Đề bài : Khi đang lướt chiếc smartphone, bạn chỉ cần dùng ngón tay cái. Và đã có bao nhiêu ngày thứ duy nhất cử động là ngón tay cái của bạn. Không động não, không động tay chân, không có gì cảm động. Đó là tuổi thanh xuân bất động
Bài làm
“ Bầu trời ấy, nhất định tôi sẽ chạm lấy” – Một lời tuyên thệ của biết bao nhiêu bạn trẻ, của những người đã và đang trên hành trình chinh phục đích đến của thanh xuân. Có phải tất cả thanh thiếu niên đều sôi nổi đến thế? Thực chất là không. Bởi cuộc đời này quá nhiều thứ khiến người ta dễ xô bồ, dễ rơi vào trạng thái dậm chân tại chỗ như con chim không cánh mãi lò mò kiếm ăn dưới mặt đất, dễ bị việc như “ lướt chiếc smartphone chỉ cần dùng ngón tay cái. Và đã có bao nhiêu ngày thứ duy nhất cử động là ngón tay cái của bạn. Không động não, không động tay chân, không có gì cảm động. Đó là tuổi thanh xuân bất động”
Cuộc đời là những chuyến đi, là những giây phút được bùng nổ. Mà chưa từng một lần bùng nổ thì tức chưa một lần tồn tại. “Thanh xuân bất động” cụm từ dùng để chỉ hiện tượng vô cùng nghịch lí, là khi chúng ta chỉ an vị tại chỗ đứng của mình trên hành trình chinh phục đỉnh cao, là hoàn toàn bị động, không hề thích nghi với sức nóng, sức cháy, sức khuấy động của thuở thiếu niên mang lại, thu mình trong vòng quay giới hạn. Việc lướt smartphone chính là một trong những biểu hiện minh chứng cho việc bản thân đang tạo lập một thanh xuân bất động. Chỉ di chuyển ngón tay trái, não không vận dụng chất xám, đôi chân không bước đi, như cắt bỏ hết mọi giá trị của các bộ phận cơ thể người mang lại. Âý là hành trình góp phần tạo nên thể xác vô nghĩa với toàn xã hội. Người ta gọi đó là cuộc sống nhàm chán nhất cõi thế gian này khi để cho thế giới ảo chi phối cuộc đời mình. Thanh xuân bất động đến mức cực đoan đến như thế, liệu chúng ta có đáng để được sinh ra, được trao cơ hội nhìn thấy tinh túy của trần gian? Câu trả lời phũ phàng hoàn toàn là không bao giờ
Vấn đề này ở lứa tuổi đôi mươi chưa bao giờ hết sự thu hút, chú ý của chúng ta. Bởi càng thu hút nên người ta càng đào sâu vào thực trạng của nó. Mà càng đào sâu vào thực trạng thì càng đau lòng. Rằng cần có hồi chuông báo động đỏ tới giới trẻ, rằng cần mạnh mẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức thay đổi hành động của thiếu niên, rằng nếu tiếp tục để người trẻ tự tay giết chết thanh xuân của mình thì chúng ta sẽ chẳng còn mấy những nhân tài cho đất nước, cho những tấm gương vĩ đại. Ở quá khứ, hiện tại hay thậm chí là tương lai, nếu chưa chịu thay đổi ngày nào thì khó lòng để những người trẻ có cho mình vị trí trên đỉnh cao danh vọng hay thỏa mãn khát khao quyền cao uy lực. Tiếng gọi tới trái tim tất cả những người đang gây dựng thanh xuân mong một lần thức tỉnh
Vậy nguyên do là từ đâu? Giữa chủ quan và khách quan, bên nào nặng hơn. Hai phạm trù ấy chưa bao giờ có thể đem ra đong đếm theo cách công tâm nhất. Về khía cạnh khách quan, chúng ta phải thừa nhận rằng thế giới phát triển quá nhanh, công nghệ xâm nhập vào đời sống con người quá tốt khiến họ đôi lúc mần dần sự kiểm soát vốn dĩ thuộc về bản thân mình. Thế giới ảo, mạng xã hội, những chiếc smartphone dần thống trị lí trí con người. Mà nhân loại thì khó lòng tránh khỏi những xô bồ nghiệt ngã của nền công nghiệp ấy. Thế là chúng ta bị đánh ngã knock out trên sàn đấu bởi smartphone. Còn chủ quan, chắc chắn là vì người trẻ, họ đang còn quá non nớt, chưa làm chủ được bản lĩnh, chưa đủ mạnh mẽ để vượt qua những ham muốn tầm thường như việc chỉ ngồi lướt điện thoại hàng giờ đồng hồ đầy vô vị. Từ trong thâm tâm họ chưa tồn tại ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy bản thân hoạt động, cháy hết mình cho tuổi trẻ hôm nay. Quả thực, đấy là một điều vô cùng đáng tiếc.
