Cuối năm, những người con xa quê chỉ mong ngóng ngày về. Khắp mọi nẻo đường, người ta thả bay vào gió những mệt mỏi bộn bề, rồi lại đi theo dòng thương nhớ trở lại quê nhà. Đây là chuyến đi cuối cùng và ý nghĩa nhất trong năm. Là đoàn viên, cũng là thỏa niềm nhớ. Sương sớm đậu trên bờ vai, gió lạnh tạt qua lớp mũ làm da mặt đau rát đến đỏ bừng. Ấy vậy mà chẳng ai dừng lại cả, như có điều gì thôi thúc họ tiếp tục đi về phía trước. Có phải chăng, đó là tiếng gọi của trái tim tìm về nơi chôn rau cắt rốn? Nhưng, cũng có người, có những chuyến đi dài đằng đẵng chẳng thể trở về cố hương.
Trên chiếc xe đi tới Lạng Sơn ngày giáp Tết, mặt ai nấy đều căng thẳng, vừa mong đợi vừa lo lắng. Đến cả một đứa hay say xe như tôi cũng tỉnh táo lạ. Gia đình tôi đang trên đường đi đón một người anh hùng đi lạc, đã lâu lắm chẳng về nhà. Đó là ông nội. Bao năm nay cái Tết cũng chẳng vẹn tròn, bà ngồi đợi mãi bóng người bên gối, con cháu thương nhớ người cha có khi chẳng còn nhớ mặt. Ông tôi là bộ đội, tham gia trận chiến bảo vệ biên giới Việt Trung năm 1979, anh dũng ngã xuống, rồi từ đó cũng nằm đấy canh chừng từng mảnh đất quê hương. Ông đi biền biệt bao năm chẳng thư từ, bà ở nhà nuôi con đợi chồng. Cuối cùng, trên tay bà nhận lấy tấm huy chương và tờ giấy báo tử. Tự hào và đau thương. Bà thường bảo với mấy đứa cháu rằng, ông trốn bà cũng kĩ quá, chẳng biết nằm đâu để còn lên đón về. Đến tận bây giờ, không biết có bao nhiêu chuyến đi mang theo hy vọng, rồi lúc về đầy rẫy thất vọng, vẫn chẳng thể tìm được ông.
Mặt trời treo cao tỏa nắng ấm xuống trần gian, lớp sương trên cửa xe mờ dần, lộ ra khung cảnh đẹp đẽ. Đồi núi lấp ló, sừng sững như người bảo vệ tận tâm bao năm vẫn vậy. Có cây hoa lạ mắt tôi chẳng biết tên, vài con suối nước trong vắt, thửa ruộng bậc thang đã từng học trong sách, bao cảnh đẹp mà một đứa “thành phố” như tôi hiếm khi thấy được. Xuân về như đem lại sức sống cho vạn vật, chim muông cũng ríu rít hát ca, mầm xanh hé mắt nhìn đời. Cảnh vật bên ngoài trôi qua như dòng chảy của thời gian, tôi đưa tay ra mà không bắt được thứ gì. Đáng lẽ ra, đối với người ông chưa một lần gặp mặt, tôi sẽ chẳng có cảm xúc gì nhiều. Nhưng bằng sự thần kì nào đó, có thể là do huyết thống hoặc cái tên của mình chẳng hạn, mà tôi lại vô cùng yêu quý ông. Bà bảo, tên tôi do ông đặt. Ngày bà mang thai, ông thích sinh con gái lắm, chuẩn bị luôn cái tên cho con rồi. “Vậy mà khéo quá, hai đứa sinh ra đều là đực rựa!”. Lúc đó bà cười nói vậy.
