Soạn văn Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)

Soạn văn  Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)

Thơ ca nghệ thuật từ xa xưa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Nó đã trở thành một kho tàng quý báu, là tuyển tập những viên ngọc sáng lấp lánh vượt qua quy luật băng hoại của tự nhiên. Bởi vậy, người tuyển chọn nó không khỏi tự hào và vinh dự. Niềm tự hào và vinh dự ấy đã được Hoàng Đức Lương ghi lại chân thực qua bài tựa “ Trích diễm thi tập”.
Cùng soạn bài "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương để hiểu hơn về
tác phẩm này nhé!
6517


Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)

Câu 1 (trang 30 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Những nguyên nhân khiến sáng tác thời xưa không được lưu truyền đầy đủ:

- Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thi ca, ít người quan tâm tới thơ ca
- Người có học bận rộn chốn quan trường, khoa cử, ít người quan tâm tới thơ ca
- Có người quan tâm tới thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì, thiếu tâm huyết
- Triều đình chưa quan tâm, đặt tên cho lí do này

Lí do thuộc về khách quan

- Thời gian hủy hoại sách vở: Trải qua triều đại lâu dài... tan nát trôi chìm
- Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở mai một

b, Nghệ thuật lập luận

- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp
- Phương pháp lập luận quy nạp
- Dùng câu hỏi tu từ: Làm sau giữ mãi... được mà không
- Lập luận chặt chẽ, trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc

Câu 2 (trang 30 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Để hoàn thành “Trích diễm thi tập” Hoàng Đức Lương đã phải:

- Tìm hỏi để sưu tầm từ người đi trước
- Thu lượm thơ trên các vị hiện đang làm quan trong triều
- Biên soạn, chọn bài hay, chia sắp xếp từng loại

→ Tác giả đặt tên sách là Trích diễm, 6 quyển, công việc đòi hỏi thời gian, công sức của người tâm huyết

Câu 3 (trang 30 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Điều thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ:

- Niềm tự hào văn hiến dân tộc
- Ý thức trước những di sản bị thất lạc của cha ông
- Tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự cường trong văn học
- Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau nghiên cứu, tìm hiểu, gìn giữ, bảo vệ văn hóa

Cảm nghĩ về việc sưu tầm, biên soạn của Hoàng Đức Lương:

- Là công việc hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại
- Công việc thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao khi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc
- Công việc có ý nghĩa lớn lao, về mặt tinh thần, đáng trân trọng

Câu 4 (trang 30 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trước "Trích diễm thi tập", Nguyễn Trãi cũng từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

- Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân được khẳng định

LUYỆN TẬP
Có nhiều tác giả, nhà văn nhà thơ tự hào về nền văn hiến dân tộc

- Nam quốc sơn hà:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời

- Bình Ngô đại cáo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/tua-trich-diem-thi-tap.280/
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
hoàng đức lương nghe thuat nguyên nhân trích diễn thi tập
635
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.