“Đồng chí” đẹp nhất ở họ là tình đống chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết. Tình đồng chí sưởi ấm lòng người chiến sĩ, tiếp cho họ sức mạnh để vượt lên tất cả, chiến đấu và chiến thắng. Hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ kết tinh và tỏa sáng. Tình đồng chí xuất phát từ tình yêu nước và là cội nguồn của chiến thắng, kết tinh những tình cảm xã hội cao đẹp, làm nên vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận quy nạp để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính cách mạng trong đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhơ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Đồng chí, Chính Hữu)
Đoạn văn mẫu
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận quy nạp để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính cách mạng trong đoạn thơ sau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhơ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Đồng chí, Chính Hữu)
Đoạn văn mẫu
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đó chính là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau. Những người lính kể cho nhau nghe, thấu hiểu với nhau những nỗi niềm thầm kín. Anh còn ruộng nương nơi quê nhà, còn căn nhà hắt hiu trống vắng, đó là cơ ngơi, sản nghiệp nhỏ bé mà bao năm anh giữ gìn. Hai tiếng “mặc kệ” vang lên như một lời khẳng định cho sự quyết tâm và dứt khoát ra đi của người lính. Hiểu rõ lòng nhau và hiểu cả nỗi niềm của người thân của nhau nơi hậu phương là tình tri kỉ. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là một cách nói tế nhị và giàu sức gợi, vừa là nhân hóa vừa là hoán dụ. Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết. Chỉ nói ai khác nhớ, đó cũng là cách tự vượt lên mình, nén tình riêng vì sự nghiệp chung. Các anh đồng cảm với nhau, thương nhau qua những cơn sốt rét từng khắc nghiệt, biết nhau tới từng miếng khâu, mảnh vá. Khổ cực, vất vả nhưng nơi các anh có tính đồng chí, vượt lên khó khăn để tay vẫn “nắm lấy bàn tay”, nụ cười vẫn luôn nở trên môi. Họ nắm lấy tay nhau, truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin, hướng tới lí tưởng cao đẹp. Như vậy, qua những câu thơ trên, vẻ đẹp người lính cách mạng được khắc họa đậm nét ở tình đồng chí keo sơn, gắn bó, trong gian lao mà vẫn sâu sắc, nồng ấm.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
- Từ khóa
- bài thơ đồng chí chính hữu đồng chí