những tiếng cười như đá cuội ném xuống mặt nước – gợn lên những đợt sóng u uất trong tâm hồn mà chẳng ai buồn đoái hoài.
Tôi ngước mắt lên, hy vọng một ánh nhìn thấu hiểu từ người lớn – những người lẽ ra phải dạy dỗ lũ trẻ biết yêu thương, biết cảm thông. Nhưng không… họ đứng đó, khoanh tay trước ngực, im lặng như thể tất cả chỉ là một trò tiêu khiển vô hại. Có người cười mỉm, gật gù như thể đang chứng kiến một màn kịch hài. Có người lắc đầu cảm thán, nhưng chẳng ai lên tiếng ngăn lại. Họ chỉ nhìn tôi như nhìn một vết nhơ trong cái cộng đồng nhỏ bé mà họ ra sức giữ gìn ,như thể tôi không phải một đứa trẻ biết buồn, biết tổn thương, mà chỉ là một mảnh ghép dị dạng, thừa thãi trong thế giới của họ.Trong những ngày tháng đó, tôi học được một bài học mà đáng ra chẳng đứa trẻ nào nên học quá sớm: Rằng không phải vết thương nào cũng chảy máu. Và không phải người lớn nào cũng tốt.
Tôi – trong mắt đám trẻ con đó , và trong mắt cả những người lớn vô tình kia – chỉ là một thứ thừa thãi. Một cái bóng vô nghĩa lạc lõng giữa cuộc đời.Chúng đâu biết rằng, có những đêm, khi ánh đèn trong xóm đã tắt, tôi ngồi bó gối nơi góc giường lạnh ngắt, nghĩ về cái chết như một lối thoát – duy nhất và yên bình. Chúng đâu biết rằng, những câu đùa của chúng lại âm thầm gieo mầm dữ trong tôi – một con quái vật lặng lẽ lớn lên, biết hận, biết thù, biết rình rập từng cơ hội để cắn trả cái thế giới đã từng vùi dập mình không thương tiếc.
Tôi đã không chết. Nhưng phần hồn trong tôi thì… đã rữa ra từ lâu rồi – từ lúc những lời cay độc đầu tiên chạm vào tim tôi non nớt. Tôi sống, nhưng không còn là tôi.
Cứ vậy tôi lớn lên với một trái tim sần sùi vì tổn thương, một tâm hồn đầy gai nhọn để tự vệ. Dần dà, phần người trong tôi bị ăn mòn bởi chính những điều lẽ ra phải nâng đỡ tôi. Tôi căm ghét. Tôi thù hằn. Tôi không ngại chua chát, không ngại cay độc – bởi tôi đã quá quen với việc bị thế giới này quay lưng. Và khi người ta gọi tôi là ‘xấu xí’, tôi không phản kháng. Bởi lẽ, tôi biết mình đúng là như thế – không chỉ ở vẻ ngoài, mà còn trong những phần tối tăm nhất của nhân cách mình.Tôi đã không chết. Nhưng phần hồn trong tôi thì đã rữa ra từ lâu rồi – rữa ra từ những ngày tôi ngồi một mình trong bóng tối, ước được biến mất khỏi thế giới này. Rữa ra từ từng lời sỉ nhục, từng ánh mắt hắt hủi, từng tiếng cười vô tâm như nhát dao cùn cứa vào lòng.
Tôi không còn phân biệt được đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối trong chính mình nữa. Nhân cách tôi – nếu còn có thể gọi là nhân cách – đã mốc meo, mục nát, bốc mùi của oán hận, tự ti, và cả những cơn thèm khát trả thù cuộc đời.Thế nhưng… giữa cái thế giới mục ruỗng đó, vẫn có một điều duy nhất chưa từng mục nát: mẹ tôi.
Mẹ – người phụ nữ với đôi tay chai sần, ánh mắt lúc nào cũng ươn ướt vì gió, vì khói, hay vì buồn mà tôi chẳng bao giờ dám hỏi. Người không bao giờ nói nhiều, nhưng luôn là người duy nhất lặng lẽ lau đi nước mắt tôi khi tôi tưởng không ai thấy. Người duy nhất không bao giờ nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại hay khinh miệt, mà chỉ có một thứ duy nhất: thương.
