Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
I. Mở bài:

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

2. Phân tích

2.1. Tình huống truyện và ngôi kể, nhan đề

* Tình huống truyện


- Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát giữa bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.

à Tình huống truyện giản dị, nhẹ nhàng, bất ngờ, ko có sự sắp đặt giúp khắc họa nhân vật chính 1 cách tự nhiên, chân thực, khách quan, từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm ca ngợi những người lao động thầm lặng.

* Ngôi kể:

- Ngôi kể thứ 3, điểm nhìn trần thuật được đặt vào ông họa sĩ.

- Tác dụng:

+ Có thể kể 1 cách linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật, có thể dễ dàng chuyển đổi từ không gian này tới không gian khác.

+ Đảm bảo được tính khách quan trong câu chuyện.

+ Điểm nhìn ông họa sĩ – người yêu cái đẹp, làm nghệ thuật khiến bức tranh thiên nhiên Sa Pa hiện lên thơ mộng trữ tình đậm chất hội họa, khiến cho nhân vật hiện lên đẹp hơn, đồng thời giúp chuyển tải nhiều ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật.

* Cách đặt tên nhân vật :

- Các nhân vật đều không có tên cụ thể, tác giả đặt tên nhân vật theo giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư…Họ là những con người vô danh, vẻ đẹp của họ không phải của riêng ai mà là vẻ đẹp chung của những con người lao động mới. Họ không chỉ có mặt ở mảnh đất Sa Pa mà có mọi ở khắp mọi nơi đang lao động thầm lặng nhưng miệt mài, hăng say cống hiến cho đất nước.

* Nhan đề :

- Nhan đề giống như chiếc chìa khóa mở vào thế giới tư tưởng của nhà văn.

- « Lặng lẽ Sa Pa » là nhan đề hay, giàu ý nghĩa.

- Sa Pa gợi lên vùng đất thơ mộng, lãng mạn, đem lại cảm giác muốn thư giãn, nghỉ ngơi.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ đưa từ láy « Lặng lẽ » lên đầu giúp ta thấy được trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người đang lao động miệt mài, hăng say cống hiến cho quê hương đất nước.

- Nhan đề góp phần ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động mới và ý nghĩa của công việc lao động thầm lặng.

2.2. Bức tranh thiên nhiên của Sa Pa

- Thiên nhiên Sa Pa hiện lên êm đềm, lãng mạn và thật sống động: “Nắng bất ngờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...”

+ Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê để phô bày tất cả những nét riêng và độc đáo của thiên nhiên Sa Pa. Vẻ đẹp ấy làm say đắm lòng người và như mời gọi con người hãy đến vùng đất này để khám phá, thưởng thức.

+ Nghệ thuật nhân hóa qua hình ảnh “nắng...đốt cháy rừng cây”, “nắng mạ bạc cả con đèo” gợi không gian như bừng sáng, khiến cảnh vật thêm lung linh, rực rỡ.

- Nghệ thuật nhân hóa “nắng...cháy rừng cây”, “mây bị nắng xua” khiến cho cảnh vật sống động như mang được linh hồn của thiên nhiên Sa Pa.

- Tác giả đã khắc họa được một bức tranh tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng với những đường nét, hình khối, màu sắc đặc trưng của thiên nhiên Sa Pa. Và đó còn là cái nền để Nguyễn Thành Long tô đậm, khắc sâu vẻ đẹp của con người.

2.3. Con người SaPa

a. Nhân vật anh thanh niên (Đề bên dưới)

b. Các nhân vật phụ

* Nhân vật ông họa sĩ


- Tuy không phải là nhân vật chính của truyện, không phải người kể chuyện nhưng điểm nhìn trần thuật lại đặt vào ông. Người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.

- Trước hết, ông là một nghệ sĩ chân chính, nghiêm túc, say mê đi tìm cái đẹp: “Ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời ...Đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan”.

- Ông có những quan niệm xác đáng, tinh tế về nghệ thuật. Ông muốn vẽ những điều chân thực chứ không phải như 1 ngôi sao xa. Để vẽ được điều đó phải vẽ bằng cả trái tim.

- Ông có đời sống nội tâm phong phú, hiểu tâm lý giới trẻ, cảm nhận rõ nét từng biến chuyển trong tâm hồn của mọi người xung quanh và vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Người hoạ sĩ ngay từ lúc đầu gặp gỡ, đã nhận ra vẻ đẹp từ tâm hồn anh thanh niên và thực sự thấy bối rối, xúc động. “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”.

