(Dự thi- Tàn Đông- Thiên Thanh)
Đông. Hơi lạnh tràn về trong nỗi nhớ, tôi thất thần ngồi trên bãi biển như một kẻ khờ đón chờ bình minh lên. Gió biển phả vào mặt mang theo cái vị lạnh của mùa đông, vị mặn của biển cả làm lòng tôi nôn nao, sống dậy từng dòng ký ức của một thời xa vắng…
Có một mùa đông năm tôi vừa tròn mười lăm tuổi, đó có lẽ là mùa đông lạnh nhất và cũng là mùa đông ấm áp nhất trong cuộc đời tôi. Khi những nỗi bất hạnh cứ liên tiếp kéo đến như những con sóng ngoài khơi kia, khi cuộc sống tưởng chừng như bế tắc, sự bất lực bủa vây một đứa trẻ chưa kịp trưởng thành, thì từ trong bóng tối, một tia sáng xuất hiện, thắp lên trong lòng đứa trẻ ấy những hy vọng tốt đẹp. Và người mang đến ánh sáng ấy, không ai khác chính là thầy tôi.
***
Năm ấy, mùa đông đến sớm hơn bình thường, đất trời lạnh lẽo, âm u, mưa cứ bay bay phủ lên khắp không gian một màn sương mờ nhẹ. Không khí như này mà rời khỏi chăn bông sớm thì thật là uổng phí. Dẫu vậy, lũ trẻ chúng tôi vẫn hăng hái dậy sớm, sửa soạn đến trường. Ngôi trường cũ kỹ mục nát đến đáng thương, mái lớp dột nhiều chỗ và cửa sổ với những cánh cửa trống hoác. Gió lạnh lùa vào không kiêng nể, làm đám học trò ngồi co ro trên chiếc ghế dài đã cũ, tay đan vào nhau để giữ ấm. Thầy tôi đứng nhìn chúng tôi bằng ánh mắt trìu mến pha chút xót xa, chốc chốc thầy lại bảo:
- Lan qua ngồi bên Hạnh đi em, đừng ngồi gần của sổ kẻo lạnh lại bệnh.
- Hùng lên chỗ thầy ngồi nè em, chỗ đó mưa tạt vào ướt hết.
- Các em ráng chịu khó, nay mai thầy mua chiếc lò lên cho chúng ta sưởi.
Cả lớp mười mấy đứa trẻ nhốn nháo vì chúng tôi biết, có một chiếc lò sưởi ấm trong những ngày đông giá rét là một điều xa xỉ, lương thầy chẳng bao nhiêu, chiếc lò có thể không đáng bao tiền nhưng vấn đề là củi, than để đốt rất đắt. Ấy vậy mà ba hôm sau lớp tôi có hẳn một chiếc lò nhỏ ấm áp. Cả bọn túm lại hơ những đôi tay trắng toát, lạnh cóng trên chiếc lò sưởi. Tiếng lửa cháy tí tách, tàn tro hồng thi thoảng vương ra mặt đất “xèo, xèo” rồi tắt ngủm khiến chúng tôi thích thú. Thầy đặt chiếc lò giữa lớp, căn dặn chúng tôi cẩn thận, đừng để lửa bắn lên người hay ra sàn. Cứ thế, những ngày đầu đông dần trôi qua.
Cho đến một ngày kia, trời đổ mưa to không ngớt, khi tôi đang ngồi trong lớp, có tiếng dì Hai hàng xóm hốt hoảng xông vào gọi tôi, tiếng dì ngắt quãng nói không nên lời:
- Thằng Thanh, về nhanh lên,… ba bây gặp… gặp… nạn ngoài khơi, má bây bả…bả… nghe tin rồi ngất xỉu ở nhà kia kìa.
Đầu óc tôi ong ong, chẳng kịp nghĩ gì, vội ba chân bốn cẳng chạy về nhà, đến cả sách vở cũng không kịp mang theo. Vừa chạy, tôi vừa khóc, trên đoạn đường về nhà tôi vấp ngã không biết bao lần, hai đầu gối rướm máu, người tôi lấm lem bùn đất và ướt như chuột lột. Về đến nhà, tôi thấy bác Ba, chú Tư, cô Bảy đang ở cạnh má tôi. Người giật gió, người thoa dầu, xoa bóp tay chân cho má. Tôi chạy vội lại lay:
- Má ơi, má, má, tỉnh dậy đi, má đừng làm con sợ. Hức… hức.
