Soạn văn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức

Soạn văn  Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện không phải là một bài viết tản mạn đơn thuần. Kiểu bài viết này đòi hỏi sự chặt chẽ trong việc xây dựng tình huống truyện và sự mạch lạc trong cách thức tổ chức hệ thống tuyến nhân vật trong bài viết.

Viết văn bản nghị luận phân tích.png


Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 Tập)

Trả lời:


Vấn đề chính: Sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà giáng sinh của O.Hen-ry.

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 10 Tập)

Trả lời:


Bài văn nghị luận cung cấp nhiều thông tin giá trị về truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry: Nội dung chính của truyện, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, ngôi kể,..

Câu 3 trang 32 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:


Trong văn bản trên, người viết đã phân tích, đánh giá các đặc sắc nghệ thuật trước, sau đó mới phân tích, đánh giá chủ đề.

Thực hành Viết

Trả lời:


Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân được biết đến với quan niệm thẩm mỹ trân trọng, đề cao cái đẹp, khám phá cái khác thường và xây dựng các hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật độc đáo của ông đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm Chữ người tử tù. Đây là thiên truyện ngắn kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, trong đó cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù tăm tối đã ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu, cái ác.

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, cảnh tượng cho chữ được diễn ra vào cuối tác phẩm và diễn ra trong hoàn cảnh trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường. Cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài qua lời kể của thầy thơ lại, Huấn Cao đã đồng ý với ước nguyện của viên quản ngục, tạo nên một cảnh tượng độc đáo “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù. Trong không gian đêm khuya vắng lặng, chỉ còn “văng vẳng tiếng mõ chòi canh”, dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, nơi buồng giam chật hẹp và ẩm ướt, Huấn Cao - người tử tù “cổ đeo gông, ch”khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Tác giả Nguyễn Tuân đã vận dụng thành công thủ pháp đối lập để tái hiện thành công cảnh cho chữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Trong hệ hình văn hóa thời trung đại, chơi chữ là một thú vui tao nhã, những nét chữ uốn lượn tung hoành còn thể hiện rõ phẩm chất, tài năng của bậc quân tử, đấng anh hùng. Bởi vậy, thú vui này thường gắn liền với những bối cảnh thanh tao như chốn viện sảnh, thư phòng, trà thất. Tuy nhiên, cảnh tượng cho chữ diễn ra trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” lại được khắc họa trong một bối cảnh hoàn toàn đối lập. Đó là buồng giam chật hẹp nơi tỉnh Sơn với sự tăm tối, chật hẹp, ẩm ướt, “tường đầy mạng nhện”, “đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Thời gian diễn ra cảnh cho chữ trong đêm khuya trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường đã tô đậm hơn nữa bối cảnh độc đáo của cảnh tượng này.

Không chỉ đặc biệt ở bối cảnh không gian và thời gian, cảnh cho chữ còn là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi sự đảo lộn vị thế giữa người cho chữ và người nhận chữ. Huấn Cao - người cho chữ vốn là kẻ tử tù “đường bệ ung dung” phác họa những nét chữ thể hiện hoài bão, lí tưởng, còn viên quản ngục- người nhận chữ là đại diện cho quyền lực lại “khúm núm sợ sệt”. Giữa những phút giây đó, không còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử tù và quản ngục, thơ lại, mà chỉ còn người nghệ sĩ tài hoa đang tạo ra cái đẹp - những nét chữ uốn lượn trước đôi mắt và sự kính phục của những tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và yêu cái đẹp. Những dòng chữ tươi tắn uốn lượn trên tấm lụa trắng hương thơm của thoi mực đã chiến thắng, lấn át sự lạnh lẽo, ẩm ướt chốn ngục tù tăm tối. Người tử tù vươn lên làm chủ, còn những người vốn có quyền uy tối cao tại buồng giam lại gọi Huấn Cao bằng danh xưng “Ngài”, “xin bãi lĩnh”, “xin lĩnh ý” đầy tôn kính và thái độ nhún nhường, khép nép cùng hành động cúi đầu, vái lạy trước tù nhân. Với cảnh tượng cho chữ độc đáo, chốn ngục tù đã trở thành nơi tri ngộ, gặp gỡ của những con người yêu và say mê cái đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, cảnh tượng cho chữ còn thể hiện những ý niệm sâu xa ẩn chứa trong lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao đã thể hiện quan điểm thẩm mỹ và thái độ của ông về nghệ thuật và cuộc sống con người.

Thông qua việc tái hiện cảnh tượng cho chữ “xưa nay chưa từng có”, tác giả Nguyễn Tuân đã gửi gắm những ý niệm ẩn dụ về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật. Trước hết, sự thay đổi vị thế giữa các nhân vật đã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp trước những điều tầm thường, sự xấu xa, độc ác. Đồng thời, qua đó, vẻ đẹp của nhân vật đã được khắc họa rõ nét hơn. Hình tượng nhân vật Huấn Cao đã hiện lên chân thực, sinh động với phẩm chất, tài năng, khí phách hiên ngang, phi thường; còn bức chân dung viên quản ngục - “thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” được tô đậm hơn nữa ở tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và hướng về cái đẹp. Đặc biệt, lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục còn thể hiện quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “cái đẹp gắn liền với cái thiện”, sự thiên lương, trong sáng không thể tồn tại trong môi trường của cái xấu, cái ác.