Kết cục cho một tuổi trẻ bất động chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt trong thế giới hiện đại 4.0 ngày nay lại càng không. Cuộc sống vận động không ngừng theo vòng quay vô tận của nó, bất động đồng nghĩa với việc tự mình đào thải bản thân ra khỏi xã hội, sống một đời hoài phs lãng quên khi chưa kịp để lại dấu chân trên dải sa mạc hoang sơ, rộng lớn. Đời người có năm tư thái khác nhau : thiếu niên, tuổi trẻ, trung niên, đứng tuổi và về già. Chỉ cần một mắt xích trong dây chuyền ấy ngưng hoạt động là tất thảy những mắt xích còn lại đều đứng im, tê liệt, thậm chí là bất hạnh. Chúng ta dễ dàng bị thui chột về đạo đức, đánh mất cơ hội thành công, vươn mình ra ngoài giới hạn vốn định sẵn để trở thành phiên bản tốt nhất. Triệu quân sự - thanh niên như bao người cứ ngỡ sẽ có một tương lai sáng lạng khi tuổi thơ học tập rất tốt thì chỉ một thời gian lơ đễnh vì nghiện game mà ra tay làm chuyện vô nhân tính, cả đời còn lại gắn bó với song sắt nhà tù tối tăm. Thế là hết, dấu chấm hết cho một ngôi sao chưa kịp lóe sáng đã vội vụt tắt. Hoặc là bị động trong mọi hoàn cảnh, diễn biến mà môi trường xã hội đề ra. Hoặc là bị lý tưởng hoài bão của người khác chôn vùi không thương tiếc. Hoặc là bị bỏ lại phía sau lưng. Hoặc là càng đáng tiếc hơn cả, họ tự đánh mất cơ hội cảm nhận hết thảy nhiệt huyết của tuổi trẻ, cháy hết mình cho lứa tuổi người ta vẫn ví như cơn mưa rào mùa hạ, dù biết sẽ cảm lạnh vẫn muốn được chìm đắm thêm lần nữa. Ở Nhật bản có một thuật ngữ mang tên Hikikomori chỉ những người tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia các hoạt động xã hội, mắc chứng bệnh sợ đối mặt với nhân loại. Sống cuộc đời như thế, đau khổ biết chừng nào.Hơn hết, người ta dễ trở nên cực đoan, tiêu cực, thiếu trải nghiệm và quên mất bản thân mình cần phải trưởng thành, trưởng thành để đối diện với hàng triệu triệu chông gai phía trước. Điểm tốt và điểm xấu lẫn lộn, không phân định rõ ràng hay thay đổi khiếm khuyết bản thân mắc phải. Hệ lụy thì mỗi ngày một tăng lên mà bạn trẻ thì cứ tiếp tục đẩy mình vào ngõ cụt, như kẻ khờ đi giữa bùn lầy trong đêm không cầm ngọn đuốc
Tuổi trẻ bất động là sự nguy hại lớn lao, nên chỉ khi sống ý nghĩa thì chúng ta mới có được chặng đời hạnh phúc mang tên thanh xuân. Những thanh niên xung phong như 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi, Khương Thế Xương đã sống cho tuổi trẻ hy sinh vì ngọn cờ tổ quốc, vì từng dòng máu tình yêu đất nước chảy trong huyết quản. Họ sinh ra vì một tuổi trẻ dâng hiến và bản lĩnh vô cùng. Ông Michael Faraday – nhà vật lí, hóa học phải bỏ ra 10 năm để phát hiện ra định luật cảm ứng điện từ - một trang tuyệt vời trong lịch sử điện học. Cra tuổi trẻ, người ta đã gửi gắm vào đấy. Còn chúng ta, có đang gửi gắm tuổi trẻ vào những hoài bão cao cả?