Sau một hồi, má tôi tỉnh nhưng lại khóc lóc đến ngất đi. Người ta bảo thuyền của ba tôi đắm rồi, biển động gió lớn, lại thêm mưa to khiến cho dù có thuyền của một đoàn ngư dân khác đến cứu trợ nhưng ba tôi vì giúp thuyền viên bên đoàn mình an toàn mà kiệt sức, đợi khi được vớt lên thì ba tôi đã không còn nữa. Những ngày sau đó thật ám ảnh với tôi. Má tôi trầm hẳn, bà ít nói và khóc nhiều hơn. Cả nhà tôi lâm vào cảnh túng thiếu. Lúc ba tôi còn, kinh tế gia đình tuy nghèo nhưng vẫn đủ ăn ngày ba bữa và cho tôi đi học. Giờ mọi gánh nặng đặt lên vai má tôi, bà gầy đi nhiều, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ, mảnh vườn sau nhà cũng chẳng thể chống chọi với thời tiết ẩm ương, mấy luống rau xanh cứ thế mà chết đi. Nhưng dường như ông trời cảm thấy những đau khổ màu gia đình tôi chịu đựng là chưa đủ. Bất hạnh này nối tiếp bất hạnh khác khi má tôi phát hiện mình mắc bệnh ung thư não. Má tôi hay than đau đầu nhưng chỉ nghĩ là bệnh cảm thông thường, ngờ đâu lại là một căn bệnh nan y. Tối đó, má ôm tôi vào lòng và khóc nức nở, tôi ôm chặt bà nhưng không dám khóc, cố kiềm những giọt nước mắt, nuốt ngược chúng vào trong. Vì tôi biết, tôi là lý do duy nhất để má có thể chống chọi với bệnh tật mà sống tiếp, vậy nên tôi phải mạnh mẽ. Để có tiền chữa trị cho má, tôi giấu việc mình bỏ học, lén lút đi làm thuê.
Chiều hôm ấy, tôi theo mấy anh trong xóm, ra biển thả lưới, hy vọng được vài con cá lớn. Khi tay đang mệt nhừ vì mẻ lưới nặng tôi bối rối khi thấy thầy tôi đang nhìn mình từ xa. Kéo chiếc mũ lưỡi trai xuống thấp nhất có thể, tôi ngại ngùng mong thầy chưa nhận ra mình. Công việc xong xuôi, tôi toan xách mấy con cá vừa kiếm được về thì thầy cũng vừa hay đến chỗ tôi. Giọng thầy run run:
- Sao mấy nay em không đến lớp?
Tôi nhất thời không biết trả lời sao, nghĩ đến những gì mình đã và đang trải qua tôi tủi thân muốn khóc. Thầy vẫn im lặng nhìn tôi, kéo tôi ngồi xuống.
- Thầy biết em gặp khó khăn, thầy sẽ cố gắng giúp đỡ em, nên em đừng bỏ học nhé.
- Không sao đâu thầy, thầy đừng bận tâm, em vẫn ổn mà. – Tôi cố giữ giọng mình thật bình tĩnh.
- Thầy có thể đến thăm nhà em không?
- Bây giờ luôn hả thầy?
- Ừm, bây giờ luôn nhé.
- Dạ.
Tôi biết mình không thể từ chối thầy nên đành đồng ý. Tối đó, thầy ở lại trò chuyện với má tôi, tôi không rõ họ nói gì, chỉ biết khi thầy ra về, má nhìn tôi bằng ánh mắt phức tạp những cảm xúc.
Sáng sớm, má tôi nói muốn đưa tôi đi học, tôi bất ngờ vì tôi có ý định ra ngư trường làm việc. Nhưng để tránh làm má buồn, tôi đành ngoan ngoãn đến lớp. Cuối buổi học, thầy gọi tôi ở lại.
- Thành này, em cứ đi học bình thường nhé, đây là chút tiền của thầy cùng các bạn quyên góp lại giúp em. Sau này có khó khăn cứ nói với thầy. Hôm nay em về muộn một chút để thầy giảng lại mấy bài em bỏ lỡ, sắp thi học kỳ rồi.
Tôi run rẩy, muốn từ chối số tiền thầy đưa cho, nhưng thấy ánh mắt kiên định của thầy tôi lại chùng bước, chỉ biết nói cảm ơn.
Nhưng mà tôi hiểu mình không thể sống nhờ vào sự giúp đỡ của người khác hoài được. Vậy nên sáng tôi đi học, chiều tôi đi làm, việc lao động quá sức khiến tôi đổ bệnh, nhưng lại chẳng dám nói với ai. Tôi vẫn cứ tiếp tục xoay quanh giữa việc học và làm. Thành tích học tập của tôi thấp dần vì tôi hầu như không dành thời gian cho nó.
Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua mãi cho đến cuối mùa đông năm ấy. Má tôi mất tích một cách bí ẩn, bà bỏ đi và chỉ để lại một lá thư. Trong đó má viết:
“Gửi Thành, má xin lỗi vì bỏ đi mà không nói với con lời nào. Con tha lỗi cho má, má không muốn làm gánh nặng cho con. Dưới gối má có để ít tiền dành dụm, con hãy cố gắng học tập và sống cho thật tốt. Đừng đi tìm má, má biết mình không còn bao nhiêu thời gian, má biết con hiếu thảo cũng biết con làm việc vất vả, má không muốn như thế. Má biết mình ích kỷ khi bỏ rơi con nhưng má không thể làm gì hơn được. Má xin lỗi.”
Trong thoáng chốc, tôi òa khóc nức nở, sự mạnh mẽ mà mấy tháng qua tôi xây dựng bỗng dưng sụp đổ, hóa ra tôi vẫn là đứa trẻ yếu đuối, má vậy mà bỏ rơi tôi, tôi thành đứa trẻ không cha không mẹ rồi. Tôi không dám tin đây là sự thật nên chạy khắp nơi tìm má, tôi ra cả bãi biển rộng lớn, hét khàn cả giọng, nhưng tiếng gọi của tôi lại bị tiếng sóng lấn át. Tôi nhốt mình trong nhà, nhìn lại những mảnh vỡ nơi trái tim cảm thấy tổn thương sâu sắc. Khi trời chưa kịp sáng, tôi nặng nề lê bước chân mình ra khỏi nhà từng bước từng bước đi về phía biển, gió gào thét một cách điên cuồng, sóng ồ ạt tát từng cơn vào người tôi. Tôi loạng choạng, đưa ánh mắt vô hồn nhìn về phương xa, mơ hồ nghe thấy tiếng ai gọi mình: “Thành! Thành ơi! Em đâu rồi?”. Giọng người đó có vẻ gấp gáp, nhưng tôi chẳng quan tâm. Cái lạnh buốt giá của biển cả khiến tôi tỉnh táo, nước đã đến ngực tôi rồi, một chút nữa thôi là tôi sẽ không còn đau khổ nữa, tôi muốn đi tìm má, tìm ba tôi, rồi gia đình tôi sẽ lại hạnh phúc. Chân tôi rời khỏi mặt cát dưới đáy biển, cơ thể lơ lửng chìm dần, nước tràn vào trong khoang mũi, tôi cảm giác miệng mình mặn chát, bóng tối dường như đang bao trùm lấy tôi, tôi vùng vẫy, ý thức mất dần nhưng lại có thể nghe thấy tiếng ai đó đang hốt hoảng gọi mình và tay tôi được ai đó nắm lại…
***
- Tỉnh, tỉnh rồi, thằng bé tỉnh rồi!
Tôi mở mắt ra, ánh sáng mạnh làm tôi chói đến mức nhắm lại, mùi thuốc sát trùng nồng nặc, hình như tôi đang ở trạm xá. Tôi nghe giọng nói thân quen:
- Em tỉnh rồi. Sao lại hành động như thế chứ!
Đó là thầy tôi, dưới ánh sáng của bóng đèn trong trạm xá, tôi thấy rõ dường như thầy già thêm mấy tuổi, tóc cũng đã bạc thêm mấy phần và trong ánh mắt có cái gì đó ươn ướt.
Hóa ra là thầy đã cứu tôi, đêm đó thầy thấy lòng bồn chồn không yên, nên đợi khi trời còn chưa sáng thầy đã sang nhà tìm tôi. Thấy tôi không ở nhà, thầy lo lắng gọi thêm vài người hàng xóm đi tìm, thầy thấy tôi đang ở bên bờ biển, ý thức được sự dại đột của tôi nên cất tiếng gọi. Vừa chạy như bay vừa gọi tôi. Chính thầy là người đã giành giật lại sự sống cho tôi. Tôi ôm lấy thầy khóc không ra tiếng, nước mắt cứ thế chảy ra ướt đẫm cả áo thầy. Thầy xoa lấy lưng tôi, an ủi tôi rất nhiều.
Khi được cho về nhà, thầy ở lại nhà tôi mấy hôm, lo lắng tôi lại nhất thời nông nổi. Thầy dẫn tôi ra đồi cát cạnh bờ biển, đưa tôi chiếc áo khoác len mà thầy mua bằng nửa tiền lương của mình. Tôi bảo:
- Mùa đông sắp hết rồi thầy, em không cần áo ấm nữa đâu ạ.
