Tính năng động của văn học nghệ thuật nói chung là một thuộc tính bản chất, một đặc trưng loại hình của văn học, vừa là một quy luật tồn tại và phát triển. Bởi nói đến văn học là nói đến sự sáng tạo cái mới, cái độc đáo, không có tính năng động thì làm sao văn học các thời đại có thể để lại những giá trị nghệ thuật đặc sắc, làm sao toàn bộ nền văn học có thể vận động phát triển từ phạm trù này, trình độ này đến phạm trù khác, trình độ khác?
Tính năng động trong đời sống thể loại của văn học đã biến văn học thành một hệ thống mở, luôn vận động, đổi mới trên phương diện thể loại. Đời sống thể loại văn học Việt Nam từ 30 - 45 phát triển khá phong phú và theo như các nhà nghiên cứu đó chính là biểu hiện của tính năng động.
1. Các thể loại phát triển cân đối nhịp nhàng
Nếu như trước đây hệ thống thể loại chủ yếu bao gồm văn thơ phú lục thì đến giai đoạn này, các thành phần của thể loại được mở rộng và tăng thêm nhiều tiểu loại mới, các thể loại văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đi vào trung tâm với sự trưởng thành của chủ nghĩa hiện thực. Các thể loại phát triển khá đồng đều:
+ Văn xuôi bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tuỳ bút, tiểu phẩm văn học.
+ Thơ phát triển theo 2 dòng chính đó là: thơ mới trữ tình và thơ trào phúng.
+ Kịch được mở rộng thêm kịch nói, kịch thơ và hài kịch
Song điều đáng chú ý ở đây là không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng tác phẩm cũng rất được ngợi khen. Ở tất cả các thể loại đều có những đỉnh cao nhất định khó có thể vượt qua.
Ví dụ: Nhắc đến tiểu thuyết không thể quên một loạt các tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn (như: Hồn buớm mơ tiên (1933), Đoạn tuyệt, Bướm trắng (1934)), tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ (Lê Phong phóng viên) tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng) tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Chương, tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu), Ngô Tất Tố ( Tắt đèn).
Truyện ngắn phân lẻ thành các dòng với sự xuất hiện của các đại diện tiêu biểu như: truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan (Kép Tư Bền), truyện ngắn lãng mạn Thạch Lam (Gió đầu mùa), truyện ngắn hiện thực Nam Cao (Đôi lứa xứng đôi)
Phóng sự phát triển mạnh mẽ cùng các tên tuổi như: Tam Lang (Tôi kéo xe) Vũ Trọng Phụng (Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người), Ngô Tất Tố (Việc làng).
Tiểu loại thơ trữ tình phong phú, đa dạng bỏi sự góp mặt của hàng loạt các dòng thơ khác nhau như: Thơ nông thôn của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, thơ say của Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, thơ điên của Hàn Mặc Tử, Bích Khê, thơ tráng sĩ của Trần Huyền Trân, Trần Mai Linh, Thâm Tâm.
Kịch Việt nam giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm “Vũ Như Tô” “ Cột Đồng Mã Viện” (Nguyễn Huy Tưởng), “Kim tiền” ( Vi Huyền Đắc)
- Sự cân đối nhịp nhàng còn thể hiện ở các bước phát triển. Các thể loại đều trải qua một quá trình tương tự trong việc hấp thu hệ thống thể loại phương Tây và chín muồi khá đồng đều. thế hệ nhà văn đầu tiên cũng bắt chước học tập thể loại văn học hiện đại phương Tây (trực tiếp là văn học Pháp). Hiện tượng đó là tự nhiên, cần thiết, nhưng chỉ diễn ra chủ yếu trước 1920, từ 1920 về sau nhất là từ đầu những năm 30 trở đi, các “mẫu gốc” thể loại hiện đại phương Tây sẽ đi qua ý thức sáng tạo của nhà văn Việt Nam không ngừng vận động, đổi mới làm cho năng lực chiếm lĩnh nghệ thuật đối với hiện thực của thể loại ngày càng tăng trưởng cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Điều này cũng tạo nên sự phối hợp tổng thể của các thể loại, làm tăng tốc phát triển của cả nền văn học, trong đó mỗi thể loại văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ riêng trong việc thể hiện tinh thần và những yêu cầu xã hội đương thời.
2. Sự cộng sinh, thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thể loại là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật:
Bên cạnh việc tồn tại độc lập giữa các thể loại còn có sự thâm nhập, cộng sinh tạo ra những tiểu loại mới góp phần làm giàu, mở rộng chính bản thân nó.