Dẫu biết đã người trẻ là phải hết mình cho thứu được gọi là đam mê. Nhưng chúng ta cần phải nhớ chuyến đi nào rồi cũng ngơi nghỉ, hành trình nào rồi cũng neo dậu và con người rồi cũng sẽ dành cho chính mình giây phút được ngơi nghỉ. Kiệt sức chẳng giúp bạn thành công hơn người khác, chỉ khiến chúng ta nhụt chí hơn trên vòng chạy khắc nghiệt của nhân sinh. Nhân tình thế thái, sự vật vô thường, chỉ có bản lĩnh, mạnh mẽ, thắp snags và đốt cháy ngọn đuốc trong lòng mình mới có thể làm chủ tay lái, điều khiển con thuyền băng băng về phía đại dương rộng lớn. Hãy ngại bất động, ưa sự năng động. Hãy yêu cuộc sống, biết ơn vì được sinh ra và chối từ tối tại như cái hồn trơ trọi giữa nhân gian. Đời này là một cõi đẹp đẽ có, bình yên có, hạnh phúc có mà đau khổ cũng có. Cảm nhất hết dư vị ấy giữa đời sống vô thường như đi qua mọi vị từ đắng chát đến thanh trong của chén trà, bạn sẽ thấy tuổi trẻ là thứ duy nhất khiến người ta trăn trở, nuối tiếc đến phút giây cuối cùng
Em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời
Hai mươi năm đầu sung sướng không bao lâu
Hai mươi năm sau sầu vương cao vời vợi
Hai mươi năm cuối là bao
Đan Trường từng ngân nga những câu ca như thế khiến cho người nghe cảm thấy yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ của mình hơn đến ngàn lần. Và tuổi thanh xuân hôm nay, sinh ra là để chờ con người chinh phục cũng như thể hiện bản lĩnh. Chúng ta đang làm gì cho tuổi trẻ của mình? Khôi phục sự sống và đừng giết chết nó, thế giới cần hành động như vậy
Bài làm
“ Bầu trời ấy, nhất định tôi sẽ chạm lấy” – Một lời tuyên thệ của biết bao nhiêu bạn trẻ, của những người đã và đang trên hành trình chinh phục đích đến của thanh xuân. Có phải tất cả thanh thiếu niên đều sôi nổi đến thế? Thực chất là không. Bởi cuộc đời này quá nhiều thứ khiến người ta dễ xô bồ, dễ rơi vào trạng thái dậm chân tại chỗ như con chim không cánh mãi lò mò kiếm ăn dưới mặt đất, dễ bị việc như “ lướt chiếc smartphone chỉ cần dùng ngón tay cái. Và đã có bao nhiêu ngày thứ duy nhất cử động là ngón tay cái của bạn. Không động não, không động tay chân, không có gì cảm động. Đó là tuổi thanh xuân bất động”
Cuộc đời là những chuyến đi, là những giây phút được bùng nổ. Mà chưa từng một lần bùng nổ thì tức chưa một lần tồn tại. “Thanh xuân bất động” cụm từ dùng để chỉ hiện tượng vô cùng nghịch lí, là khi chúng ta chỉ an vị tại chỗ đứng của mình trên hành trình chinh phục đỉnh cao, là hoàn toàn bị động, không hề thích nghi với sức nóng, sức cháy, sức khuấy động của thuở thiếu niên mang lại, thu mình trong vòng quay giới hạn. Việc lướt smartphone chính là một trong những biểu hiện minh chứng cho việc bản thân đang tạo lập một thanh xuân bất động. Chỉ di chuyển ngón tay trái, não không vận dụng chất xám, đôi chân không bước đi, như cắt bỏ hết mọi giá trị của các bộ phận cơ thể người mang lại. Âý là hành trình góp phần tạo nên thể xác vô nghĩa với toàn xã hội. Người ta gọi đó là cuộc sống nhàm chán nhất cõi thế gian này khi để cho thế giới ảo chi phối cuộc đời mình. Thanh xuân bất động đến mức cực đoan đến như thế, liệu chúng ta có đáng để được sinh ra, được trao cơ hội nhìn thấy tinh túy của trần gian? Câu trả lời phũ phàng hoàn toàn là không bao giờ