- Đông hết nhưng con người ta vẫn thi thoảng thấy lạnh, ra biển vào buổi sớm như này vẫn lạnh đấy thôi. Thầy tặng em không chỉ dùng cho mùa đông, mà cho cả những mùa em thấy buồn, thấy lạnh mỗi khi đêm về, thấy lạnh những lúc ngắm nhìn bình minh lên.
- Em xin lỗi vì tất cả ạ.
- Không sao cả, chỉ cần em luôn nhìn về phía trước, luôn tin tưởng vào tương lai và tiếp tục sống thật tốt thì em không có lỗi. Chỉ những kẻ vội vàng buông tay từ bỏ cả mạng sống của mình mới có lỗi và cảm thấy hổ thẹn.
Tôi nhìn thầy, muốn nói gì đó nhưng đành thôi, thầy quay sang nhìn tôi ánh mắt nghiêm nghị:
- Hứa với thầy, từ đây về sau dù có thế nào cũng phải sống cho thật tốt, dù cuộc đời có vùi dập em như những con sóng ngoài kia cũng không bao giờ được bỏ cuộc.
Tôi kiên định nhìn thầy nói: “Em hứa với thầy.”
Thầy bật cười hiền từ, ánh mắt xa xăm nhìn về biển:
- Em nhìn kìa bình minh lên rồi.
Tôi nhìn theo hướng thầy nói, phía cuối chân trời, ngoài mặt biển xa xôi, hừng đông dần xuất hiện. Chúng tôi nín thở dõi theo, cả một vừng trời ửng đỏ pha lẫn chút sắc vàng cam, vài tia sáng le lói phản chiếu, những đám mây xám mỏng vắt vẻo ngang lưng trời, rồi mặt trời lên cao hơn, huy hoàng, tráng lệ và đẹp đến nao lòng. Tầng sương mờ như chiếc chăn trên mặt biển bỗng tan đi mất, để lộ ra một khoảng biển xanh biếc với những đợt sóng tung bọt trắng xóa.
- Bình minh hôm nay thật khác với mọi khi, em biết điều đó có nghĩa là gì không?
- Dạ không ạ.
- Em nhìn kỹ nhé, bầu trời hiện ra rõ ràng từ những tia nắng đầu tiên, điều đó có nghĩa là mùa đông đã đi rồi, xuân sắp đến. Thầy đoán hôm nay sẽ là một ngày nắng ấm rực rỡ đấy.
Và quả thật hôm ấy nắng vàng nhuộm cả ngư trường, mấy cành cây trụi lá cũng bắt đầu xuất hiện những chồi non xanh biếc. Biển cả đã thôi làm nữ hoàng lạnh giá với chiếc áo choàng mờ ảo, giờ đây nó đang khoác lên mình chiếc váy vàng óng ánh những viên đá phát sáng, điệu đà như một cô gái trẻ vừa biết yêu.
***
Nhiều năm đã qua, tôi ngày càng trưởng thành hơn và thầy tôi cũng dần già đi, duy chỉ có một điều là lòng nhân từ cùng lòng nhiệt huyết của thầy vẫn chưa từng thay đổi hay mai một. Tôi cuối cùng cũng tìm thấy má mình ở một thành phố nhỏ trong một trung tâm dành cho người già yếu, neo đơn. Bà sống nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người, khi gặp tôi má chẳng còn nhớ tôi là ai vì căn bệnh đã khiến bà mất đi trí nhớ, nhưng má vẫn khóc khi được tôi ôm vào lòng, có lẽ tận sâu trong trái tim bà vẫn còn nhớ người con này.
Đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn không thể nào quên được công ơn thầy tôi, người đã đưa tôi từ vũng lầy tăm tối đến khu vườn ánh sáng. Nhưng cũng thật buồn vì thầy tôi vừa mất vào mùa đông năm trước, thầy ra đi trong đêm mà chưa kịp nhìn thấy bình mình cuối cùng của mùa đông. Nhớ đến lời thầy nên tôi mặc chiếc áo len năm nào, ngồi ở đây, trên bãi cát khi xưa, để tránh đi cái lạnh đang len lỏi trong lòng, chờ bình minh lên để sưởi ấm.
“Đông đi rồi mùa xuân sẽ đến, đêm tối nào bình minh cũng lên thôi”
_Thiên Thanh_
Nguồn ảnh: Lấy từ nhiều nguồn trên Internet.