Tính năng động của thể loại hiện đại đã phát động đầu tiên cuộc cách mạng về thơ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nói đến cuộc đổi thay này như “những năm đại náo trong làng thơ”, đó là một “cơn gió dữ dội” tạo ra “cuộc biến thiên vĩ đại”, “cuộc cách mệnh về thi ca”. Nền tảng thơ xưa “bị một phen điên đảo” do cuộc thâm nhập táo tợn của văn xuôi “tràn vào thơ, phá phách tan tành” thơ cũ để tạo dựng mô hình thơ mới. Cuộc thâm nhập này làm chuyển hoá căn bản kiểu câu thơ điệu ngâm trung đại sang câu thơ điệu nói hiện đại. Chất văn xuôi tạo câu thơ vắt dòng, ngắt dòng kiểu mới không chỉ trong thơ Mới mà cả trong Từ ấy của Tố Hữu. Hiện tượng câu thơ không tương ứng với dòng thơ đã thành phổ biến (trong khi thơ trung đại câu thơ thường trùng khớp với dòng thơ): do yêu cầu diễn tả đa dạng các kiểu thức lời nói có logíc, có sự mạch lạc, khúc chiết nhằm truyền đạt những ý tưởng khác nhau: nhân quả, tương hỗ, hô ứng, khẳng định - phủ định, đồng tình - tranh biện, và để trình bày những lý lẽ ấy, thơ hiện đại sử dụng nhiều hư từ, quan hệ từ vốn không thông dụng trong thơ trung đại: như, vẫn, để, nhưng, hãy, cứ, chẳng, sẽ, với, nếu, hay,… Đoạn thơ tám dòng sau đây thực ra là diễn đạt một câu - lời nói dài với một chủ từ: “ta” và nhiều từ chỉ hành động của “ta”: ta “hát”, ta “cười nói”, ta “khổ”, ta “nuốt”, ta “nao nao”, ta “cháy ruột”:
“…Nếu đôi lúc ta hát thầm nho nhỏ
Dưới gầm xai, hay cười nói huyên thiên
Như một thằng trẻ dại, một thằng điên
Là để khổ trong những giờ im lặng
Để nuốt bọt với bao nhiêu mật đắng
Của một đời cách biệt với đời chung
Để nao nao với những mộng không cùng
Để cháy ruột mơ những ngày hoạt động…”
(Quanh quẩn - Tố Hữu)
Hiện tượng đối thoại, chuyện và thời gian chuyện xuất hiện nhiều trong thơ 1932-1945 cũng là chứng tích của cuộc thâm nhập của văn xuôi vào thơ. Có thể gặp hai hiện tượng đó trên nhiều bài thơ: Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp), Lời kỹ nữ (Xuân Diệu), Bà má Hậu Giang (Tố Hữu),… và gặp từng hiện tượng trên nhiều bài thơ khác.
Nhu cầu tự thân của thể loại hay của chính con người là phải “vay vốn”, “hoán vị vốn” từng phần cho nhau để cùng mở rộng chân trời và năng lực sáng tạo. Trên là văn xuôi vào thơ, đến lượt văn xuôi cần chất thơ như cần thêm sinh khí mới hình thành loại văn xuôi trữ tình độc đáo trong tác phẩm Thạch Lam, Hồ Zdếnh, Thanh Tịnh, Xuân Diệu… Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đầy chất thơ. Văn học hiện thực phê phán khi phân tích “tàn nhẫn” cái hiện thực thù địch với con người vẫn không chối từ chất thơ. Chất thơ trong văn Nguyên Hồng rạo rực tình người, trong thế giới phiêu lưu của Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký)… Rồi chất thơ đi vào vương quốc của kịch, tạo ra thể kịch thơ có lịch sử riêng của nó. Phóng sự và tiểu thuyết hoán vị cho nhau một phần hồn cốt của mình tạo ra những khả năng vô tận trong việc lột trần hiện thực qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng và nhiều nhà khác. Vũ Tuấn Anh đã rất chính xác khi sử dụng thuật ngữ “cộng sinh” thể loại để nói hiện tượng trên, nhưng muốn chỉ rõ cả hai bình diện sinh thành và chức năng của hiện tượng đó nhằm phân biệt với hiện tượng có vẻ tương đồng của văn học trung đại: dòng truyện Thơ Nôm. Khác với hiện tượng cộng sinh thể loại hiện đại, truyện thơ nôm là một hiện tượng ký sinh: cốt truyện tự sự tìm đến gửi thân phận vào hình thức thơ, do cha ông mình xưa thiên tính thơ trội hơn “gien” văn xuôi. Ở bình diện sinh thành, có thể nói đó là hành vi năng động sáng tạo bất đắc dĩ, khác với hiện tượng cộng sinh thể loại hiện đại do nhu cầu tự thân, quy luật vận động nội tại của mỗi thể loại như đã nói trên. Còn ở bình diện chức năng: các yếu tố thể loại do cộng sinh hay ký sinh khi đã hiện diện trong tác phẩm, đều có sự cộng hưởng với nhau để biểu hiện thế giới một cách độc đáo.
