Vượt hơn 300 cây số về Hà Nội bước chân vào giảng đường đại học được lưu truyền như một kì tích

Vượt hơn 300 cây số về Hà Nội bước chân vào giảng đường đại học được lưu truyền như một kì tích

Vanhoctre
VanhoctreVanhoctre đã được xác minh
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
EM ĐI XIN VIỆC NHƯNG CHẲNG NƠI NÀO NHẬN, VÌ EM CHỈ CÒN 1 TAY...

FB_IMG_1665650518004.jpg


Câu chuyện về chàng trai chỉ còn một tay, từ một huyện hẻo lánh bậc nhất của tỉnh Cao Bằng vượt hơn 300 cây số về Hà Nội bước chân vào giảng đường đại học được lưu truyền như một kì tích.

Bạn Quyên hiện đã nhận đủ số tiền để trang trải đến khi tốt nghiệp, nên xin dừng nhận khuyên góp. Mong mọi người dành lòng hảo tâm cho những hoàn cảnh khó khăn khác nhé ❤️
Quyên kể, năm học lớp 3, trong một lần đi chơi với bạn bị tai nạn ngã cây gã-y tay, dù giữ được tính mạng nhưng Quyên buộc phải cư-a bỏ cánh tay vì hoại t/ử.

"Năm ấy, bố em phải bán con lợn giống để đưa em đi bệnh viện. Ở bệnh viện lâu quá, hết tiền 2 bố con lại trốn về, chỗ cánh tay bị thương chảy mủ thì bố em lên rừng lấy lá về đắp, chứ không có tiền đến bệnh viện. Rồi có đoàn từ thiện về xã, họ đưa em xuống Hà Nội nhưng khi đó cánh tay đã bị hoại t/ử nặng, không giữ lại được nữa…", Quyên ứa nước mắt nhớ lại.

Mất đi một phần cơ thể không khiến cậu bé Lý Dào Quyên tuyệt vọng mà em lại lấy việc học làm động lực. Nhiều năm liền, thành tích học tập của Quyên luôn dẫn đầu cả lớp. Ngày Quyên nhận giấy trúng tuyển đại học, cả nhà vừa mừng vừa lo. Mừng vì ước mơ giảng đường của cậu bé một tay đã được toại nguyện. Lo vì gia đình quanh năm phải chạy ăn từng bữa, giờ lấy đâu ra tiền để cho con về Hà Nội theo học mấy năm trời…

Lần đầu bỡ ngỡ về Hà Nội, hành trang Quyên đem theo chỉ có 10 kg gạo và 500 nghìn đồng. May mắn Quyên được những người đồng hương Cao Bằng, Ban đại diện người Dao Việt Nam, bạn học…, chung tay giúp đỡ. Thời gian thấm thoắt trôi, dù chịu đựng biết bao nhọc nhằn, chàng trai nghèo nay là sinh viên năm 3, đang theo học nghành Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Nhưng, cuộc đời trớ trêu... "Lần về thăm nhà gần đây, thương em sống ở Hà Nội vất vả, lại sắp tốt nghiệp, bố em vay ngân hành chính sách xã hội của huyện 10 triệu đồng cho em đem theo đóng học. Nhưng trên đường xuống Hà Nội, em bị kẻ gian lấy mất. Em gọi điện về nhà báo tin, thì mẹ em tiếc tiền ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Chỉ vì em, mà mẹ em nên nông nỗi này, em tính thôi học để mọi người đỡ vất vả vì em…", Quyên bật khóc.

"Cả buổi sáng nay em đi xin việc, nhưng không nơi nào nhận. Nhìn em chỉ có một tay thì họ lắc đầu. Ở quê nghèo lắm, mẹ em lại ốm, bố phải xoay tiền trả nợ ngân hàng. Còn hơn 1 năm nữa em tốt nghiệp, bây giờ mà phải bỏ học, em buồn lắm. Mọi người giúp em với!...", Quyên gạt nước mắt.

Ông Bàn Tuấn Năng - Trưởng ban đại diện người Dao Việt Nam chia sẻ: "Thương vô cùng, khi thấy thằng bé đứng khóc ở bến xe Mỹ Đình vì bị kẻ gian lấy mất số tiền bố vay cho để đóng học. Quyên cứ nằng nặc đòi thôi học về nhà chăm sóc mẹ, chúng tôi phải động viên mãi nó mới chịu ở lại tiếp tục học.

Những ngày qua, chúng tôi tìm chỗ ở tạm thời cho Quyên, vừa giúp em có chút đồ ăn vì thằng bé không kiếm được việc làm...

Theo Tấm lòng nhân ái - Dân Trí

P/s: Bạn Quyên hiện đã nhận đủ số tiền để trang trải đến khi tốt nghiệp, nên xin dừng nhận khuyên góp. Mong mọi người dành lòng hảo tâm cho những hoàn cảnh khó khăn khác nhé ❤️
 
Từ khóa Từ khóa
người dao quyên vè hà nội xin việc
694
3
3
Trả lời
Từ câu chuyện của cậu bé này, bỗng nhớ tới 1 bài viết rất hợp tình huống.

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé


Hành trình vươn tới vạch đích của những dự định, những ước mơ của con người luôn được tạo từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, sự khởi đầu đóng vai trò ý nghĩa quan trọng, bạn chỉ cần biết rằng đã đến lúc để bắt đầu một thứ mới mẻ và tin tưởng vào điều kì diệu của sự khởi đầu. Sự khởi đầu là việc để nhận thấy rằng bản thân đã tin tưởng chọn con đường mình sắp đi tới, phá bỏ ranh giới của “vùng an toàn“ và có đủ tự tin bước vững những dấu chân đầu tiên bằng chính sức lực vốn có của mình mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. Thành ngữ có câu: “Vạn sự khởi đầu nan“, mọi sự việc trên cõi đời này đều bắt đầu bằng những khó khăn, thử thách, và sự khởi đầu còn cho thấy được rằng chúng ta đã trang bị lòng dũng cảm, tinh thần tự cường để có thể bước đi trên con đường hướng tới thành công đầy chông gai đấy một cách mạnh mẽ và quyết đoán. Lão Tử - danh nhân Trung Quốc đã từng có câu nói: “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé“, và thuyết mà Lão Tử đã đưa ra đáng để chúng ra cùng suy ngẫm và bàn luận.

“Con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng“, sự lười biếng là bản chất tầm thường và thất bại, cũng là vật cản lớn nhất trong quá trình bước đi trên con đường thành công, người lười biếng họ sẽ không bao giờ có đủ kiên trì để đi hết “Hành trình vạn dặm“ ấy. “Hành trình vạn dặm” là chặng đường đồng thời cũng là cách nói hình ảnh cho những mục đích lớn lao, hoài bão. “Vạn dặm” ẩn dụ rằng con đường ấy thật xa xôi, thật khó khăn, nếu người đi chỉ là một kẻ tầm thường thì sẽ không bao giờ có thể thấy được điểm đến cuối cùng, họ sẽ lạc lối, vô định hoặc có thể chôn chân giữa cái “sa mạc” ấy. Trái lại, người đi là người có tài, có lòng dũng cảm, sự kiên trì, kiên định, biết lập ra “đường đi nước bước” riêng của bản thân và nhìn xa trông rộng, hành trình mênh mông đó sẽ dễ dàng hơn và việc xuất phát điểm của họ sẽ nhanh hơn hẳn so với mọi người. Nếu như kẻ tầm thường thấy “Hành trình vạn dặm” có thể là một cung đường quanh co, trắc trở hoặc lạc lõng, bơ vơ giữa một khoảng không vô tận không đích đến, thì người vĩ đại luôn nhận biết được hướng mà họ nên khởi hành, dù có đầy gian truân nhưng vẫn hiên ngang bước mà không lo vấp ngã, cái hành trình đó trông mắt họ là một cánh cửa của tương lai tươi sáng, một khu rừng đầy trái ngọt- chính là kết quả mà bản thân đã đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

“Bước chân nhỏ bé” là bước đi đầu tiên trên “Hành trình vạn dặm”, từ “nhỏ bé” chỉ sự non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm, bài học, cụ thể là chỉ những việc làm đơn giản mang tính chất khởi đầu và thiết thực. Những bài học trong quá trình bước đi trên con đường thành công sẽ trau dồi cho chúng ta thêm các kiến thức và kinh nghiệm nhớ đời được rút ra sau những lần vấp ngã, từ đó làm cho bản thân thêm phát triển và hoàn thiện. “Bước chân nhỏ bé” sẽ ngày càng “lớn dần”, in sâu vào những cung đường ta đã đi qua- những bài học được chúng ta ghi nhớ, khắc sâu vào trong tâm trí trở thành kinh nghiệm để chinh phục thành công.

Như chúng ta đã biết, để hoàn thiện bất cứ dự định, mục tiêu nào, con người cũng đều bắt đầu bằng những bước đi nhỏ bé - những hành động cụ thể nhất. Ông cha ta có câu: “Tích tiểu thành đại”, cũng giống như vô vàn những giọt nước từ các con suối, dòng sông cùng dòng thủy lưu tạo nên biển cả và đại dương bao la rộng lớn. Sự thành công của con người cũng vậy, cũng do không chịu khuất phục và tích lũy những kinh nghiệm cuộc sống, đó là việc chúng ta bước đi và không ngần ngại nỗ lực, dám nghĩ dám làm bằng những bước tiến cụ thể. Nếu không bước đi, vị trí của chúng ta sẽ mãi ở vạch xuất phát, không thể nào chạm được tới “đỉnh vinh quang”. Đặc biệt, mỗi bước đi dù nhỏ bé đều đem lại cho con người sự trải nghiệm và những bài học kinh nghiệm đầy quý giá để xây dựng nền móng cho sự thành công, cũng giống như ông bà thời xưa từng rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tất cả thành công của con người đều được tạo nên từ việc tích lũy những kiến thức qua việc hành động và trải nghiệm. Những phát minh vĩ đại của các nhà bác học bắt nguồn từ các thí nghiệm tưởng chừng như rất đơn giản. Hay như hành trình tìm ra con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xiềng xích nô lệ, được tạo nên từ những bước chân ra đi của người tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử. Như vậy, nếu không có những bước đi đầu tiên thì con người sẽ không thể hoàn thiện hành trình mà mình hoạch định.

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Bên cạnh những con người sẵn sàng trở thành người tiên phong qua những bước chân, xã hội vẫn tồn tại những kẻ sống thụ động, hèn nhát, sống chỉ biết dựa vào sức lực, nhờ vào sự trợ giúp của người khác, lâu ngày sẽ hình thành nên lối sống ỷ lại, ích kỉ. Họ không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân, ngược lại họ luôn trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lí “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Từng phút từng giây trôi qua thế giới đều thay đổi và phát triển, cuộc sống khi còn những kẻ như vậy thì xã hội sẽ bị xáo trộn, kém văn minh và phát triển, làm cho chất lượng người dân đi xuống, lạc hậu so với các quốc gia khác.

Tóm lại, câu nói “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé” của Lão Tử đã khẳng định một bài học triết lí có tính giáo dục và khái quát quy luật về mối quan hệ giữa những “bước chân nhỏ bé” và kết quả của “hành trình vạn dặm”. Thành công vốn là một người thầy tồi tệ, nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ thất bại. Mức độ thành công được xác định không phải bởi những gì ta đạt được, mà bởi những trở ngại ta đã vượt qua một cách đầy mạnh mẽ, thuyết phục, biết đứng dậy sau những lần thất bại. “Không có thành công thực sự nào mà không bị phản đối, bạn càng tiến bộ hơn, học hỏi được nhiều hơn và càng tiến gần hơn đến thành quả của chính mình”, câu nói của Tony Robbins đã một lần nữa khẳng định lại giá trị của sự nỗ lực, sự cố gắng và kiên cường của bản thân, bạn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đã gặt hái được còn có những bài học, những kinh nghiệm để đời trên con đường thành công đầy vất vả gian nan. Những thanh niên ngày nay, để hoàn thiện bất cứ dự án, kế hoạch đã đề ra, chúng ta cần xác lập mục tiêu rõ ràng, dũng cảm thực hiện tới phút chót với thái độ nghiêm túc và thận trọng, tránh sự hời hợt, làm nửa vời để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong suốt quá trình học tập và làm việc. Câu nói:“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé” của Lão Tử xứng đáng là câu nói của thời đại.

Mai Đình Hân​
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.