Vấn đề này ở lứa tuổi đôi mươi chưa bao giờ hết sự thu hút, chú ý của chúng ta. Bởi càng thu hút nên người ta càng đào sâu vào thực trạng của nó. Mà càng đào sâu vào thực trạng thì càng đau lòng. Rằng cần có hồi chuông báo động đỏ tới giới trẻ, rằng cần mạnh mẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức thay đổi hành động của thiếu niên, rằng nếu tiếp tục để người trẻ tự tay giết chết thanh xuân của mình thì chúng ta sẽ chẳng còn mấy những nhân tài cho đất nước, cho những tấm gương vĩ đại. Ở quá khứ, hiện tại hay thậm chí là tương lai, nếu chưa chịu thay đổi ngày nào thì khó lòng để những người trẻ có cho mình vị trí trên đỉnh cao danh vọng hay thỏa mãn khát khao quyền cao uy lực. Tiếng gọi tới trái tim tất cả những người đang gây dựng thanh xuân mong một lần thức tỉnh
Vậy nguyên do là từ đâu? Giữa chủ quan và khách quan, bên nào nặng hơn. Hai phạm trù ấy chưa bao giờ có thể đem ra đong đếm theo cách công tâm nhất. Về khía cạnh khách quan, chúng ta phải thừa nhận rằng thế giới phát triển quá nhanh, công nghệ xâm nhập vào đời sống con người quá tốt khiến họ đôi lúc mần dần sự kiểm soát vốn dĩ thuộc về bản thân mình. Thế giới ảo, mạng xã hội, những chiếc smartphone dần thống trị lí trí con người. Mà nhân loại thì khó lòng tránh khỏi những xô bồ nghiệt ngã của nền công nghiệp ấy. Thế là chúng ta bị đánh ngã knock out trên sàn đấu bởi smartphone. Còn chủ quan, chắc chắn là vì người trẻ, họ đang còn quá non nớt, chưa làm chủ được bản lĩnh, chưa đủ mạnh mẽ để vượt qua những ham muốn tầm thường như việc chỉ ngồi lướt điện thoại hàng giờ đồng hồ đầy vô vị. Từ trong thâm tâm họ chưa tồn tại ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy bản thân hoạt động, cháy hết mình cho tuổi trẻ hôm nay. Quả thực, đấy là một điều vô cùng đáng tiếc.
Kết cục cho một tuổi trẻ bất động chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt trong thế giới hiện đại 4.0 ngày nay lại càng không. Cuộc sống vận động không ngừng theo vòng quay vô tận của nó, bất động đồng nghĩa với việc tự mình đào thải bản thân ra khỏi xã hội, sống một đời hoài phs lãng quên khi chưa kịp để lại dấu chân trên dải sa mạc hoang sơ, rộng lớn. Đời người có năm tư thái khác nhau : thiếu niên, tuổi trẻ, trung niên, đứng tuổi và về già. Chỉ cần một mắt xích trong dây chuyền ấy ngưng hoạt động là tất thảy những mắt xích còn lại đều đứng im, tê liệt, thậm chí là bất hạnh. Chúng ta dễ dàng bị thui chột về đạo đức, đánh mất cơ hội thành công, vươn mình ra ngoài giới hạn vốn định sẵn để trở thành phiên bản tốt nhất. Triệu quân sự - thanh niên như bao người cứ ngỡ sẽ có một tương lai sáng lạng khi tuổi thơ học tập rất tốt thì chỉ một thời gian lơ đễnh vì nghiện game mà ra tay làm chuyện vô nhân tính, cả đời còn lại gắn bó với song sắt nhà tù tối tăm. Thế là hết, dấu chấm hết cho một ngôi sao chưa kịp lóe sáng đã vội vụt tắt. Hoặc là bị động trong mọi hoàn cảnh, diễn biến mà môi trường xã hội đề ra. Hoặc là bị lý tưởng hoài bão của người khác chôn vùi không