Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay của nhà thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là tác phẩm có tỉ lệ ra đề cao trong các đề thi tuyển sinh. Cùng ôn tập với Triều Anh đề bài sau:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
(Trích, Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, tr.131, 132)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
(Trích, Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, tr.131, 132)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước; thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến qua hình ảnh người lính và các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn; Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được ra đời trong thời điểm kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất; In trong tập Vầng trăng quầng lửa.
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn thơ khắc họa những khó khăn, gian khổ mà người lính lái xe phải đối mặt qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tự tin, hiên ngang; tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy của những người chiến sĩ lái xe
(Trích dẫn)
II. Thân bài
1. Khái quát
- Đề tài, mạch cảm xúc
- Vị trí khổ thơ...
2. Cảm nhận
* Luận điểm 1: Những khó khăn gian khổ người lính lái xe phải trải qua khi lái những chiếc xe không kính
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
[…] Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
- Nếu như ở những khổ thơ trước, ta thấy người lính phải đối mặt với “bom giật bom rung”; với “gió vào xoa mắt đắng” thì ở khổ thơ này họ lại đương đầu với “bụi phun, mưa tuôn, mưa xối”. Những khó khăn, gian khổ ấy đã được nhà thơ tái hiện bằng những câu thơ đậm chất hiện thực có nhịp nhanh mạnh, dứt khoát, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi, đan xen sự tếu táo, khôi hài rất lính.
- Đầu tiên là những khó khăn khi đối mặt với bụi đường:
+ Động từ mạnh “phun” khiến người đọc như cảm nhận được những màn bụi dày đặc, bốc lên cuồn cuộn.
+ Phép tu từ so sánh “Bụi phun tóc trắng như người già” rất độc đáo, vừa chân thực vừa hóm hỉnh. Làn bụi mù mịt phủ kín làm cho mái tóc xanh của người lính trông “bạc trắng như người già”.
- Khó khăn nối tiếp khó khăn, ngoài bụi đường, người lính còn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của mưa rừng:
+ Phép so sánh: “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” càng nhấn mạnh thêm những thử thách, những gian khổ của người lính Trường Sơn bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Các động từ mạnh “tuôn, xối” miêu tả mức độ dữ dội của những cơn mưa đột ngột trút xuống xối thẳng vào ca-bin. Mưa làm buồng lái như ngoài trời, quần áo ướt đẫm, người lính đối diện trực tiếp với mọi tác động của ngoại cảnh thời tiết.
=> Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên không làm chùn bước, chùn ý chí của những người lính cách mạng. Điều đó được thể hiện ở điệp ngữ “ừ thì”. Bụi, mưa với họ chỉ chỉ là chuyện vặt.
* Luận điểm 2: Trong gian khó, người lính càng ngời sáng lên tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
[…]
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
- Điệp ngữ “chưa cần” tô đậm tinh thần chịu đựng, chí quyết tâm đẩy lùi gian lao, khắc phục gian khó trở thành một thói quen chấp nhận một cách chủ động của người lính. Bụi mưa chỉ là chuyện vặt. Thái độ ngạo nghễ, ngang tàng ấy của người lính càng làm cho người đọc khâm phục.
- Cái quan tâm của người lính lúc này là chụm đầu vào nhau trong ánh lửa que diêm để châm thuốc hút. Hai tiếng “phì phèo” làm nổi bật cái vẻ tinh nghịch, tếu táo của người lính trẻ.
- Mặt lấm chẳng cần rửa, họ nhìn nhau rồi bật lên tiếng cười “ha ha” – tiếng cười sảng khoái, thoải mái. Thì ra bụi đường lại là cái cớ mang nụ cười đến với các anh. Nhưng kì diệu thay, tiếng cười ấy vang lên từ trong khói lửa, trong đổ nát. Nó làm át đi những tiếng bom ghê rợn, hãi hùng, át đi những trận mưa tuôn, gió cuốn.
Tiếng cười trẻ trung pha chút thú vị quanh những chiếc xe không kính, càng làm tôn lên tâm hồn vô tư, trong sáng, lạc quan, yêu đời của các chàng trai Trường Sơn thời chống Mĩ. Đó là chất lạc quan đến thanh thản của một dân tộc, là bản chất của con người Việt Nam trong những năm chống giặc thù ác liệt.
- Và cái đáng quan tâm nhất của các anh lúc này là lái “trăm cây số nữa”, lời nói thản nhiên như cơn gió thoảng, nhưng sự thực đâu có giản đơn. Đó là thái độ của những người lính luôn sẵn sàng tiến về phía trước để chi viện cho chiến trường miền Nam, là tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đọc câu thơ của Phạm Tiến Duật, ta càng thêm thấm thía con đường Trường Sơn huyền thoại, đã thấm bao mồ hôi xương máu của chiến sĩ ta.
*. Đánh giá nghệ thuật
- Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ và giọng điệu thơ tự nhiên, khỏe khoắn mang đậm chất lính và cả cái tinh nghịch, ngang tàng của người lính trẻ. Đặc biệt sử dụng chất liệu hiện thực độc đáo cùng phép tu từ điệp ngữ, so sánh...
3. Kết bài
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ: Khắc họa ấn tượng vẻ đẹp tự tin, hiên ngang, tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa. Họ chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Liên hệ, mở rộng: Lòng kính trọng, tự hào và biết ơn thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu chiến đấu bảo vệ đất nước.
