Nhà Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi

  • Thread starter Thread starter Gió
  • Ngày gửi Ngày gửi

Nhà  Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi

G
Gió
  • Thành Viên 26
“Trong cuộc chiến này sẽ không còn một ai bị để lại đằng sau” - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc



Thành phố bỗng buồn, quặn thắt những thương đau

Đất mẹ nghiêng mình đằng sau những ngày dài ủ rũ

Đôi mắt bơ phờ lặng chìm trong giấc ngủ,

Chỉ có những anh hùng gian nan nơi tuyến đầu chống dịch

Còn thức để lo âu khi giặc covid vẫn hoành hành.



Thành phố xé lòng, buốt nhói một màu xanh

Chúng mình ngắm nhìn nhau qua lớp khẩu trang,

Xung quanh là những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ.

Sợi dây cách ly chằng chịt từng góc phố

Băng bó vết thương chờ một sớm mai lành.



Biến thể Delta cứ ngày một tăng nhanh

Những con số vô tri nhảy lên làm lòng người nghẹt thở

Cái chết tang thương giữa đôi bờ sinh tử

Cho nước mắt lặng rơi ướt sũng cuối chân trời.



Những kẻ tha hương, hành khất phải chơi vơi

Chịu đói khát, cơ hàn với cảnh “màn trời chiếu đất”

Sống bằng những “cây ATM gạo”, “siêu thị 0 đồng” mạnh thường quân chia sớt

Chờ thành phố hồi sinh.



Đài phát thanh phường sớm nay đọc bản tin

Kể về những tấm gương lặng thầm thời covid

Chú Minh Râu ngả dài trên những sạp rau không đồng, nụ cười tíu tít

Dòng chữ ngây ngô, đôi lần sai chính tả…

Nhưng ẩn sâu bên trong là tấm lòng rộng mở

Chỉ biết cho đi, không nhận lại bao giờ.



Bếp ăn thiện nguyện vẫn duy trì ngày nắng cũng như mưa

Nay chẳng còn thấy anh Cường béo dễ thương thổi lửa hồng khuya sớm

Dành cả cuộc đời vị tha, trao yêu thương cho kẻ khác

Cống hiến cho tới những giây phút cuối cùng yên nghỉ trên giường bệnh mới thôi.



Chiếc xe tang vẫn ngày ngày lăn bánh chẳng ngừng ngơi

Tiếng khóc tiễn đưa cuộn trào khi cuộc điện thoại đầu dây bên kia vừa tắt

Hũ tro cốt nhận về qua những người chiến sĩ áo xanh bằng một cái biên lai

Quặn thắt!

Đất nước đang phải gồng mình, gánh chịu những cơn đau.



Trận chiến còn dài, với bao gian khó ở đằng sau

Nhưng có hề gì khi chúng ta cùng nhau đồng lòng chung sức

Những gói mì tôm, mớ rau…từ miền Trung, Nam, Bắc

Đầy ắp nghĩa tình “kháng thể” giặc Covid ngoài kia.



Biết bao nhà sư với hạnh nguyện độ sinh, am tranh tạm xa lìa

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào” trở thành người trượng nghĩa

Với trái tim từ bi sục sôi nơi thanh xuân của một người xuất sĩ

Sư chẳng ngại hiểm nguy, lao vào tâm dịch để cứu người.



Rồi sẽ có một ngày thành phố lại xanh tươi

Triệu trái tim rạng ngời, hân hoan với nụ cười thơm thảo

Tiếng còi xe cứu thương thôi không còn huyên náo

Bất tận yêu thương – thành phố đã khỏe rồi.



Tác giả: Gió

P/S: Xin được gửi bài thơ này đến Sài Gòn, thành phố tôi yêu. Nơi mà cả tới khi đau thương cũng luôn mở rộng trái tim để ôm trọn người dân, gắng gượng chữa lành. Thương sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ áo xanh ngày đêm phải oằn mình chống dịch. Thương những sẻ chia thấm đẫm tâm tình chan chứa yêu thương của đồng bào trên mọi miền tổ quốc. Dẫu chỉ là mớ rau, cân gạo hay hộp cơm đưa vội giữa cái nắng chói chang, nhưng cũng đủ làm dịu đi những khốn khó trong mùa dịch bệnh và cùng nhau lan tỏa yêu thương. Mong đất nước mình nói chung và thành phố Sài Gòn nói riêng sớm được chữa lành sau những đau thương từ đại nạn thế kỷ này. “Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi”.
6059


Những chiến sĩ thầm lặng nơi tuyến đầu phòng chống dịch. Ảnh: Sưu tầm Internet
 
Sửa lần cuối:
922
5
4
Trả lời
Tôi bắt gặp” thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi” trong lúc lang thang đi đọc các tác phẩm dự thi của cuộc thi sáng tác văn học nhà do văn học trẻ tổ chức. Cảm giác đầu tiên của tôi là yêu thương, nhói đau và hi vọng. Có thể nói Gió đã nói hộ lòng tôi, ghi giùm tôi những yêu thương tôi dành cho Sài Gòn thân yêu!



Mở đầu bài thơ tác giả đã mượn lời của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc để động viên những người con của Sài Gòn đang phải vật lộn với đạ dịch Covid 19:

“Trong cuộc chiến này sẽ không còn một ai bị để lại đằng sau”



Câu nói của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc như nhắc nhở, gợi nhớ cho chúng ta tinh thần”tương thân tương ái” của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Đúng như cha ông ta từng nói:"một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- Sài Gòn đang trong những ngày đau bệnh và người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ Quốc cũng như kiều bào ta ở nước ngoài đang hàng ngày hàng giờ gửi gắm yêu thương cho Sài Gòn.

Ngay ở những câu thơ đầu tiên Gió đã làm trái tim tôi buốt giá. Tác giả nhắc đến những khó khăn mà thành phố đang oằn mình gánh chịu:



Thành phố bỗng buồn, quặn thắt những thương đau

Đất mẹ nghiêng mình đằng sau những ngày dài ủ rũ

Đôi mắt bơ phờ lặng chìm trong giấc ngủ,

Chỉ có những anh hùng gian nan nơi tuyến đầu chống dịch

Còn thức để lo âu khi giặc covid vẫn hoành hành.


Thành phố xé lòng, buốt nhói một màu xanh

Chúng mình ngắm nhìn nhau qua lớp khẩu trang,

Xung quanh là những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ.

Sợi dây cách ly chằng chịt từng góc phố

Băng bó vết thương chờ một sớm mai lành.

Biến thể Delta cứ ngày một tăng nhanh

Những con số vô tri nhảy lên làm lòng người nghẹt thở

Cái chết tang thương giữa đôi bờ sinh tử

Cho nước mắt lặng rơi ướt sũng cuối chân trời.

Những kẻ tha hương, hành khất phải chơi vơi

Chịu đói khát, cơ hàn với cảnh “màn trời chiếu đất”

Sống bằng những “cây ATM gạo”, “siêu thị 0 đồng” mạnh thường quân chia sớt

Chờ thành phố hồi sinh.

Những câu thơ như một bản tin ngắn, một thước phim quay chậm kể về mất mát đau thương của Sài Gòn,để cho tôi một người con Việt Nam đang sống ở miền Bắc xa xôi chỉ biết chắp tay nguyện cầu cho thành phố qua cơn hoạn nạn. Giặc covid càn quét đã 2 năm, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đã chịu đủ tang thương rồi. Ở những câu thơ đầu tiên này tác giả sử dụng lời thơ như lời dẫn chuyện, giọng kể trầm buồn day dứt, lấy nước mắt của người đoc. Điệp từ” những” như vạn mũi kim châm xoáy sâu khắc họa rõ nét hơn mất mát đau thương mà Sài Gòn đang trải qua”những con số vô tri nhảy lên làm lòng người nghẹn thở” nhưng đâu chỉ có thế tác giả còn sử dụng điệp từ”những” để khéo léo ngợi ca tấm gương người tốt, việc tốt khi thành phố đang trong cơn bệnh hiểm nghèo”những anh hùng gian nan nơi tuyến đầu chống dịch”,”những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ”. Đọc những câu thơ mà bạn viết tôi cảm nhận rõ tận cùng nỗi đau của Sài Gòn, khi bạn đưa ra những hình ảnh rất hiện thực vào thơ như:”sợi dây cách ly chằng chịt từng góc phố”,

“Những kẻ tha hương, hành khất phải chơi vơi

Chịu đói khát, cơ hàn với cảnh “màn trời chiếu đất”

Phải đau lắm, thương lắm, đồng cảm lắm tác giả mới có thể viết ra những lời thơ nức nở như thế này.

Tiếp tục đọc bài thơ Gió đã làm cho độc giả thấy yên lòng hơn khi trong khó khăn Sài Gòn vẫn nhận được sự giúp đỡ, yêu thương, vẫn có những con người xả thân vì đồng bào trong cơn gian khó:

Đài phát thanh phường sớm nay đọc bản tin

Kể về những tấm gương lặng thầm thời covid

Chú Minh Râu ngả dài trên những sạp rau không đồng, nụ cười tíu tít

Dòng chữ ngây ngô, đôi lần sai chính tả…

Nhưng ẩn sâu bên trong là tấm lòng rộng mở

Chỉ biết cho đi, không nhận lại bao giờ.



Bếp ăn thiện nguyện vẫn duy trì ngày nắng cũng như mưa

Nay chẳng còn thấy anh Cường béo dễ thương thổi lửa hồng khuya sớm

Dành cả cuộc đời vị tha, trao yêu thương cho kẻ khác

Cống hiến cho tới những giây phút cuối cùng yên nghỉ trên giường bệnh mới thôi.

Chiếc xe tang vẫn ngày ngày lăn bánh chẳng ngừng ngơi

Tiếng khóc tiễn đưa cuộn trào khi cuộc điện thoại đầu dây bên kia vừa tắt

Hũ tro cốt nhận về qua những người chiến sĩ áo xanh bằng một cái biên lai

Quặn thắt!

Đất nước đang phải gồng mình, gánh chịu những cơn đau.

Trận chiến còn dài, với bao gian khó ở đằng sau

Nhưng có hề gì khi chúng ta cùng nhau đồng lòng chung sức

Những gói mì tôm, mớ rau…từ miền Trung, Nam, Bắc

Đầy ắp nghĩa tình “kháng thể” giặc Covid ngoài kia.



Biết bao nhà sư với hạnh nguyện độ sinh, am tranh tạm xa lìa

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào” trở thành người trượng nghĩa

Với trái tim từ bi sục sôi nơi thanh xuân của một người xuất sĩ

Sư chẳng ngại hiểm nguy, lao vào tâm dịch để cứu người.



Tuy rằng Gió có chút nhầm lẫn khi nhắc đến chú Minh Râu(vì chú Minh Râu nổi tiếng trên mạng xã hội với"sạp rau không đồng ở Đồng Nai) trong bài viết nhưng sự nhầm lẫn của Gió là một sự nhầm lẫn đáng yêu. Bởi Sài Gòn cũng đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn những”chú Minh Râu” với phương châm sống đẹp đẽ, sáng trong đến vô ngần”sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Tuy họ biết rằng khi dấn thân vào con đường thiện nguyện trong mùa đại dịch thì có thể phải chấp nhận hi sinh mất mát” Nay chẳng còn thấy anh Cường béo dễ thương thổi lửa hồng khuya sớm” đọc câu thơ này, tưởng tượng đến khuôn mặt phúc hậu, nụ cười tươi tắn của anh Cường và sự ra đi của anh, tôi đã rơi lệ. Xin cho tôi được thắp nén tâm nhang nguyện cầu cho hương hồn anh Cường cũng như hàng nghìn đồng bào tôi đã ra đi trong cơn bão covid tàn khốc. Gió thật là một người khéo léo khi đan xen những hình ảnh đau thương mất mát với hình ảnh những con người”xả thân vì nghĩa lớn”. Có lẽ hình ảnh đẹp nhất trong bài là hình ảnh”những chiến sĩ mặc áo cà sa” sả thân cứu giúp đồng bào:

Biết bao nhà sư với hạnh nguyện độ sinh, am tranh tạm xa lìa

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào” trở thành người trượng nghĩa

Với trái tim từ bi sục sôi nơi thanh xuân của một người xuất sĩ

Sư chẳng ngại hiểm nguy, lao vào tâm dịch để cứu người.

Tôi bất giác niệm một câu”Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” mong trời phật từ bi phổ độ chúng sinh.



Chúng ta đều biết rằng những nhà sư là những người đã xa lìa những đau khổ của thế tục mà nay vì đồng bào vì lời dạy của đức Phật họ sẵn sàng xả thân lao mình vào nơi tâm dịch cứu giúp đồng bào. Hình ảnh thơ thật đẹp và ý nghĩa biết bao!

Kết thúc bài thơ Gió thắp lên cho người đọc một niềm tin mãnh liệt:

Rồi sẽ có một ngày thành phố lại xanh tươi

Triệu trái tim rạng ngời, hân hoan với nụ cười thơm thảo

Tiếng còi xe cứu thương thôi không còn huyên náo

Bất tận yêu thương – thành phố đã khỏe rồi.



Phải! Tôi tin và hàng triệu trái tim của người Việt Nam đang hướng về Sài Gòn đều tin” thành phố mình sẽ sớm khỏe lại thôi”. Bởi”bất tận yêu thương” mà đồng bào cả nước gửi gắm.



Cảm ơn “ Gió” với một bài thơ thấm đẫm yêu thương cho Sài Gòn. Xin góp một lời cầu nguyện để”thành phố mình sẽ sớm khỏe lại thôi”.
 
Sửa lần cuối:
Tôi bắt gặp” thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi” trong lúc lang thang đi đọc các tác phẩm dự thi của cuộc thi sáng tác văn học nhà do văn học trẻ tổ chức. Cảm giác đầu tiên của tôi là yêu thương, nhói đau và hi vọng. Có thể nói Gió đã nói hộ lòng tôi, ghi giùm tôi những yêu thương tôi dành cho Sài Gòn thân yêu!
Mở đầu bài thơ tác giả đã mượn lời của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc để động viên những người con của Sài Gòn đang phải vật lộn với cơn bão Covid 19:
“Trong cuộc chiến này sẽ không còn một ai bị để lại đằng sau”
Câu nói của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc như nhắc nhở, gợi nhớ cho chúng ta tinh thần”tương thân tương ái” của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Đúng như cha ônônta từng nói:"một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- Sài Gòn đang trong những ngày đau bệnh và người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ Quốc cũng như kiều bào ta ở nước ngoài đang hàng ngày hàng giờ gửi gắm yêu thương cho Sài Gòn.
Ngay ở những câu thơ đầu tiên Gió đã làm trái tim tôi buốt giá. Tác giả nhắc đến những khó khăn mà thành phố đang oằn mình ghánh chịu:
Thành phố bỗng buồn, quặn thắt những thương đau
Đất mẹ nghiêng mình đằng sau những ngày dài ủ rũ
Đôi mắt bơ phờ lặng chìm trong giấc ngủ,
Chỉ có những anh hùng gian nan nơi tuyến đầu chống dịch
Còn thức để lo âu khi giặc covid vẫn hoành hành.
Thành phố xé lòng, buốt nhói một màu xanh
Chúng mình ngắm nhìn nhau qua lớp khẩu trang,
Xung quanh là những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ.
Sợi dây cách ly chằng chịt từng góc phố
Băng bó vết thương chờ một sớm mai lành.
Biến thể Delta cứ ngày một tăng nhanh
Những con số vô tri nhảy lên làm lòng người nghẹt thở
Cái chết tang thương giữa đôi bờ sinh tử
Cho nước mắt lặng rơi ướt sũng cuối chân trời.
Những kẻ tha hương, hành khất phải chơi vơi
Chịu đói khát, cơ hàn với cảnh “màn trời chiếu đất”
Sống bằng những “cây ATM gạo”, “siêu thị 0 đồng” mạnh thường quân chia sớt
Chờ thành phố hồi sinh.
Những câu thơ như một bản tin ngắn, một thước phim quay chậm kể về mất mát đau thương của Sài Gòn,để cho tôi một người con Việt Nam đang sống ở miền Bắc xa xôi chỉ biết chắp tay nguyện cầu cho thành phố qua cơn hoạn nạn. Giặc covid càn quét đã 2 năm, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đã chịu đủ tamg thương rồi. Ở những câu thơ đầu tiên này tác giả sử dụng lời thơ như lời dẫn chuyện, giọng kể trầm buồn day dứt, lấy nước mắt của người đoc. Điệp từ” những” như vạn mũi kim châm xoáy sâu khắc họa rõ nét hơn mất mát đau thương mà Sài Gòn đang trải qua”những con số vô tri nhảy lên làm lòng người nghẹn thở” nhưng đâu chỉ có thế tác giả còn sử dụng điệp từ”những” để khéo léo ngợi ca tấm gương người tốt, việc tốt khi thành phố đang trong cơn bệnh hiểm nghèo”những anh hùng gian nan nơi tuyến đầu chống dịch”,” những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ”. Đọc những câu thơ mà bạn viết tôi cảm nhận rõ tận cùng nỗi đau của Sài Gòn, khi bạn đưa ra những hình ảnh rất hiện thực vào thơ như:” sợi dây cách ly chằng chịt từng góc phố”,
“Những kẻ tha hương, hành khất phải chơi vơi
Chịu đói khát, cơ hàn với cảnh “màn trời chiếu đất”
Phải đau lắm, thương lắm, đồng cảm lắm tác giả mới có thể viết ra những lời thơ nức nở như thế này.
Tiếp tục đọc bài thơ Gió đã làm cho độc giả thấy yên lòng hơn khi trong khó khăn Sài Gòn vẫn nhận được sự giúp đỡ, yêu thương, vẫn có những con người xả thân vì đồng bào trong cơn gian khó:
Đài phát thanh phường sớm nay đọc bản tin
Kể về những tấm gương lặng thầm thời covid
Chú Minh Râu ngả dài trên những sạp rau không đồng, nụ cười tíu tít
Dòng chữ ngây ngô, đôi lần sai chính tả…
Nhưng ẩn sâu bên trong là tấm lòng rộng mở
Chỉ biết cho đi, không nhận lại bao giờ.
Bếp ăn thiện nguyện vẫn duy trì ngày nắng cũng như mưa
Nay chẳng còn thấy anh Cường béo dễ thương thổi lửa hồng khuya sớm
Dành cả cuộc đời vị tha, trao yêu thương cho kẻ khác
Cống hiến cho tới những giây phút cuối cùng yên nghỉ trên giường bệnh mới thôi.
Chiếc xe tang vẫn ngày ngày lăn bánh chẳng ngừng ngơi
Tiếng khóc tiễn đưa cuộn trào khi cuộc điện thoại đầu dây bên kia vừa tắt
Hũ tro cốt nhận về qua những người chiến sĩ áo xanh bằng một cái biên lai
Quặn thắt!
Đất nước đang phải gồng mình, gánh chịu những cơn đau.
Trận chiến còn dài, với bao gian khó ở đằng sau
Nhưng có hề gì khi chúng ta cùng nhau đồng lòng chung sức
Những gói mì tôm, mớ rau…từ miền Trung, Nam, Bắc
Đầy ắp nghĩa tình “kháng thể” giặc Covid ngoài kia.
Biết bao nhà sư với hạnh nguyện độ sinh, am tranh tạm xa lìa
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào” trở thành người trượng nghĩa
Với trái tim từ bi sục sôi nơi thanh xuân của một người xuất sĩ
Sư chẳng ngại hiểm nguy, lao vào tâm dịch để cứu người.
Tuy rằng Gió có chút nhầm lẫn khi nhắc đến chú Minh Râu trong bài viết nhưng sự nhầm lẫn của Gió là một sự nhầm lẫn đáng yêu. Bởi Sài Gòn cũng đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn những”chú Minh Râu” với phưpng châm sống đẹp đẽ, sáng trong đến vô ngần”sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Tuy họ biết rằng khi dấn thân vào con đường thiện nguyện trong mùa đại dịch thì có thể phải chấp nhận hi sinh mất mát” Nay chẳng còn thấy anh Cường béo dễ thương thổi lửa hồng khuya sớm” đọc câu thơ này, tưởng tượng đến khuôn mặt phúc hậu, nụ cười tươi tắn của anh Cường và sự ra đi của anh, tôi đã rơi lệ. Xin cho tôi được thắp nén tâm nhang nguyện cầu cho hương hồn anh Cường cũng như hàng nghìn đồng bào tôi đã ra đi trong cơn bão covid tàn khốc. Gió thật là một người khéo léo khi đan xen những hình ảnh đau thương mất mát với hình ảnh những con người”xả thân vì nghĩa lớn”. Có lẽ hình ảnh đẹp nhất trong bài là hình ảnh”những chiến sĩ mặc áo cà sa” sả thân cứu giúp đồng bào:
Biết bao nhà sư với hạnh nguyện độ sinh, am tranh tạm xa lìa
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào” trở thành người trượng nghĩa
Với trái tim từ bi sục sôi nơi thanh xuân của một người xuất sĩ
Sư chẳng ngại hiểm nguy, lao vào tâm dịch để cứu người.
Tôi bất giác niệm một câu”Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” mong trời phật từ bi phổ độ chúng sinh.
Chúng ta đều biết rằng những nhà sư là những người đã xa lìa những đau khổ của thế tục mà nay vì đồng bào vì lời dạy của đức Phật họ sẵn sàng xả thân lao mình vào nơi tâm dịch cứu giúp đồng bào. Hình ảnh thơ thật đẹp và ý nghĩa biết bao!
Kết thúc bài thơ Gió thắp lên cho người đọc một niềm tin mãnh liệt:
Rồi sẽ có một ngày thành phố lại xanh tươi
Triệu trái tim rạng ngời, hân hoan với nụ cười thơm thảo
Tiếng còi xe cứu thương thôi không còn huyên náo
Bất tận yêu thương – thành phố đã khỏe rồi.
Phải! Tôi tin và hàng triệu trái tim của người Việt Nam đang hướng về Sài Gòn đều tin” thành phố mình sẽ sớm khỏe lại thôi”. Bởi”bất tận yêu thương” mà đồng bào cả nước gửi gắm.
Cảm ơn “ Gió” với một bài thơ thấm đẫm yêu thương cho Sài Gòn. Xin góp một lời cầu nguyện để”thành phố mình sẽ sớm khỏe lại thôi”.
Hailien1001
Cảm ơn bạn đã dành tình cảm cho tác phẩm của Gió ạ. Khi viết bài thơ này Gió cũng nghẹn ngào xúc động. Chúng ta đều mong Sài Gòn được bình an qua mùa đại dịch và chắc chắc là "Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi". Chúc bạn một đời an yên ạ!
 
Giữa không gian vắng lặng của bầu trời đêm mù mịt sau cơm mưa giông kéo dài, tôi - người dân Sài Gòn đang gồng gánh những thương đau trong mùa đại dịch xin gửi lời tri ân chân thành đến tình cảm vô cùng đáng quý mà tác giả đã gửi gắm qua bài thơ "Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi".

Bài thơ không chỉ dừng lại ở việc dựng lên bức tranh Sài Gòn những tháng ngày dịch bệnh mà còn là tiếng lòng chứa chan tình thương vô tận của một trái tim nhân từ.

"Thành phố bỗng buồn, quặn thắt những thương đau " đó cũng chính là tâm trạng của những người dân nơi thành phố được mệnh danh là hoa lệ ngày nào. Khi "giặc covid" ập đến, mọi hoạt động mưu sinh buộc phải tạm dừng, từng ngõ ngách nhộn nhịp khi xưa nay bỗng chốc phải chìm vào khoảng vắng u buồn. Nhưng hơn ai hết, những người đang sống tại nơi đây hiểu rằng chỉ có quyết tâm nhất trí nhà ai nấy ở thì mới mong thành phố mang tên Bác sẽ sớm vượt qua những tháng ngày đau thương. Thế nhưng, nếu người dân có thể được an yên phần nào trong căn nhà nhỏ của mình thì "những anh hùng nơi tuyến đầu chống dịch" vẫn đang ngày đêm miệt mài hy sinh giấc ngủ, công sức và kể cả tính mạng để tiếp tục chống chọi với "giặc covid vẫn hoành hành". Chúng tôi đã không ít lần được chứng kiến "những tình nguyện viên trong bộ đồ bảo hộ" lấm tấm những giọt mồ hôi lăn hoài không ngưng nghỉ. Dù chẳng được ai ghi nhớ hay gọi tên nhưng họ vẫn cứ phục vụ hăng say bằng cả con tim vì đồng bào ruột thịt. Chúng tôi dẫu có phải đội nắng để test nhanh hay tiêm vacxin đi chăng nữa cũng chẳng thể nào bằng được một phần một trăm công sức mà các cô, chú, anh, chị tình nguyện viên phải đứng hàng giờ, ngồi khám hàng ngàn lượt, bảo vệ sự an toàn của hàng chục ngàn bệnh nhân. Tất cả đều quên mình chiến đấu để giành lại sự an yên cho hàng triệu kiếp người.

Thế nhưng, hiện thực lại quá đỗi phũ phàng. Từng ngày dài trôi qua, khi tiếng xe cứu thương dần trở thành nỗi ám ảnh, chúng tôi đã hiểu rằng tử thần cũng đang chực chờ trước ngõ. Những sự chia ly bởi nỗi khổ đau khi phải tiễn biệt người thân vẫn là những vết cắt xé lòng chẳng thể nào sớm được nguôi ngoai. Dù không muốn chấp nhận nhưng sự thật vẫn là sự thật. Đau thương vẫn tiếp hoài thương đau:
"Cái chết tang thương giữa đôi bờ sinh tử
Cho nước mắt lặng rơi ướt sũng cuối chân trời".

Nước mắt đã rơi trong từng mái nhà cùng với đó là nỗi âu lo cho những người thân thương còn lại. Chính vì vậy, cuộc chiến chống covid càng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Giờ đây, những kiếp người "tha hương, hành khất" lại phải tiếp tục bị dày vò bởi cái nghiệt ngã của dịch bệnh. Những tháng ngày lay lắt thôi chưa đủ, đến giờ họ lại phải mang thêm nỗi âu lo vì chẳng biết liệu rằng có được bình an. May mắn thay, vẫn có "những cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng" mọc lên bởi tấm lòng của các nhà hảo tâm đáng quý. Từng cọng rau được nhận là những món quà quý báu mà chúng tôi trân trọng vô cùng. Tấm lòng đáng mến cùng nghĩa cử cao đẹp của "những tấm gương lặng thầm thời covid" sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn lao để chúng tôi ấm lòng mà gắng sức để vượt qua đại dịch.

Bên cạnh đó, những người anh, em "miền Trung, Nam, Bắc " ngày đêm chi viện chính là sợi dây nghĩa tình mà chúng tôi vô cùng ghi khắc. Khi toàn thể người dân dải đất hình chữ S cùng nhau chung sức, chung lòng thì dĩ nhiên không có khó khăn nào là chúng ta không thể vượt qua.

Đặc biệt, hình ảnh các vị tu sĩ “cởi áo cà sa khoác chiến bào” đã trở thành hình ảnh cao đẹp mà những người phàm phu như chúng con ngày càng thêm kính mến. Thay vì an cư nơi chốn thiền môn để vẹn tròn con đường tu tập thì chư tăng, ni lại dốc cả thân lẫn tâm để trở thành cứu cánh cho những chúng sanh đang trong vòng đau khổ của bệnh, tử nơi đây. Tấm lòng xót thương cùng hạnh nguyện muốn cho chúng con luôn được an vui mà các vị đang ngày đêm hành trì sẽ là ngọn đuốc để soi sáng, giúp chúng con càng thêm mạnh mẽ vào sức sống mãnh liệt của bản thân.

Sài Gòn! Tiếng gọi thân thương. Chúng tôi vẫn mơ, vẫn đang mơ! Chúng tôi vẫn nguyện, vẫn đang nguyện! Rằng "sẽ có một ngày thành phố lại xanh tươi/ Triệu trái tim rạng ngời, hân hoan với nụ cười thơm thảo" và "Tiếng còi xe cứu thương thôi không còn huyên náo" để chúng tôi lại được đón nhận lấy bầu khí an lành. Khi niềm đau vẫn còn chưa dứt thì mọi gian lao đều trở thành bài học đắt giá cho bạn và chính tôi. Bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cho người!

Những ngày này, Sài Gòn hay đổ mưa giông, hy vọng rằng những hạt mưa đang tí tách rơi ngoài kia sẽ cuốn trôi hết thảy bệnh tật không chỉ cho thành phố mà còn cho cả tổ quốc thân thương và hết thảy muôn quốc gia đang hứng chịu những niềm đau trong cõi ta bà.
 
Sửa lần cuối:

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.