thương tiếc. Hoặc là bị bỏ lại phía sau lưng. Hoặc là càng đáng tiếc hơn cả, họ tự đánh mất cơ hội cảm nhận hết thảy nhiệt huyết của tuổi trẻ, cháy hết mình cho lứa tuổi người ta vẫn ví như cơn mưa rào mùa hạ, dù biết sẽ cảm lạnh vẫn muốn được chìm đắm thêm lần nữa. Ở Nhật bản có một thuật ngữ mang tên Hikikomori chỉ những người tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia các hoạt động xã hội, mắc chứng bệnh sợ đối mặt với nhân loại. Sống cuộc đời như thế, đau khổ biết chừng nào.Hơn hết, người ta dễ trở nên cực đoan, tiêu cực, thiếu trải nghiệm và quên mất bản thân mình cần phải trưởng thành, trưởng thành để đối diện với hàng triệu triệu chông gai phía trước. Điểm tốt và điểm xấu lẫn lộn, không phân định rõ ràng hay thay đổi khiếm khuyết bản thân mắc phải. Hệ lụy thì mỗi ngày một tăng lên mà bạn trẻ thì cứ tiếp tục đẩy mình vào ngõ cụt, như kẻ khờ đi giữa bùn lầy trong đêm không cầm ngọn đuốc
Tuổi trẻ bất động là sự nguy hại lớn lao, nên chỉ khi sống ý nghĩa thì chúng ta mới có được chặng đời hạnh phúc mang tên thanh xuân. Những thanh niên xung phong như 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi, Khương Thế Xương đã sống cho tuổi trẻ hy sinh vì ngọn cờ tổ quốc, vì từng dòng máu tình yêu đất nước chảy trong huyết quản. Họ sinh ra vì một tuổi trẻ dâng hiến và bản lĩnh vô cùng. Ông Michael Faraday – nhà vật lí, hóa học phải bỏ ra 10 năm để phát hiện ra định luật cảm ứng điện từ - một trang tuyệt vời trong lịch sử điện học. Cra tuổi trẻ, người ta đã gửi gắm vào đấy. Còn chúng ta, có đang gửi gắm tuổi trẻ vào những hoài bão cao cả?
Dẫu biết đã người trẻ là phải hết mình cho thứu được gọi là đam mê. Nhưng chúng ta cần phải nhớ chuyến đi nào rồi cũng ngơi nghỉ, hành trình nào rồi cũng neo dậu và con người rồi cũng sẽ dành cho chính mình giây phút được ngơi nghỉ. Kiệt sức chẳng giúp bạn thành công hơn người khác, chỉ khiến chúng ta nhụt chí hơn trên vòng chạy khắc nghiệt của nhân sinh. Nhân tình thế thái, sự vật vô thường, chỉ có bản lĩnh, mạnh mẽ, thắp snags và đốt cháy ngọn đuốc trong lòng mình mới có thể làm chủ tay lái, điều khiển con thuyền băng băng về phía đại dương rộng lớn. Hãy ngại bất động, ưa sự năng động. Hãy yêu cuộc sống, biết ơn vì được sinh ra và chối từ tối tại như cái hồn trơ trọi giữa nhân gian. Đời này là một cõi đẹp đẽ có, bình yên có, hạnh phúc có mà đau khổ cũng có. Cảm nhất hết dư vị ấy giữa đời sống vô thường như đi qua mọi vị từ đắng chát đến thanh trong của chén trà, bạn sẽ thấy tuổi trẻ là thứ duy nhất khiến người ta trăn trở, nuối tiếc đến phút giây cuối cùng
Em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời
Hai mươi năm đầu sung sướng không bao lâu
Hai mươi năm sau sầu vương cao vời vợi
Hai mươi năm cuối là bao
Đan Trường từng ngân nga những câu ca như thế khiến cho người nghe cảm thấy yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ của mình hơn đến ngàn lần. Và tuổi thanh xuân hôm nay, sinh ra là để chờ con người chinh phục cũng như thể hiện bản lĩnh. Chúng ta đang làm gì cho tuổi trẻ của mình? Khôi phục sự sống và đừng giết chết nó, thế giới cần hành động như vậy