Tôi thương mẹ. Thương đến nghẹn. Thương đến đau. Nhưng tôi vẫn hận. Tôi hận cuộc đời vì đã khiến mẹ phải sinh tôi ra trong một thế giới độc ác đến thế. Một thế giới nơi lòng tốt bị nghiền nát dưới gót giày thực dụng, nơi vẻ ngoài quyết định giá trị, và nỗi đau của kẻ yếu chỉ là trò tiêu khiển cho đám đông.
Tôi hận – không phải vì mẹ sai. Mà vì mẹ đúng quá. Nhẫn nại quá. Hi sinh quá. Đúng đến mức khiến tôi cảm thấy mình thật đáng thương... vì chẳng thể làm gì để xứng đáng với tình yêu quá đỗi lớn lao đó.
Những câu nói đó không chảy máu, nhưng chúng rơi vào tai tôi như từng giọt dấm đổ xuống vết thương chưa kịp lành.Tôi sợ ánh mắt của những người lớn – luôn nhìn tôi như thể tôi là một món đồ thừa, một vật thể lạc loài không biết phải đặt vào đâu để đỡ chướng mắt.Tôi thu mình lại.Sống như thể mình mang nợ cả thế giới. Câm lặng.Len lén đi qua từng góc nhà như một bóng mờ tội lỗi.Tôi cúi đầu như đang xin lỗi… chỉ vì mình đã được sinh ra.
Tôi sống lặng lẽ, len lỏi giữa thế giới này bằng một sự có mặt mong manh – chẳng đủ rõ ràng để ai phải chú ý, cũng chẳng đủ đặc biệt để ai đặt niềm tin. Tôi tồn tại như một khoảng lặng bị bỏ quên giữa cuộc trò chuyện ồn ào của cuộc đời.Người thân trong gia đình tuy không ai nói ra, nhưng tôi biết… tôi là một sự hiện diện khiến người ta không nỡ chối bỏ – bởi vì tôi là máu mủ – nhưng cũng chẳng thể thật lòng yêu thương. Họ đối xử với tôi bằng thứ cảm xúc lưng chừng: vừa đủ để không mang tiếng nhẫn tâm, nhưng chưa từng đủ để khiến tôi cảm thấy mình được thật sự mong đợi. . Không có những cái ôm, không lời thủ thỉ vỗ về, không một ánh mắt ấm áp hay một cái vuốt tóc dịu dàng. Chỉ là những cái gật đầu chiếu lệ, những lời nhắc nhở khô khốc, những ánh nhìn lướt qua như thể tôi chưa bao giờ thật sự hiện hữu trong thế giới của họ.
Tôi là đứa trẻ mà họ không thể vứt bỏ – bởi vì tôi là máu mủ. Nhưng cũng không ai tình nguyện giữ tôi lại bằng tình thương. Và chính cái cảm giác bị “giữ lại cho có” ấy – không hẳn là chối bỏ, cũng chẳng phải chấp nhận – mới là thứ khiến tôi rã rời. Nó không như một vết dao sắc lạnh, mà giống như một giọt axit nhỏ đều đặn vào lòng tự trọng, bào mòn dần ý niệm về giá trị bản thân. Tôi tồn tại, nhưng không thuộc về.
Cứ thế, tôi sống lặng lẽ giữa hai phía: một bên là gia đình với thứ tình thương hờ hững, một bên là thế giới bên ngoài đầy những ánh mắt soi mói và miệt thị. Tôi lớn lên như một cái bóng, quanh quẩn bên mẹ – người duy nhất không bao giờ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo.Tôi không biết mình sẽ đi đến đâu. Không biết liệu những vết xước từng khắc vào tâm hồn có thể lành lại, hay sẽ mãi âm ỉ như vết bỏng không bao giờ nguôi. Nhưng trong những ngày tháng u tối nhất, có một điều duy nhất đã giữ tôi lại: đó là tình thương của mẹ – âm thầm, bền bỉ, không lời. Và chính điều ấy đã cứu rỗi tôi khỏi vực sâu của ý nghĩ biến mất khỏi cuộc đời này.
Có thể tôi chưa tha thứ được cho những gì đã qua. Cũng chưa đủ dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối. Nhưng tôi đã không chọn kết thúc. Tôi còn ở đây. Còn sống. Còn thở.Và đâu đó, rất khẽ, tôi bắt đầu tự hỏi: liệu có thể nào… sau tất cả, một đứa trẻ lớn lên trong im lặng và tổn thương như tôi, vẫn còn cơ hội để viết tiếp câu chuyện đời mình – theo một cách khác?