Đông. Hơi lạnh tràn về trong nỗi nhớ, tôi thất thần ngồi trên bãi biển như một kẻ khờ đón chờ bình minh lên. Gió biển phả vào mặt mang theo cái vị lạnh của mùa đông, vị mặn của biển cả làm lòng tôi nôn nao, sống dậy từng dòng ký ức của một thời xa vắng…
Có một mùa đông năm tôi vừa tròn mười lăm tuổi, đó có lẽ là mùa đông lạnh nhất và cũng là mùa đông ấm áp nhất trong cuộc đời tôi. Khi những nỗi bất hạnh cứ liên tiếp kéo đến như những con sóng ngoài khơi kia, khi cuộc sống tưởng chừng như bế tắc, sự bất lực bủa vây một đứa trẻ chưa kịp trưởng thành, thì từ trong bóng tối, một tia sáng xuất hiện, thắp lên trong lòng đứa trẻ ấy những hy vọng tốt đẹp. Và người mang đến ánh sáng ấy, không ai khác chính là thầy tôi.
***
Năm ấy, mùa đông đến sớm hơn bình thường, đất trời lạnh lẽo, âm u, mưa cứ bay bay phủ lên khắp không gian một màn sương mờ nhẹ. Không khí như này mà rời khỏi chăn bông sớm thì thật là uổng phí. Dẫu vậy, lũ trẻ chúng tôi vẫn hăng hái dậy sớm, sửa soạn đến trường. Ngôi trường cũ kỹ mục nát đến đáng thương, mái lớp dột nhiều chỗ và cửa sổ với những cánh cửa trống hoác. Gió lạnh lùa vào không kiêng nể, làm đám học trò ngồi co ro trên chiếc ghế dài đã cũ, tay đan vào nhau để giữ ấm. Thầy tôi đứng nhìn chúng tôi bằng ánh mắt trìu mến pha chút xót xa, chốc chốc thầy lại bảo:
- Lan qua ngồi bên Hạnh đi em, đừng ngồi gần của sổ kẻo lạnh lại bệnh.
- Hùng lên chỗ thầy ngồi nè em, chỗ đó mưa tạt vào ướt hết.
- Các em ráng chịu khó, nay mai thầy mua chiếc lò lên cho chúng ta sưởi.
Cả lớp mười mấy đứa trẻ nhốn nháo vì chúng tôi biết, có một chiếc lò sưởi ấm trong những ngày đông giá rét là một điều xa xỉ, lương thầy chẳng bao nhiêu, chiếc lò có thể không đáng bao tiền nhưng vấn đề là củi, than để đốt rất đắt. Ấy vậy mà ba hôm sau lớp tôi có hẳn một chiếc lò nhỏ ấm áp. Cả bọn túm lại hơ những đôi tay trắng toát, lạnh cóng trên chiếc lò sưởi. Tiếng lửa cháy tí tách, tàn tro hồng thi thoảng vương ra mặt đất “xèo, xèo” rồi tắt ngủm khiến chúng tôi thích thú. Thầy đặt chiếc lò giữa lớp, căn dặn chúng tôi cẩn thận, đừng để lửa bắn lên người hay ra sàn. Cứ thế, những ngày đầu đông dần trôi qua.
Cho đến một ngày kia, trời đổ mưa to không ngớt, khi tôi đang ngồi trong lớp, có tiếng dì Hai hàng xóm hốt hoảng xông vào gọi tôi, tiếng dì ngắt quãng nói không nên lời:
- Thằng Thanh, về nhanh lên,… ba bây gặp… gặp… nạn ngoài khơi, má bây bả…bả… nghe tin rồi ngất xỉu ở nhà kia kìa.
Đầu óc tôi ong ong, chẳng kịp nghĩ gì, vội ba chân bốn cẳng chạy về nhà, đến cả sách vở cũng không kịp mang theo. Vừa chạy, tôi vừa khóc, trên đoạn đường về nhà tôi vấp ngã không biết bao lần, hai đầu gối rướm máu, người tôi lấm lem bùn đất và ướt như chuột lột. Về đến nhà, tôi thấy bác Ba, chú Tư, cô Bảy đang ở cạnh má tôi. Người giật gió, người thoa dầu, xoa bóp tay chân cho má. Tôi chạy vội lại lay:
- Má ơi, má, má, tỉnh dậy đi, má đừng làm con sợ. Hức… hức.