Đặt chân xuống mảnh đất nơi đây, điều đầu tiên tôi cảm nhận được là không khí thoáng đãng kèm theo chút gió ấm đầu xuân. Tham lam mà hít vào sự thanh mát của thiên nhiên, phóng tầm mắt ra chỉ thấy cây cối bạt ngàn. Dẫn đường là một người đàn ông trung niên, nụ cười hàm hậu thật thà, vừa đi vừa kể vài chuyện vặt. Chúng tôi theo chân bác đi vào sâu trong rừng. Ánh nắng của mặt trời cũng bị che lấp đi bởi tán cây rậm rạp, bên dưới là lá rụng dẫm lên có tiếng xào xạc nho nhỏ. Tôi đang đặt chân lên mảnh đất bao anh hùng hiến máu và sinh mạng để bảo vệ, nơi mà ông tôi yên giấc ngàn thu. Tôi ngó lại phía sau, mẹ đang đỡ bà đi chầm chậm, chiếc khăn tay không biết từ khi nào thấm đẫm nước mắt. Phải chăng là thời gian luân chuyển? Có lẽ cách đây hơn hai chục năm về trước, ông nội cũng đang cùng đồng đội hành quân qua con đường này. Tôi nghe thấy tiếng hát, hào hùng nhưng nhuốm màu bi tráng, như khúc ca từ xưa vọng về. Là người dẫn đường đang hát. Bác quen thuộc với địa hình ở đây từ lâu, bàn tay vuốt ve từng thân cây già cỗi, trong miệng ngâm nga câu hát. Tôi bỗng nhiên thấy rung động một cách kì lạ. Bởi núi rừng nơi đây, bởi câu hát không biết tên kia, cũng bởi hương xuân vương vấn khắp đất trời.
Đi thêm một đoạn, chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi. Cũng lạ, đi cả quãng đường không thấy nổi một tia nắng, vậy mà nơi đây nắng ấm ngập tràn. Xung quanh thoáng đãng, có một dãy mộ nằm ngay ngắn chỉnh tề. Trên bia không có tên tuổi, có người chỉ có một tấm ảnh bạc màu, còn lại đều ghi “Anh hùng vô danh”. Anh hùng không để lại tên tuổi, nhưng lại được kính trọng muôn đời. Những người lính ấy khi chiến đấu đâu nghĩ sẽ lưu danh sử sách, chỉ mong cho đất nước hòa bình. Bác dẫn đường đến cạnh một ngôi mộ rồi bảo bà tôi:
-Bà ra xem thử đây có phải ông nhà không?
Mẹ đỡ bà tôi đến gần, tôi cũng đi lại. Tấm ảnh đã mờ do năm tháng bào mòn, tôi cũng chẳng nhìn ra gì cả. Nhưng ngay khoảnh khắc bà tiến tới, tiếng nức nở đã không thể khống chế được mà bật ra. Bà ngồi xuống, run rẩy cả người rồi cứ gọi ông ơi, ông ơi không ngừng. Tầm mắt mờ mịt, hóa ra tôi cũng đã rơi nước mắt tự bao giờ. Mọi người đều quỳ gối. Những tiếng khóc trầm khàn vang lên bên tai, người cha mạnh mẽ tôi luôn ngưỡng mộ cũng lấy tay lau nước mắt. Hóa ra, tương phùng là niềm hạnh phúc lớn nhất thế gian, mà âm dương cách trở là nỗi đau đớn tột cùng.
-Những ngôi mộ bên cạnh đều là đồng đội của ông hả chú?
Sau khi đã bình tĩnh lại, giọng bà vẫn hơi run rẩy. Bàn tay già nua cứ vuốt tấm ảnh của ông, rồi lại lấy khăn tay ra khẽ khàng lau. Người đàn ông hiền lành mỉm cười, nhưng ánh mắt chẳng giấu được vẻ chua xót:
-Đúng rồi bà ạ. Nằm đây đều là những chiến sĩ đã hy sinh năm 79 đấy. Dưới nghĩa trang Trà Lĩnh các chú cũng nằm nhiều lắm, ở đây là người trong thôn chúng tôi lập ngày trước, chẳng biết tên tuổi quê quán các chú để người nhà đón về. Người dân vẫn thường lên đây cúng bái quét dọn đầy đủ.
Bà lấy một nắm đất ở mộ của ông, cẩn thận gói vào trong chiếc khăn tay. Mọi người vẫn im lặng nhìn bà, chẳng ai nói gì. Chỉ sợ vừa mở lời không cẩn thận phá vỡ bầu không khí thiêng liêng lúc này. Bà gói ghém chiếc khăn rồi đặt trong hộp gỗ vẫn mang bên người. Phủi sạch bàn tay dính đất, bà nắm tay người dẫn đường:
-Nhờ các chú chăm lo cho ông cùng các đồng đội, tôi cảm ơn mọi người nhiều lắm. Ông ấy ở đây bao năm với anh em rồi, chắc cũng chẳng nỡ rời đi đâu. Cứ để ông nằm đây với đồng đội đi!