Như vậy, bằng bút pháp lãng mạn, tác giả Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công cảnh cho chữ diễn ra chốn ngục tù để thể hiện những giá trị tư tưởng sâu sắc. Đoạn văn còn thể hiện tài năng của nhà văn trong việc vận dụng thủ pháp tương phản, đối lập kết hợp ngôn ngữ giàu chất tạo hình, điêu luyện để tạo nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” về sự chiến thắng của cái đẹp.

 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
quà giáng sinh của o.hen-ry văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện
1K
2
1
Trả lời
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện – Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức

Văn bản nghị luân đâu phải hướng tới những vấn đề lớn lao hệ trọng mà có thể bàn về những chuyện bình dị trong sinh hoạt và học tập của học sinh cũng như những vấn đề thú vị, gần gũi trong văn học. Vậy thì, xung quanh chúng ta có biết bao hiện tượng, vấn đề có thể là đề tài của bài văn nghị luận. Việc viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện do vậy sẽ trở nên rất thiết thực.

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm


Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Cách làm và yêu cầu viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các bằng chứng và lí lẽ thuyết phục.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

II. Thực hành

Bài tập:
Phân tích cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Hướng dẫn

Dựa vào nội dung cách làm và yêu cầu viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết

Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân được biết đến với quan niệm thẩm mỹ trân trọng, đề cao cái đẹp, khám phá cái khác thường và xây dựng các hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật độc đáo của ông đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm Chữ người tử tù. Đây là thiên truyện ngắn kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, trong đó cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù tăm tối đã ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu, cái ác.

Truyện ngắn Chữ người tử tù, cảnh tượng cho chữ được diễn ra vào cuối tác phẩm và diễn ra trong hoàn cảnh trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường. Cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài qua lời kể của thầy thơ lại, Huấn Cao đã đồng ý với ước nguyện của viên quản ngục, tạo nên một cảnh tượng độc đáo “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù. Trong không gian đêm khuya vắng lặng, chỉ còn “văng vẳng tiếng mõ chòi canh”, dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, nơi buồng giam chật hẹp và ẩm ướt, Huấn Cao - người tử tù “cổ đeo gông, ch”khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Tác giả Nguyễn Tuân đã vận dụng thành công thủ pháp đối lập để tái hiện thành công cảnh cho chữ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cảnh ông Huấn cho chữ trong nhà giam được khắc họa bằng chi tiết gây ấn tượng, cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng cho chữ xưa nay khó có đã khiến Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo bằng các ngôn từ sắc sảo, bút pháp dựng người, dựng cảnh đạt tới độ điêu luyện. Cảnh cho chữ được diễn ra vào buổi đêm, đêm cuối cùng của ông Huân tại nhà ngục. Địa điểm cho chữ là ngay trong buồng giam chật hẹp với mạng nhện đầy tường, trên đất bừa bãi phân chuột phân gián Trong không khí trang nghiêm 3 nhân vật hiện lên trong 3 tư thế khác nhau: Huấn Cao thì cổ đeo gông, còn chân vướng xiềng nhưng vẫn ung dung vẽ đậm to từng nét chữ, viên quản ngục thì đang khúm núm cất những đồng tiền kẽm để đánh dấu từng ô chữ, còn thầy thơ lại thì đang run run bê lấy chậu mực. Tuy là khác nhau về tư thế, về địa vị về con người nhưng họ đều có điểm chung là biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp Những nét chữ của con người chuẩn bị đi vào cõi chết mà không hề ngả nghiêng xiêu vẹo mà “vuông, tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của 1 đời con người". Những nét chữ như phượng múa rồng bay thể hiện được tài năng của ông Huấn. Không chỉ vậy, với thái độ ung dung, tràn trề cảm hứng sáng tạo, ông còn tinh tế cảm nhận được mùi mực thơm ngát thể hiện được khí phách hiên ngang, không sợ cái chết của ông Huấn. Nếu không có tinh thần tự do, không có sức mạnh thì chắc chắn sẽ không có được phong độ ấy. Khi viết chữ xong, ông buồn bã đỡ quản ngục đứng thẳng dậy, ông buồn không phải vì ngày mai mình sẽ bị giải ra pháp trường mà ông buồn vì người như quản ngục lại phải…. Ông còn khuyên quản ngục thật chân thành hãy tìm về nhà quê mà ở, xong rồi hãy nghĩ tới chuyện chơi chữ, ở đây khó lòng giữ được thiên lương cho lành vững. Lời khuyên đặt ra yêu cầu đối với người thưởng thức: Phải có tâm hồn đẹp mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp, phải có môi trường tốt để cái đẹp được bảo vệ và giữ gìn. Như vậy, Huấn cao chuẩn bị đi vào cõi chết mà vẫn nghĩ tới sự sống của cái đẹp, cái đẹp không thể ở chung với cái xấu. Ông cho chữ quản ngục là để tạ một tấm lòng, để chia sẻ với một tri kỉ và để nâng đỡ một thiên lương.

Như vậy, bằng bút pháp lãng mạn, tác giả Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công cảnh cho chữ diễn ra chốn ngục tù để thể hiện những giá trị tư tưởng sâu sắc. Đoạn văn còn thể hiện tài năng của nhà văn trong việc vận dụng thủ pháp tương phản, đối lập kết hợp ngôn ngữ giàu chất tạo hình, điêu luyện để tạo nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” về sự chiến thắng của cái đẹp.

III. Tổng kết
- Nắm được khái niệm về văn bản nghị luận.
- Nắm được cách làm và yêu cầu viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
- Vận dụng viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.