Sau một hồi, má tôi tỉnh nhưng lại khóc lóc đến ngất đi. Người ta bảo thuyền của ba tôi đắm rồi, biển động gió lớn, lại thêm mưa to khiến cho dù có thuyền của một đoàn ngư dân khác đến cứu trợ nhưng ba tôi vì giúp thuyền viên bên đoàn mình an toàn mà kiệt sức, đợi khi được vớt lên thì ba tôi đã không còn nữa. Những ngày sau đó thật ám ảnh với tôi. Má tôi trầm hẳn, bà ít nói và khóc nhiều hơn. Cả nhà tôi lâm vào cảnh túng thiếu. Lúc ba tôi còn, kinh tế gia đình tuy nghèo nhưng vẫn đủ ăn ngày ba bữa và cho tôi đi học. Giờ mọi gánh nặng đặt lên vai má tôi, bà gầy đi nhiều, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ, mảnh vườn sau nhà cũng chẳng thể chống chọi với thời tiết ẩm ương, mấy luống rau xanh cứ thế mà chết đi. Nhưng dường như ông trời cảm thấy những đau khổ màu gia đình tôi chịu đựng là chưa đủ. Bất hạnh này nối tiếp bất hạnh khác khi má tôi phát hiện mình mắc bệnh ung thư não. Má tôi hay than đau đầu nhưng chỉ nghĩ là bệnh cảm thông thường, ngờ đâu lại là một căn bệnh nan y. Tối đó, má ôm tôi vào lòng và khóc nức nở, tôi ôm chặt bà nhưng không dám khóc, cố kiềm những giọt nước mắt, nuốt ngược chúng vào trong. Vì tôi biết, tôi là lý do duy nhất để má có thể chống chọi với bệnh tật mà sống tiếp, vậy nên tôi phải mạnh mẽ. Để có tiền chữa trị cho má, tôi giấu việc mình bỏ học, lén lút đi làm thuê.
Chiều hôm ấy, tôi theo mấy anh trong xóm, ra biển thả lưới, hy vọng được vài con cá lớn. Khi tay đang mệt nhừ vì mẻ lưới nặng tôi bối rối khi thấy thầy tôi đang nhìn mình từ xa. Kéo chiếc mũ lưỡi trai xuống thấp nhất có thể, tôi ngại ngùng mong thầy chưa nhận ra mình. Công việc xong xuôi, tôi toan xách mấy con cá vừa kiếm được về thì thầy cũng vừa hay đến chỗ tôi. Giọng thầy run run:
- Sao mấy nay em không đến lớp?
Tôi nhất thời không biết trả lời sao, nghĩ đến những gì mình đã và đang trải qua tôi tủi thân muốn khóc. Thầy vẫn im lặng nhìn tôi, kéo tôi ngồi xuống.
- Thầy biết em gặp khó khăn, thầy sẽ cố gắng giúp đỡ em, nên em đừng bỏ học nhé.
- Không sao đâu thầy, thầy đừng bận tâm, em vẫn ổn mà. – Tôi cố giữ giọng mình thật bình tĩnh.
- Thầy có thể đến thăm nhà em không?
- Bây giờ luôn hả thầy?
- Ừm, bây giờ luôn nhé.
- Dạ.
Tôi biết mình không thể từ chối thầy nên đành đồng ý. Tối đó, thầy ở lại trò chuyện với má tôi, tôi không rõ họ nói gì, chỉ biết khi thầy ra về, má nhìn tôi bằng ánh mắt phức tạp những cảm xúc.
Sáng sớm, má tôi nói muốn đưa tôi đi học, tôi bất ngờ vì tôi có ý định ra ngư trường làm việc. Nhưng để tránh làm má buồn, tôi đành ngoan ngoãn đến lớp. Cuối buổi học, thầy gọi tôi ở lại.
- Thành này, em cứ đi học bình thường nhé, đây là chút tiền của thầy cùng các bạn quyên góp lại giúp em. Sau này có khó khăn cứ nói với thầy. Hôm nay em về muộn một chút để thầy giảng lại mấy bài em bỏ lỡ, sắp thi học kỳ rồi.
Tôi run rẩy, muốn từ chối số tiền thầy đưa cho, nhưng thấy ánh mắt kiên định của thầy tôi lại chùng bước, chỉ biết nói cảm ơn.
Nhưng mà tôi hiểu mình không thể sống nhờ vào sự giúp đỡ của người khác hoài được. Vậy nên sáng tôi đi học, chiều tôi đi làm, việc lao động quá sức khiến tôi đổ bệnh, nhưng lại chẳng dám nói với ai. Tôi vẫn cứ tiếp tục xoay quanh giữa việc học và làm. Thành tích học tập của tôi thấp dần vì tôi hầu như không dành thời gian cho nó.
Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua mãi cho đến cuối mùa đông năm ấy. Má tôi mất tích một cách bí ẩn, bà bỏ đi và chỉ để lại một lá thư. Trong đó má viết:
“Gửi Thành, má xin lỗi vì bỏ đi mà không nói với con lời nào. Con tha lỗi cho má, má không muốn làm gánh nặng cho con. Dưới gối má có để ít tiền dành dụm, con hãy cố gắng học tập và sống cho thật tốt. Đừng đi tìm má, má biết mình không còn bao nhiêu thời gian, má biết con hiếu thảo cũng biết con làm việc vất vả, má không muốn như thế. Má biết mình ích kỷ khi bỏ rơi con nhưng má không thể làm gì hơn được. Má xin lỗi.”
Trong thoáng chốc, tôi òa khóc nức nở, sự mạnh mẽ mà mấy tháng qua tôi xây dựng bỗng dưng sụp đổ, hóa ra tôi vẫn là đứa trẻ yếu đuối, má vậy mà bỏ rơi tôi, tôi thành đứa trẻ không cha không mẹ rồi. Tôi không dám tin đây là sự thật nên chạy khắp nơi tìm má, tôi ra cả bãi biển rộng lớn, hét khàn cả giọng, nhưng tiếng gọi của tôi lại bị tiếng sóng lấn át. Tôi nhốt mình trong nhà, nhìn lại những mảnh vỡ nơi trái tim cảm thấy tổn thương sâu sắc. Khi trời chưa kịp sáng, tôi nặng nề lê bước chân mình ra khỏi nhà từng bước từng bước đi về phía biển, gió gào thét một cách điên cuồng, sóng ồ ạt tát từng cơn vào người tôi. Tôi loạng choạng, đưa ánh mắt vô hồn nhìn về phương xa, mơ hồ nghe thấy tiếng ai gọi mình: “Thành! Thành ơi! Em đâu rồi?”. Giọng người đó có vẻ gấp gáp, nhưng tôi chẳng quan tâm. Cái lạnh buốt giá của biển cả khiến tôi tỉnh táo, nước đã đến ngực tôi rồi, một chút nữa thôi là tôi sẽ không còn đau khổ nữa, tôi muốn đi tìm má, tìm ba tôi, rồi gia đình tôi sẽ lại hạnh phúc. Chân tôi rời khỏi mặt cát dưới đáy biển, cơ thể lơ lửng chìm dần, nước tràn vào trong khoang mũi, tôi cảm giác miệng mình mặn chát, bóng tối dường như đang bao trùm lấy tôi, tôi vùng vẫy, ý thức mất dần nhưng lại có thể nghe thấy tiếng ai đó đang hốt hoảng gọi mình và tay tôi được ai đó nắm lại…
***
- Tỉnh, tỉnh rồi, thằng bé tỉnh rồi!
Tôi mở mắt ra, ánh sáng mạnh làm tôi chói đến mức nhắm lại, mùi thuốc sát trùng nồng nặc, hình như tôi đang ở trạm xá. Tôi nghe giọng nói thân quen:
- Em tỉnh rồi. Sao lại hành động như thế chứ!
Đó là thầy tôi, dưới ánh sáng của bóng đèn trong trạm xá, tôi thấy rõ dường như thầy già thêm mấy tuổi, tóc cũng đã bạc thêm mấy phần và trong ánh mắt có cái gì đó ươn ướt.
Hóa ra là thầy đã cứu tôi, đêm đó thầy thấy lòng bồn chồn không yên, nên đợi khi trời còn chưa sáng thầy đã sang nhà tìm tôi. Thấy tôi không ở nhà, thầy lo lắng gọi thêm vài người hàng xóm đi tìm, thầy thấy tôi đang ở bên bờ biển, ý thức được sự dại đột của tôi nên cất tiếng gọi. Vừa chạy như bay vừa gọi tôi. Chính thầy là người đã giành giật lại sự sống cho tôi. Tôi ôm lấy thầy khóc không ra tiếng, nước mắt cứ thế chảy ra ướt đẫm cả áo thầy. Thầy xoa lấy lưng tôi, an ủi tôi rất nhiều.
Khi được cho về nhà, thầy ở lại nhà tôi mấy hôm, lo lắng tôi lại nhất thời nông nổi. Thầy dẫn tôi ra đồi cát cạnh bờ biển, đưa tôi chiếc áo khoác len mà thầy mua bằng nửa tiền lương của mình. Tôi bảo:
- Mùa đông sắp hết rồi thầy, em không cần áo ấm nữa đâu ạ.