Cây rừng rì rào. Như ca, như hát. Sau này, bài ca anh hùng qua lời gió kể, lưu truyền đến mãi muôn đời.
Đường về có cảm giác ngắn hơn rất nhiều. Bà nội mệt mỏi tựa vào vai mẹ tôi chợp mắt, trong tay vẫn ôm lấy cái hộp gỗ nhỏ. Dường như không khí trong xe thả lỏng hơn nhiều. Mọi người như đã phát tiết hết thảy nỗi lòng, giờ ai nấy đều nhẹ nhõm. Ánh nắng bên ngoài vẫn dịu nhẹ, thiên nhiên sẽ chẳng có gì thay đổi cả, chỉ có tâm trạng con người đổi thay. Một bài hát vang lên trong radio, một khúc ca về mùa xuân tươi trẻ. Có con chim mải miết bay theo chiếc xe, cứ lưu luyến mãi rồi mới trở mình về rừng xanh.
Sau chuyến đi tâm trạng cả nhà tốt hơn hẳn, không khí giao thừa cũng nhộn nhịp hơn mọi năm. “Đón được ông về nhà, xuân này mới coi như đủ đầy!”. Vậy là gia đình tôi cuối cùng cũng có được cái Tết đoàn viên đầu tiên. Đêm đó, khi nhìn những chùm pháo hoa tỏa sáng trên bầu trời, tôi không biết cảnh này có giống khi những cái máy bay giặc bị bắn rơi không. Cũng cùng một niềm vui sướng, nhưng sự hân hoan của ông còn cao cả hơn tôi nhiều. Bà bảo từ khi ông mất, ông chẳng về thăm đứa nào trong mơ cả. Vậy mà đêm đó, tôi lại thấy ông. Mặt mũi ông cũng chẳng rõ ràng, chỉ thấy người trai trẻ mặc bộ đồ lính, giơ tay về phía tôi vẫy vẫy, rồi quay người đuổi theo những đồng đội khác. Bóng lưng ấy tuy gầy gò nhưng lại thẳng tắp. Không hiểu sao, tôi nhận thấy đó chính là ông nội. Ông đang nói cho tôi biết, ông thực sự đi rồi.
Trên chiếc xe đi tới Lạng Sơn ngày giáp Tết, mặt ai nấy đều căng thẳng, vừa mong đợi vừa lo lắng. Đến cả một đứa hay say xe như tôi cũng tỉnh táo lạ. Gia đình tôi đang trên đường đi đón một người anh hùng đi lạc, đã lâu lắm chẳng về nhà. Đó là ông nội. Bao năm nay cái Tết cũng chẳng vẹn tròn, bà ngồi đợi mãi bóng người bên gối, con cháu thương nhớ người cha có khi chẳng còn nhớ mặt. Ông tôi là bộ đội, tham gia trận chiến bảo vệ biên giới Việt Trung năm 1979, anh dũng ngã xuống, rồi từ đó cũng nằm đấy canh chừng từng mảnh đất quê hương. Ông đi biền biệt bao năm chẳng thư từ, bà ở nhà nuôi con đợi chồng. Cuối cùng, trên tay bà nhận lấy tấm huy chương và tờ giấy báo tử. Tự hào và đau thương. Bà thường bảo với mấy đứa cháu rằng, ông trốn bà cũng kĩ quá, chẳng biết nằm đâu để còn lên đón về. Đến tận bây giờ, không biết có bao nhiêu chuyến đi mang theo hy vọng, rồi lúc về đầy rẫy thất vọng, vẫn chẳng thể tìm được ông.