.........................................- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước; thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến qua hình ảnh người lính và các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn; Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được ra đời trong thời điểm kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất; In trong tập Vầng trăng quầng lửa.
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn thơ khắc họa những khó khăn, gian khổ mà người lính lái xe phải đối mặt qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tự tin, hiên ngang; tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy của những người chiến sĩ lái xe
(Trích dẫn)
II. Thân bài
1. Khái quát
- Đề tài, mạch cảm xúc
- Vị trí khổ thơ...
2. Cảm nhận
* Luận điểm 1: Những khó khăn gian khổ người lính lái xe phải trải qua khi lái những chiếc xe không kính
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
[…] Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
- Nếu như ở những khổ thơ trước, ta thấy người lính phải đối mặt với “bom giật bom rung”; với “gió vào xoa mắt đắng” thì ở khổ thơ này họ lại đương đầu với “bụi phun, mưa tuôn, mưa xối”. Những khó khăn, gian khổ ấy đã được nhà thơ tái hiện bằng những câu thơ đậm chất hiện thực có nhịp nhanh mạnh, dứt khoát, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi, đan xen sự tếu táo, khôi hài rất lính.
- Đầu tiên là những khó khăn khi đối mặt với bụi đường:
+ Động từ mạnh “phun” khiến người đọc như cảm nhận được những màn bụi dày đặc, bốc lên cuồn cuộn.
+ Phép tu từ so sánh “Bụi phun tóc trắng như người già” rất độc đáo, vừa chân thực vừa hóm hỉnh. Làn bụi mù mịt phủ kín làm cho mái tóc xanh của người lính trông “bạc trắng như người già”.
- Khó khăn nối tiếp khó khăn, ngoài bụi đường, người lính còn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của mưa rừng:
+ Phép so sánh: “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” càng nhấn mạnh thêm những thử thách, những gian khổ của người lính Trường Sơn bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Các động từ mạnh “tuôn, xối” miêu tả mức độ dữ dội của những cơn mưa đột ngột trút xuống xối thẳng vào ca-bin. Mưa làm buồng lái như ngoài trời, quần áo ướt đẫm, người lính đối diện trực tiếp với mọi tác động của ngoại cảnh thời tiết.
=> Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên không làm chùn bước, chùn ý chí của những người lính cách mạng. Điều đó được thể hiện ở điệp ngữ “ừ thì”. Bụi, mưa với họ chỉ chỉ là chuyện vặt.
* Luận điểm 2: Trong gian khó, người lính càng ngời sáng lên tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
[…]
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
- Điệp ngữ “chưa cần” tô đậm tinh thần chịu đựng, chí quyết tâm đẩy lùi gian lao, khắc phục gian khó trở thành một thói quen chấp nhận một cách chủ động của người lính. Bụi mưa chỉ là chuyện vặt. Thái độ ngạo nghễ, ngang tàng ấy của người lính càng làm cho người đọc khâm phục.
- Cái quan tâm của người lính lúc này là chụm đầu vào nhau trong ánh lửa que diêm để châm thuốc hút. Hai tiếng “phì phèo” làm nổi bật cái vẻ tinh nghịch, tếu táo của người lính trẻ.
- Mặt lấm chẳng cần rửa, họ nhìn nhau rồi bật lên tiếng cười “ha ha” – tiếng cười sảng khoái, thoải mái. Thì ra bụi đường lại là cái cớ mang nụ cười đến với các anh. Nhưng kì diệu thay, tiếng cười ấy vang lên từ trong khói lửa, trong đổ nát. Nó làm át đi những tiếng bom ghê rợn, hãi hùng, át đi những trận mưa tuôn, gió cuốn.
Tiếng cười trẻ trung pha chút thú vị quanh những chiếc xe không kính, càng làm tôn lên tâm hồn vô tư, trong sáng, lạc quan, yêu đời của các chàng trai Trường Sơn thời chống Mĩ. Đó là chất lạc quan đến thanh thản của một dân tộc, là bản chất của con người Việt Nam trong những năm chống giặc thù ác liệt.
- Và cái đáng quan tâm nhất của các anh lúc này là lái “trăm cây số nữa”, lời nói thản nhiên như cơn gió thoảng, nhưng sự thực đâu có giản đơn. Đó là thái độ của những người lính luôn sẵn sàng tiến về phía trước để chi viện cho chiến trường miền Nam, là tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đọc câu thơ của Phạm Tiến Duật, ta càng thêm thấm thía con đường Trường Sơn huyền thoại, đã thấm bao mồ hôi xương máu của chiến sĩ ta.
*. Đánh giá nghệ thuật
- Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật: Thể thơ tự do, ngôn ngữ và giọng điệu thơ tự nhiên, khỏe khoắn mang đậm chất lính và cả cái tinh nghịch, ngang tàng của người lính trẻ. Đặc biệt sử dụng chất liệu hiện thực độc đáo cùng phép tu từ điệp ngữ, so sánh...
3. Kết bài
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ: Khắc họa ấn tượng vẻ đẹp tự tin, hiên ngang, tinh thần lạc quan và thái độ bất chấp, coi thường hiểm nguy của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa. Họ chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Liên hệ, mở rộng: Lòng kính trọng, tự hào và biết ơn thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu chiến đấu bảo vệ đất nước.
Chúc các em ôn thi hiệu quả!