- Đông hết nhưng con người ta vẫn thi thoảng thấy lạnh, ra biển vào buổi sớm như này vẫn lạnh đấy thôi. Thầy tặng em không chỉ dùng cho mùa đông, mà cho cả những mùa em thấy buồn, thấy lạnh mỗi khi đêm về, thấy lạnh những lúc ngắm nhìn bình minh lên.
- Em xin lỗi vì tất cả ạ.
- Không sao cả, chỉ cần em luôn nhìn về phía trước, luôn tin tưởng vào tương lai và tiếp tục sống thật tốt thì em không có lỗi. Chỉ những kẻ vội vàng buông tay từ bỏ cả mạng sống của mình mới có lỗi và cảm thấy hổ thẹn.
Tôi nhìn thầy, muốn nói gì đó nhưng đành thôi, thầy quay sang nhìn tôi ánh mắt nghiêm nghị:
- Hứa với thầy, từ đây về sau dù có thế nào cũng phải sống cho thật tốt, dù cuộc đời có vùi dập em như những con sóng ngoài kia cũng không bao giờ được bỏ cuộc.
Tôi kiên định nhìn thầy nói: “Em hứa với thầy.”
Thầy bật cười hiền từ, ánh mắt xa xăm nhìn về biển:
- Em nhìn kìa bình minh lên rồi.
Tôi nhìn theo hướng thầy nói, phía cuối chân trời, ngoài mặt biển xa xôi, hừng đông dần xuất hiện. Chúng tôi nín thở dõi theo, cả một vừng trời ửng đỏ pha lẫn chút sắc vàng cam, vài tia sáng le lói phản chiếu, những đám mây xám mỏng vắt vẻo ngang lưng trời, rồi mặt trời lên cao hơn, huy hoàng, tráng lệ và đẹp đến nao lòng. Tầng sương mờ như chiếc chăn trên mặt biển bỗng tan đi mất, để lộ ra một khoảng biển xanh biếc với những đợt sóng tung bọt trắng xóa.
- Bình minh hôm nay thật khác với mọi khi, em biết điều đó có nghĩa là gì không?
- Dạ không ạ.
- Em nhìn kỹ nhé, bầu trời hiện ra rõ ràng từ những tia nắng đầu tiên, điều đó có nghĩa là mùa đông đã đi rồi, xuân sắp đến. Thầy đoán hôm nay sẽ là một ngày nắng ấm rực rỡ đấy.
Và quả thật hôm ấy nắng vàng nhuộm cả ngư trường, mấy cành cây trụi lá cũng bắt đầu xuất hiện những chồi non xanh biếc. Biển cả đã thôi làm nữ hoàng lạnh giá với chiếc áo choàng mờ ảo, giờ đây nó đang khoác lên mình chiếc váy vàng óng ánh những viên đá phát sáng, điệu đà như một cô gái trẻ vừa biết yêu.
***
Nhiều năm đã qua, tôi ngày càng trưởng thành hơn và thầy tôi cũng dần già đi, duy chỉ có một điều là lòng nhân từ cùng lòng nhiệt huyết của thầy vẫn chưa từng thay đổi hay mai một. Tôi cuối cùng cũng tìm thấy má mình ở một thành phố nhỏ trong một trung tâm dành cho người già yếu, neo đơn. Bà sống nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người, khi gặp tôi má chẳng còn nhớ tôi là ai vì căn bệnh đã khiến bà mất đi trí nhớ, nhưng má vẫn khóc khi được tôi ôm vào lòng, có lẽ tận sâu trong trái tim bà vẫn còn nhớ người con này.
Đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn không thể nào quên được công ơn thầy tôi, người đã đưa tôi từ vũng lầy tăm tối đến khu vườn ánh sáng. Nhưng cũng thật buồn vì thầy tôi vừa mất vào mùa đông năm trước, thầy ra đi trong đêm mà chưa kịp nhìn thấy bình mình cuối cùng của mùa đông. Nhớ đến lời thầy nên tôi mặc chiếc áo len năm nào, ngồi ở đây, trên bãi cát khi xưa, để tránh đi cái lạnh đang len lỏi trong lòng, chờ bình minh lên để sưởi ấm.
“Đông đi rồi mùa xuân sẽ đến, đêm tối nào bình minh cũng lên thôi”
_Thiên Thanh_
Nguồn ảnh: Lấy từ nhiều nguồn trên Internet.