Mặt trời treo cao tỏa nắng ấm xuống trần gian, lớp sương trên cửa xe mờ dần, lộ ra khung cảnh đẹp đẽ. Đồi núi lấp ló, sừng sững như người bảo vệ tận tâm bao năm vẫn vậy. Có cây hoa lạ mắt tôi chẳng biết tên, vài con suối nước trong vắt, thửa ruộng bậc thang đã từng học trong sách, bao cảnh đẹp mà một đứa “thành phố” như tôi hiếm khi thấy được. Xuân về như đem lại sức sống cho vạn vật, chim muông cũng ríu rít hát ca, mầm xanh hé mắt nhìn đời. Cảnh vật bên ngoài trôi qua như dòng chảy của thời gian, tôi đưa tay ra mà không bắt được thứ gì. Đáng lẽ ra, đối với người ông chưa một lần gặp mặt, tôi sẽ chẳng có cảm xúc gì nhiều. Nhưng bằng sự thần kì nào đó, có thể là do huyết thống hoặc cái tên của mình chẳng hạn, mà tôi lại vô cùng yêu quý ông. Bà bảo, tên tôi do ông đặt. Ngày bà mang thai, ông thích sinh con gái lắm, chuẩn bị luôn cái tên cho con rồi. “Vậy mà khéo quá, hai đứa sinh ra đều là đực rựa!”. Lúc đó bà cười nói vậy.
Đặt chân xuống mảnh đất nơi đây, điều đầu tiên tôi cảm nhận được là không khí thoáng đãng kèm theo chút gió ấm đầu xuân. Tham lam mà hít vào sự thanh mát của thiên nhiên, phóng tầm mắt ra chỉ thấy cây cối bạt ngàn. Dẫn đường là một người đàn ông trung niên, nụ cười hàm hậu thật thà, vừa đi vừa kể vài chuyện vặt. Chúng tôi theo chân bác đi vào sâu trong rừng. Ánh nắng của mặt trời cũng bị che lấp đi bởi tán cây rậm rạp, bên dưới là lá rụng dẫm lên có tiếng xào xạc nho nhỏ. Tôi đang đặt chân lên mảnh đất bao anh hùng hiến máu và sinh mạng để bảo vệ, nơi mà ông tôi yên giấc ngàn thu. Tôi ngó lại phía sau, mẹ đang đỡ bà đi chầm chậm, chiếc khăn tay không biết từ khi nào thấm đẫm nước mắt. Phải chăng là thời gian luân chuyển? Có lẽ cách đây hơn hai chục năm về trước, ông nội cũng đang cùng đồng đội hành quân qua con đường này. Tôi nghe thấy tiếng hát, hào hùng nhưng nhuốm màu bi tráng, như khúc ca từ xưa vọng về. Là người dẫn đường đang hát. Bác quen thuộc với địa hình ở đây từ lâu, bàn tay vuốt ve từng thân cây già cỗi, trong miệng ngâm nga câu hát. Tôi bỗng nhiên thấy rung động một cách kì lạ. Bởi núi rừng nơi đây, bởi câu hát không biết tên kia, cũng bởi hương xuân vương vấn khắp đất trời.
Đi thêm một đoạn, chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi. Cũng lạ, đi cả quãng đường không thấy nổi một tia nắng, vậy mà nơi đây nắng ấm ngập tràn. Xung quanh thoáng đãng, có một dãy mộ nằm ngay ngắn chỉnh tề. Trên bia không có tên tuổi, có người chỉ có một tấm ảnh bạc màu, còn lại đều ghi “Anh hùng vô danh”. Anh hùng không để lại tên tuổi, nhưng lại được kính trọng muôn đời. Những người lính ấy khi chiến đấu đâu nghĩ sẽ lưu danh sử sách, chỉ mong cho đất nước hòa bình. Bác dẫn đường đến cạnh một ngôi mộ rồi bảo bà tôi:
-Bà ra xem thử đây có phải ông nhà không?
Mẹ đỡ bà tôi đến gần, tôi cũng đi lại. Tấm ảnh đã mờ do năm tháng bào mòn, tôi cũng chẳng nhìn ra gì cả. Nhưng ngay khoảnh khắc bà tiến tới, tiếng nức nở đã không thể khống chế được mà bật ra. Bà ngồi xuống, run rẩy cả người rồi cứ gọi ông ơi, ông ơi không ngừng. Tầm mắt mờ mịt, hóa ra tôi cũng đã rơi nước mắt tự bao giờ. Mọi người đều quỳ gối. Những tiếng khóc trầm khàn vang lên bên tai, người cha mạnh mẽ tôi luôn ngưỡng mộ cũng lấy tay lau nước mắt. Hóa ra, tương phùng là niềm hạnh phúc lớn nhất thế gian, mà âm dương cách trở là nỗi đau đớn tột cùng.
