Baivanhay Tính Tự Lập Và Sự Chủ Động Hòa Nhập Với Thế Giới Xung Quanh

Baivanhay  Tính Tự Lập Và Sự Chủ Động Hòa Nhập Với Thế Giới Xung Quanh

Sự dìu dắt và nâng đỡ luôn là một trong những bệ phóng để bước đầu chạm đến thành công. Thế nhưng, nếu thiếu đi sự tự lập và tính chủ động thì sự thành công mãi mãi chỉ là tia hy vọng chứ chẳng thể nào trở thành hiện thực. Vậy nên, trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.

BẢNG VÀNG HELLOVĂN (17).png


Đề: Trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.

Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về tính tự lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh
Đoạn Văn Mẫu 1

Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.” Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành, năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng của bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập,… Đặc biệt, mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp”.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
787
0
1
Trả lời
Đoạn Mẫu 2

Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên, bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người. Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa. Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. “Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.