Thơ có sự tiếp nhận các yếu tố của văn xuôi:
+ Thơ có cốt truyện: Chơi giữa mùa trăng (Hàn Mặc Tử), Giấc mơ anh lái đò (Nguyễn Bính)…
Tác phẩm Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính kể về câu chuyện tình yêu của anh lái đò. Anh dành tất cả tình cảm cho “cô sang bãi tước đay chiều chiều” và mơ đến cưới hỏi
Nhưng cô gái đi lấy người khácgiàu có hơn anh, anh đành ngậm ngùi ôm giấc mộng và trở về với cuộc sống thực tại
+ Thơ có người kể chuyện: Quê hương (Tế Hanh), Tương tư (Nguyễn Bính)
Trong tác phẩm quê hương, Tế Hanh sử dụng ngôi 1 làm người kể chuyện, kể về làng quê biết bao yêu thương của ông
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Văn xuôi tiếp nhận các yếu tố của thơ:
+ Văn xuôi có yếu tố vần, nhịp điệu: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
+ Văn xuôi có nhân vật trữ tình: Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)
+ Văn xuôi giàu cảm xúc lãng mạn: Hồn bướm mơ tiên ( Khái Hưng)
Văn xuôi tiếp nhận yếu tố của kịch:
Truyện ngắn xuất hiện nhiều kịch tính, nhịp điệu dồn dập: tập truyện ngắn “ Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoan
Kịch tiếp nhận yếu tố của thơ và tạo ra tiểu loại mới được gọi là kịch thơ: Kịch Trương Chi (1944 – kịch thơ gồm 3 vở: Trương Chi, Vân Muội, Hồng Điệp) (Vũ Hoàng Chương)
Bản thân các tiểu loại trong thể loại cũng có sự cộng sinh kết hợp
Ví dụ: tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là sự kết hợp giữa tiểu loại tiểu thuyết với hệ thống chương hồi rõ rệt và tiểu loại hồi ký – ghi chép lại những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng, bất hạnh của tác giả
Ví dụ: tác phẩm Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp có sự kết hợp giữa tiểu loại phóng sự và tiểu thuyết
Ví dụ: Tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng có sự kết hợp giữa phóng sự thực tế và truyện ngắn.
3. Sự phân nhánh, phân hóa
Quá trình phát triển các thể loại cũng gắn liền với sự phân nhánh, phân hóa đa dạng. Đây cũng là một “chỉ số” thể hiện sự trưởng thành thể loại (trc 1930 chưa thể nói đến hiện tượng này trong văn học). Thể loại tiểu thuyết có sự phân nhánh hàng chục chủng loại và mỗi chủng loại đã tập hợp được một số nhà văn quanh nó. Có thể coi hai trụ cột chính của thể loại tiểu thuyết thời kì này là tiểu thuyết tả chân – xã hội và tiểu thuyết tâm lí – xã hội, từ hai trụ chính này tỏa ra nhiều nhánh: sinh hoạt phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết đường rừng...
Thơ cũng chia ra nhiều dòng, nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng phong cách. Bên cạnh thơ Mới lãng mạn ngự trị công khai trên thi đàn, còn có thơ trào phúng, thơ ca cách mạng.
Tính năng động nghệ thuật của thể loại vẫn tiếp tục vận hành trong những sứ mệnh nghệ thuật mới của từng thể loại. Từ sau đổi mới đến cuối thế kỷ XX, sang đầu thế kỷ này, tính năng động nghệ thuật của thể loại dường như đang tạo ra những đột phá mới.
Tính năng động trong đời sống thể loại của văn học đã biến văn học thành một hệ thống mở, luôn vận động, đổi mới trên phương diện thể loại. Đời sống thể loại văn học Việt Nam từ 30 - 45 phát triển khá phong phú và theo như các nhà nghiên cứu đó chính là biểu hiện của tính năng động.