-Những ngôi mộ bên cạnh đều là đồng đội của ông hả chú?
Sau khi đã bình tĩnh lại, giọng bà vẫn hơi run rẩy. Bàn tay già nua cứ vuốt tấm ảnh của ông, rồi lại lấy khăn tay ra khẽ khàng lau. Người đàn ông hiền lành mỉm cười, nhưng ánh mắt chẳng giấu được vẻ chua xót:
-Đúng rồi bà ạ. Nằm đây đều là những chiến sĩ đã hy sinh năm 79 đấy. Dưới nghĩa trang Trà Lĩnh các chú cũng nằm nhiều lắm, ở đây là người trong thôn chúng tôi lập ngày trước, chẳng biết tên tuổi quê quán các chú để người nhà đón về. Người dân vẫn thường lên đây cúng bái quét dọn đầy đủ.
Bà lấy một nắm đất ở mộ của ông, cẩn thận gói vào trong chiếc khăn tay. Mọi người vẫn im lặng nhìn bà, chẳng ai nói gì. Chỉ sợ vừa mở lời không cẩn thận phá vỡ bầu không khí thiêng liêng lúc này. Bà gói ghém chiếc khăn rồi đặt trong hộp gỗ vẫn mang bên người. Phủi sạch bàn tay dính đất, bà nắm tay người dẫn đường:
-Nhờ các chú chăm lo cho ông cùng các đồng đội, tôi cảm ơn mọi người nhiều lắm. Ông ấy ở đây bao năm với anh em rồi, chắc cũng chẳng nỡ rời đi đâu. Cứ để ông nằm đây với đồng đội đi!
Cây rừng rì rào. Như ca, như hát. Sau này, bài ca anh hùng qua lời gió kể, lưu truyền đến mãi muôn đời.
Đường về có cảm giác ngắn hơn rất nhiều. Bà nội mệt mỏi tựa vào vai mẹ tôi chợp mắt, trong tay vẫn ôm lấy cái hộp gỗ nhỏ. Dường như không khí trong xe thả lỏng hơn nhiều. Mọi người như đã phát tiết hết thảy nỗi lòng, giờ ai nấy đều nhẹ nhõm. Ánh nắng bên ngoài vẫn dịu nhẹ, thiên nhiên sẽ chẳng có gì thay đổi cả, chỉ có tâm trạng con người đổi thay. Một bài hát vang lên trong radio, một khúc ca về mùa xuân tươi trẻ. Có con chim mải miết bay theo chiếc xe, cứ lưu luyến mãi rồi mới trở mình về rừng xanh.
Sau chuyến đi tâm trạng cả nhà tốt hơn hẳn, không khí giao thừa cũng nhộn nhịp hơn mọi năm. “Đón được ông về nhà, xuân này mới coi như đủ đầy!”. Vậy là gia đình tôi cuối cùng cũng có được cái Tết đoàn viên đầu tiên. Đêm đó, khi nhìn những chùm pháo hoa tỏa sáng trên bầu trời, tôi không biết cảnh này có giống khi những cái máy bay giặc bị bắn rơi không. Cũng cùng một niềm vui sướng, nhưng sự hân hoan của ông còn cao cả hơn tôi nhiều. Bà bảo từ khi ông mất, ông chẳng về thăm đứa nào trong mơ cả. Vậy mà đêm đó, tôi lại thấy ông. Mặt mũi ông cũng chẳng rõ ràng, chỉ thấy người trai trẻ mặc bộ đồ lính, giơ tay về phía tôi vẫy vẫy, rồi quay người đuổi theo những đồng đội khác. Bóng lưng ấy tuy gầy gò nhưng lại thẳng tắp. Không hiểu sao, tôi nhận thấy đó chính là ông nội. Ông đang nói cho tôi biết, ông thực sự đi rồi.
Sửa lần cuối: