Soạn văn Vài nét về Vich-to Huy-gô và tiểu thuyết Những người khốn khổ, Kết nối tri thức 10 bài 7

Soạn văn Vài nét về Vich-to Huy-gô và tiểu thuyết Những người khốn khổ, Kết nối tri thức 10 bài 7

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
V.Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch tài năng người Pháp. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được chuyển thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Để học tốt văn bản Người cầm quyền khôi phục Uy quyền, sách giáo khoa Kết nối tri thức 10, VHT giới thiệu với các em học sinh bài soạn tìm hiểu vài nét về tác giả V. Huy-gô và tác phẩm của ông.

nhung-nguoi-khon-kho.png

Ảnh sưu tầm

1. Vich-to Huygô

- Vich-to Huygô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp TK XIX.
- Ông sinh ra trong một gia đình phức tạp về tư tưởng, trong một thời đại nước Pháp bão tố rối ren về chính trị.
- Tư tưởng có sự chuyển biến từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ đứng về phía nhân dân, mang một niềm khát khao tự do và trái tim tràn đầy yêu thương
- Là nhà văn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới 9/1985.

2. Sự nghiệp

- Vich-to Huygô là một trong những nhà văn, nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở Pháp ở thế kỉ XIX. Ông hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
+ Ông được đánh giá là “thần đồng thơ ca”, “người khổng lồ” và “một thiên tài sáng tạo”.
+ Phong cách sáng tác: hướng ngòi bút vào những người khốn khổ, phát hiện những mâu thuẫn của xã hội và giải quyết trên nguyên tắc tình thương.
=> V. Huy-gô chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
+ Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (tiểu thuyết,1831)
+ Những người khốn khổ (tiểu thuyết, 1862)
+ Lao động biển cả (tiểu thuyết, 1866)
+ Thằng cười (tiểu thuyết, 1869)
+ Chín mươi ba(tiểu thuyết,1874)
+ Lá thu (tập thơ, 1831)
+ Trầm tư (tập thơ, 1856)
+ Truyền kì các thế kỉ (tập thơ, 1859)
+ Éc-na-ni (Hernani, kịch, 1830)

2. Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”

Những người khốn khổ là tiểu thuyết nổi tiếng của Vich-to Huy-gô. Bối cảnh của tác phẩm là nước Pháp những năm đầu thế kỉ XIX. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là Giăng Van-giăng.

a. Hoàn cảnh sáng tác

Ngay từ 1829, V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, lúc đầu gọi là “Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành vào năm 1861, được xuất bản năm 1862.

b. Tóm tắt tác phẩm

Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.

Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giăng, họ lấy được nhau.

Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.

3. Đánh giá

Những người khốn khổ là cuốn tiểu thuyết được xây dựng từ nhiều sự kiện và con người có thật trong đời sống xã hội thời Vich -to Huy -gô. Không chỉ mang giá trị hiện thực, quyển tiểu thuyết còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã phê phán sắc sảo sự bất công của xã hội tư sản thể hiện qua hệ thống luật pháp và nhà tù đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những con người cùng khổ.​

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.



 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
cuộc đời v. huy-gô giá trị nhân đạo của những người khốn khổ hoàn cảnh sáng tác những người khốn khổ sự nghiệp sáng tác của v. huy-gô tóm tắt những người khốn khổ
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top