1. Các thể loại phát triển cân đối nhịp nhàng
Nếu như trước đây hệ thống thể loại chủ yếu bao gồm văn thơ phú lục thì đến giai đoạn này, các thành phần của thể loại được mở rộng và tăng thêm nhiều tiểu loại mới, các thể loại văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đi vào trung tâm với sự trưởng thành của chủ nghĩa hiện thực. Các thể loại phát triển khá đồng đều:
+ Văn xuôi bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tuỳ bút, tiểu phẩm văn học.
+ Thơ phát triển theo 2 dòng chính đó là: thơ mới trữ tình và thơ trào phúng.
+ Kịch được mở rộng thêm kịch nói, kịch thơ và hài kịch
Song điều đáng chú ý ở đây là không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng tác phẩm cũng rất được ngợi khen. Ở tất cả các thể loại đều có những đỉnh cao nhất định khó có thể vượt qua.
Ví dụ: Nhắc đến tiểu thuyết không thể quên một loạt các tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn (như: Hồn buớm mơ tiên (1933), Đoạn tuyệt, Bướm trắng (1934)), tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ (Lê Phong phóng viên) tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng) tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Chương, tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu), Ngô Tất Tố ( Tắt đèn).
Truyện ngắn phân lẻ thành các dòng với sự xuất hiện của các đại diện tiêu biểu như: truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan (Kép Tư Bền), truyện ngắn lãng mạn Thạch Lam (Gió đầu mùa), truyện ngắn hiện thực Nam Cao (Đôi lứa xứng đôi)
Phóng sự phát triển mạnh mẽ cùng các tên tuổi như: Tam Lang (Tôi kéo xe) Vũ Trọng Phụng (Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người), Ngô Tất Tố (Việc làng).
Tiểu loại thơ trữ tình phong phú, đa dạng bỏi sự góp mặt của hàng loạt các dòng thơ khác nhau như: Thơ nông thôn của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, thơ say của Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, thơ điên của Hàn Mặc Tử, Bích Khê, thơ tráng sĩ của Trần Huyền Trân, Trần Mai Linh, Thâm Tâm.
Kịch Việt nam giai đoạn này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm “Vũ Như Tô” “ Cột Đồng Mã Viện” (Nguyễn Huy Tưởng), “Kim tiền” ( Vi Huyền Đắc)
- Sự cân đối nhịp nhàng còn thể hiện ở các bước phát triển. Các thể loại đều trải qua một quá trình tương tự trong việc hấp thu hệ thống thể loại phương Tây và chín muồi khá đồng đều. thế hệ nhà văn đầu tiên cũng bắt chước học tập thể loại văn học hiện đại phương Tây (trực tiếp là văn học Pháp). Hiện tượng đó là tự nhiên, cần thiết, nhưng chỉ diễn ra chủ yếu trước 1920, từ 1920 về sau nhất là từ đầu những năm 30 trở đi, các “mẫu gốc” thể loại hiện đại phương Tây sẽ đi qua ý thức sáng tạo của nhà văn Việt Nam không ngừng vận động, đổi mới làm cho năng lực chiếm lĩnh nghệ thuật đối với hiện thực của thể loại ngày càng tăng trưởng cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Điều này cũng tạo nên sự phối hợp tổng thể của các thể loại, làm tăng tốc phát triển của cả nền văn học, trong đó mỗi thể loại văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ riêng trong việc thể hiện tinh thần và những yêu cầu xã hội đương thời.
2. Sự cộng sinh, thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thể loại là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật:
Bên cạnh việc tồn tại độc lập giữa các thể loại còn có sự thâm nhập, cộng sinh tạo ra những tiểu loại mới góp phần làm giàu, mở rộng chính bản thân nó.
Tính năng động của thể loại hiện đại đã phát động đầu tiên cuộc cách mạng về thơ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã nói đến cuộc đổi thay này như “những năm đại náo trong làng thơ”, đó là một “cơn gió dữ dội” tạo ra “cuộc biến thiên vĩ đại”, “cuộc cách mệnh về thi ca”. Nền tảng thơ xưa “bị một phen điên đảo” do cuộc thâm nhập táo tợn của văn xuôi “tràn vào thơ, phá phách tan tành” thơ cũ để tạo dựng mô hình thơ mới. Cuộc thâm nhập này làm chuyển hoá căn bản kiểu câu thơ điệu ngâm trung đại sang câu thơ điệu nói hiện đại. Chất văn xuôi tạo câu thơ vắt dòng, ngắt dòng kiểu mới không chỉ trong thơ Mới mà cả trong Từ ấy của Tố Hữu. Hiện tượng câu thơ không tương ứng với dòng thơ đã thành phổ biến (trong khi thơ trung đại câu thơ thường trùng khớp với dòng thơ): do yêu cầu diễn tả đa dạng các kiểu thức lời nói có logíc, có sự mạch lạc, khúc chiết nhằm truyền đạt những ý tưởng khác nhau: nhân quả, tương hỗ, hô ứng, khẳng định - phủ định, đồng tình - tranh biện, và để trình bày những lý lẽ ấy, thơ hiện đại sử dụng nhiều hư từ, quan hệ từ vốn không thông dụng trong thơ trung đại: như, vẫn, để, nhưng, hãy, cứ, chẳng, sẽ, với, nếu, hay,… Đoạn thơ tám dòng sau đây thực ra là diễn đạt một câu - lời nói dài với một chủ từ: “ta” và nhiều từ chỉ hành động của “ta”: ta “hát”, ta “cười nói”, ta “khổ”, ta “nuốt”, ta “nao nao”, ta “cháy ruột”:
“…Nếu đôi lúc ta hát thầm nho nhỏ
Dưới gầm xai, hay cười nói huyên thiên
Như một thằng trẻ dại, một thằng điên
Là để khổ trong những giờ im lặng
Để nuốt bọt với bao nhiêu mật đắng
Của một đời cách biệt với đời chung
Để nao nao với những mộng không cùng
Để cháy ruột mơ những ngày hoạt động…”
(Quanh quẩn - Tố Hữu)
Hiện tượng đối thoại, chuyện và thời gian chuyện xuất hiện nhiều trong thơ 1932-1945 cũng là chứng tích của cuộc thâm nhập của văn xuôi vào thơ. Có thể gặp hai hiện tượng đó trên nhiều bài thơ: Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp), Lời kỹ nữ (Xuân Diệu), Bà má Hậu Giang (Tố Hữu),… và gặp từng hiện tượng trên nhiều bài thơ khác.
Nhu cầu tự thân của thể loại hay của chính con người là phải “vay vốn”, “hoán vị vốn” từng phần cho nhau để cùng mở rộng chân trời và năng lực sáng tạo. Trên là văn xuôi vào thơ, đến lượt văn xuôi cần chất thơ như cần thêm sinh khí mới hình thành loại văn xuôi trữ tình độc đáo trong tác phẩm Thạch Lam, Hồ Zdếnh, Thanh Tịnh, Xuân Diệu… Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đầy chất thơ. Văn học hiện thực phê phán khi phân tích “tàn nhẫn” cái hiện thực thù địch với con người vẫn không chối từ chất thơ. Chất thơ trong văn Nguyên Hồng rạo rực tình người, trong thế giới phiêu lưu của Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký)… Rồi chất thơ đi vào vương quốc của kịch, tạo ra thể kịch thơ có lịch sử riêng của nó. Phóng sự và tiểu thuyết hoán vị cho nhau một phần hồn cốt của mình tạo ra những khả năng vô tận trong việc lột trần hiện thực qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng và nhiều nhà khác. Vũ Tuấn Anh đã rất chính xác khi sử dụng thuật ngữ “cộng sinh” thể loại để nói hiện tượng trên, nhưng muốn chỉ rõ cả hai bình diện sinh thành và chức năng của hiện tượng đó nhằm phân biệt với hiện tượng có vẻ tương đồng của văn học trung đại: dòng truyện Thơ Nôm. Khác với hiện tượng cộng sinh thể loại hiện đại, truyện thơ nôm là một hiện tượng ký sinh: cốt truyện tự sự tìm đến gửi thân phận vào hình thức thơ, do cha ông mình xưa thiên tính thơ trội hơn “gien” văn xuôi. Ở bình diện sinh thành, có thể nói đó là hành vi năng động sáng tạo bất đắc dĩ, khác với hiện tượng cộng sinh thể loại hiện đại do nhu cầu tự thân, quy luật vận động nội tại của mỗi thể loại như đã nói trên. Còn ở bình diện chức năng: các yếu tố thể loại do cộng sinh hay ký sinh khi đã hiện diện trong tác phẩm, đều có sự cộng hưởng với nhau để biểu hiện thế giới một cách độc đáo.
Thơ có sự tiếp nhận các yếu tố của văn xuôi:
+ Thơ có cốt truyện: Chơi giữa mùa trăng (Hàn Mặc Tử), Giấc mơ anh lái đò (Nguyễn Bính)…
Tác phẩm Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính kể về câu chuyện tình yêu của anh lái đò. Anh dành tất cả tình cảm cho “cô sang bãi tước đay chiều chiều” và mơ đến cưới hỏi
“ Võng anh đi trước võng nàng
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”
Nhưng cô gái đi lấy người khácgiàu có hơn anh, anh đành ngậm ngùi ôm giấc mộng và trở về với cuộc sống thực tại
+ Thơ có người kể chuyện: Quê hương (Tế Hanh), Tương tư (Nguyễn Bính)
Trong tác phẩm quê hương, Tế Hanh sử dụng ngôi 1 làm người kể chuyện, kể về làng quê biết bao yêu thương của ông
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Văn xuôi tiếp nhận các yếu tố của thơ:
+ Văn xuôi có yếu tố vần, nhịp điệu: Tôi đi học (Thanh Tịnh)
+ Văn xuôi có nhân vật trữ tình: Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)
+ Văn xuôi giàu cảm xúc lãng mạn: Hồn bướm mơ tiên ( Khái Hưng)
Văn xuôi tiếp nhận yếu tố của kịch:
Truyện ngắn xuất hiện nhiều kịch tính, nhịp điệu dồn dập: tập truyện ngắn “ Kép Tư Bền” của Nguyễn Công Hoan
Kịch tiếp nhận yếu tố của thơ và tạo ra tiểu loại mới được gọi là kịch thơ: Kịch Trương Chi (1944 – kịch thơ gồm 3 vở: Trương Chi, Vân Muội, Hồng Điệp) (Vũ Hoàng Chương)
Bản thân các tiểu loại trong thể loại cũng có sự cộng sinh kết hợp
Ví dụ: tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là sự kết hợp giữa tiểu loại tiểu thuyết với hệ thống chương hồi rõ rệt và tiểu loại hồi ký – ghi chép lại những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng, bất hạnh của tác giả
Ví dụ: tác phẩm Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp có sự kết hợp giữa tiểu loại phóng sự và tiểu thuyết
Ví dụ: Tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng có sự kết hợp giữa phóng sự thực tế và truyện ngắn.
3. Sự phân nhánh, phân hóa
Quá trình phát triển các thể loại cũng gắn liền với sự phân nhánh, phân hóa đa dạng. Đây cũng là một “chỉ số” thể hiện sự trưởng thành thể loại (trc 1930 chưa thể nói đến hiện tượng này trong văn học). Thể loại tiểu thuyết có sự phân nhánh hàng chục chủng loại và mỗi chủng loại đã tập hợp được một số nhà văn quanh nó. Có thể coi hai trụ cột chính của thể loại tiểu thuyết thời kì này là tiểu thuyết tả chân – xã hội và tiểu thuyết tâm lí – xã hội, từ hai trụ chính này tỏa ra nhiều nhánh: sinh hoạt phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết đường rừng...
Thơ cũng chia ra nhiều dòng, nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng phong cách. Bên cạnh thơ Mới lãng mạn ngự trị công khai trên thi đàn, còn có thơ trào phúng, thơ ca cách mạng.
- Thơ Mới: dòng thơ chịu nhiều ảnh hưởng của thơ Pháp (Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu..); dòng thơ mang hồn cổ thi và thơ Đường (Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Trần Mai Ninh); dòng thơ có tính cách Việt Nam rõ rệt (thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân)
- Chia theo nhóm, thơ Mới có các xóm thơ: xóm thơ Huy-Xuân có Huy Cận, Xuân DIệu làm trung tâm ; xóm thơ Bình Định với Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê được mệnh danh “Trường thơ Loạn”; nhóm “áo cừu gốc liễu” (chữ dùng của TÔ Hòai) gồm Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Trần Mai Ninh; nhóm Xuân Thu nhã tập; xóm thơ đồng quê với Đoàn Anh Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính...
Tính năng động nghệ thuật của thể loại vẫn tiếp tục vận hành trong những sứ mệnh nghệ thuật mới của từng thể loại. Từ sau đổi mới đến cuối thế kỷ XX, sang đầu thế kỷ này, tính năng động nghệ thuật của thể loại dường như đang tạo ra những đột phá mới.