- Ông phát hiện ra vẻ đẹp mới ở Sa Pa, đẹp hơn cả thiên nhiên Sa Pa, đó là vẻ đẹp từ tâm hồn con người ở Sa Pa. Và ông cảm nhận được anh thanh niên chính là đối tượng khơi nguồn cho cảm xúc.

- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ, và “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ ...”

- Từ ông, ta thấy được mục đích của người làm nghệ thuật là tìm ra cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống, trong con người.

- Những suy nghĩ của ông đã làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên, từ đó làm cho anh sáng rõ hơn, đẹp hơn, chứa đựng chiều sâu tư tưởng và làm rõ chủ đề truyện.

* Nhân vật cô kĩ sư nông nghiệp

- Cô kĩ sư là một hình ảnh đẹp đẽ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ: cô vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu nhận nhiệm vụ.

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô “bàng hoàng”

- Cái “bàng hoàng” như một sự va đập giúp cô bừng dậy những tình cảm và suy nghĩ lớn lao, đẹp đẽ:

+ Cô đánh giá, kiểm điểm đúng hơn mối tình đầu nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ.

+ Vững tin và quyết tâm về quyết định cho chuyến ra đi đầu đời của mình.

- Từ quý mến, khâm phục cô dần dần thấy biết ơn vô cùng anh thanh niên. Không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”

=> Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và những suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Đó là sự đồng cảm về lý tưởng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. Đồng thời, qua tâm tư, cảm xúc của cô kĩ sư, ta nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh thanh niên.

* Nhân vật bác lái xe

- Là người xuất hiện từ đầu tác phẩm, bác là người dẫn dắt, giới thiệu một cách sơ lược và kích thích sự chú ý về nhân vật chính của tác phẩm – “Người cô độc nhất thế gian”

- Bác là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc: Đã có ba mươi năm lái xe và hiểu tường tận Sa Pa.

- Là một con người niềm nở và cởi mở: trên khuôn mặt hồ hởi, bác giới thiệu về thiên nhiên và cảnh sắc Sa Pa; chia sẻ với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên.

- Có một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa.

- Bác là cầu nối giữa anh thanh niên với cuộc đời: bác mua sách giúp anh; giới thiệu anh với những người bạn mới; ...

=> Mặc dù chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết của truyện nhưng bác họa sĩ là một phần quan trọng giúp nhân vật anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên và góp phần dẫn dắt chuyện

c. Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp

- Đó là những con người làm việc miệt mài, cống hiến thầm lặng: anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi - Păng cao 3142 mét; ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, rồi tự tay thụ phấn cho hoa su hào với mong muốn tạo ra những củ su hào to, ngọt, phục vụ nhân dân miền Bắc.

- Dám hi sinh cả tuổi và hạnh phúc cá nhân như anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra” và mười một năm chưa ngày nào xa cơ quan

=> Trong tác phẩm, những nhân vật này không xuất hiện một cách trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên. Song, họ đã thể hiện được những phẩm chất vàng trong tâm hồn, cách sống và góp phần làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của truyện.

3. Đánh giá nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện đơn giản, giàu ý nghĩa.

- Cách kể chuyện tự nhiên kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận.

- Kể chuyện theo ngôi thứ 3 điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông họa sĩ làm câu chuyện trở nên khách quan, tăng độ tin cậy.

- Tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, giàu chất thơ, đậm chất họa có sức lôi cuốn người đọc. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm để khắc họa tính cách nhân vật.





Đề bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.

1. Mb:


- Có những tác phẩm chỉ cần đọc một lần đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe. Và “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một trong những tác phẩm như thế.

- Truyện viết về vẻ đẹp của con người lao động mới và ý nghĩa của công việc lao động thầm lặng.

- Truyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên – một chàng trai trẻ với những phẩm chất đáng tự hào.

2. Tb:

a. Khái quát chung:

- Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970 trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Truyện được in trong tập “ Giữa trong xanh” (1972)

- Khái quát cốt truyện:

+ Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.

+ Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về cuộc sống và công việc của mình. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ông hoạ sĩ định vẽ anh, anh đã từ chối và giới thiệu những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn như ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét…Đến giờ ốp, anh thanh niên phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng gà ăn dọc đường.

b. Phân tích nhân vật anh thanh niên:

- Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, anh không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra qua lời giới thiệu của bác lái xe và trong cuộc gặp gỡ với mọi người. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi cao Sa Pa.

* Anh thanh niên sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

- Anh thanh niên 27 tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Nơi anh ở không có bóng người, bốn mùa chỉ có cỏ cây và sương mù lạnh lẽo. Anh được bác lái xe giới thiệu là « người cô độc nhất thế gian » và « thèm người lắm »

- Hoàn cảnh sống và làm việc gian khổ, cô đơn và cách biệt với thế giới bên ngoài như một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn thích tự do, bay nhảy, phóng khoáng. Nhưng chính hoàn cảnh ấy anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất cao đẹp.

* Trước hết anh thanh niên đẹp ở lí tưởng sống:

- Anh từng viết đơn xin ra mặt trận trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ thù nhưng bị từ chối. Anh đã tự nguyện gắn bó với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh cao Yên Sơn với suy nghĩ “Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc”, tiếp tục cống hiến cho đất nước theo một cách khác.

- Ở độ tuổi trẻ trung sổi nổi nhất của đời người anh không lựa chọn chốn phồn hoa đô thị mà xung phong công tác trên mảnh đất Sa Pa. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người. Về sau anh nghĩ “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng”. Anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình gắn bó với mảnh đất Sa Pa đã bốn năm.

* Anh thanh niên là một người yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học

-
Anh tự giới thiệu công việc chính của mình là “đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu”. Công việc nói chung là dễ, chỉ cần tỉ mỉ và chính xác.

- Trong quá trình làm việc, anh đã phát hiện một điều rất thú vị “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được... Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Anh coi công việc như người bạn của mình, anh tìm thấy niềm vui trong mỗi việc làm. Công việc đã trở thành lẽ sống, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh.

- Lòng yêu nghề của anh còn thể hiện qua thái độ hồ hởi, sự am hiểu khi giới thiệu về các máy móc: Đây là máy đo gió, đây là cái thùng đo mưa...đây là máy nhật quang kí...Những máy móc vô tri, vô giác bỗng trở nên sinh động qua lời giới thiệu của anh.

- Vì yêu nghề nên anh khao khát được làm việc trên đỉnh Phan xi păng cao hơn 3000 mét – đó mới là lí tưởng.

+ Anh thanh niên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:

- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát song anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Hàng ngày anh quan sát hiện tượng, ghi chép số liệu, dùng máy bộ đàm gọi về cơ quan mà anh gọi đó là bản “ốp”. Mỗi ngày anh phải “ốp” bốn lần, anh tâm sự: “Gian khổ nhất là vào lúc 1h sáng. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn không đủ sáng. Xách đèn ra ngoài gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.

=> Với thời tiết khắc nghiệt như vậy chỉ cần một chút ngần ngại anh sẽ tặc lưỡi rồi ngủ tiếp. Nhưng không, anh vẫn hoàn thành công việc của mình mặc cho giá rét, mặc cho tuyết rơi, mặc cho cái im lặng thật dễ sợ “Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió như chổi lớn quét đi tất cả ...”. Sự quyết tâm đã chiến thắng nỗi sợ, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm giúp anh hoàn thành tốt công việc của mình. Anh hiểu công việc của mình là móc xích quan trọng trong công việc chung của đất nước.

- Tác phong làm việc của anh khoa học, nghiêm túc, đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết ba mươi phút.

=> Có thể nói tình yêu nghề, trách nhiệm cao trong công việc và sự nhiệt tình cống hiến của anh chính là biểu hiện cho tình yêu Tổ quốc.

* Anh thanh niên còn có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống, biết sắp xếp cuộc sống một cách nề nếp khoa học, có tinh thần ham học hỏi.

- Anh đã tạo ra không gian sống cho mình thật lí tưởng bằng việc trồng đủ các loài hoa rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở. Khi đến thăm vườn hoa của anh trồng ông họa sĩ và cô kĩ sư bất ngờ “Đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong...” vườn hoa ấy chính là bằng chính sinh động của anh về tâm hồn yêu cuộc sống của anh.

- Không chỉ biết trồng hoa, chăm chút vườn hoa, làm đẹp cho ngôi nhà của mình mà anh còn biết nuôi gà để cải thiện cuộc sống, vừa để tạo ra niềm vui cho mình. Làn trứng anh biếu bác họa sĩ, bó hoa tặng cô kĩ sư chính là những thành quả tự tay anh chăm sóc vun trồng.

- Anh luôn tự trau rồi bản thân bằng cách đọc sách, để nâng cao hiểu biết. Chính vì vậy mà bác lái xe mua hộ sách “anh mừng quýnh” vì anh coi sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

- Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng, ngăn nắp, có tinh thần ham học hỏi.

Ngôi nhà anh ở được ông họa sĩ khắc họa bằng một vài đường nét “ Một căn nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, bản đồ thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh được thu gọn lại một góc trái gian với một chiếc giường con, môt chiếc bàn học, một cái giá sách” khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ ta hình dung về ngôi nhà của anh. Nó tuy nhỏ bé đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.

- Sống ở một nơi hẻo lánh hầu như không có người đến thăm vậy mà anh vẫn chủ động sắp xếp công việc của mình một cách khoa học, bởi anh luôn có lối sống đẹp và trân trọng cái đẹp.

=>Có thể nói chính niềm lạc quan, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, đam mê đọc sách là động lực giúp anh vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành tốt công việc.

* Ở anh thanh niên ta còn bắt gặp một phẩm chất đáng quý đó là sự cởi mở, chân thành, hiếu khách luôn quý trọng tình cảm của mọi người.

- Sống một mình trên đỉnh cao nên anh được bác lái xe gọi là “Người cô độc nhất thế gian” và mắc bệnh “thèm người”. Vậy nên anh luôn khao khát được trò chuyện với mọi người bằng cách lấy khúc gỗ chắn ngang đường để chặn xe lại: “ Đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chặn ngang đường phải hãm lại, một anh thanh niên từ từ chạy đến giúp đỡ”. Thì ra anh thèm người quá nên anh thanh niên kiếm cớ để dừng xe lại nhìn và nói chuyện một lát, cái hành động ấy của anh đáng yêu và thật đáng thông cảm biết bao.

- Anh còn biết quan tâm chu đáo đến những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Biết vợ bác lái xe bị ốm “anh còn gửi củ tam thất để cho bác gái ngâm rượu uống”.

- Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất cả cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: “anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến”, “người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ”.

- Anh là một người thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu như ông họa sĩ và cô kĩ sư: Niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn dọc đường. Và không dấu được lòng mình anh nói to những điều đáng nhẽ người ta chỉ nghĩ: “Bác và cô là đoàn khách thứ hai thăm nhà tôi từ tết và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

- Anh trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ: Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu. Khi gần hết giờ anh tỏ ra tiếc nuối khi phải chia tay mọi người.

=>Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất và con người nơi mảnh đất Sa Pa

* Anh thanh niên có quan niệm sống tiến bộ

- Anh quan niệm công việc cũng giống như người bạn đồng hành của mình Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được...

- Với anh hạnh phúc không phải là cái gì cao sang mà là những điều rất giản dị. “Nhờ việc phát hiện đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy không quân ta bắn rơi nhiều máy bay mĩ trên cầu Hàm Rồng...Từ hôm ấy cháu thấy mình thật hạnh phúc”. Với anh hạnh phúc là được giúp đỡ mọi người, được cống hiến cho quê hương, đất nước. Chỉ khi nào được cống hiến, được đóng góp công sức của mình cho đất nước thì anh mới thấy cuộc sống có ý nghĩa. Quan niệm ấy rất giống lẽ sống của nhà thơ Thanh Hải:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

- Những quyển sách không đơn thuần là phương tiện để anh nghiên cứu, học tập mở rộng tầm hiểu biết mà sách còn giống như người bạn cùng anh chia sẻ buồn vui, giúp đời sống tâm hồn trở nên phong phú.

* Mặc dù anh thanh niên hội tụ rất nhiều đức tính quý báu, nhưng anh lại rất khiêm tốn, thành thực.

- Công việc của anh đang làm góp một phần quan trọng cho những bước chuyển mình của đất nước: phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.

- Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.

=>Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên góp phần làm nổi bật chủ đề của truyện “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

* LĐ chốt :

- Truyện không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.

- Thành công của tác giả là xây dựng tình huống truyện đơn giản, giàu ý nghĩa, cách kể chuyện tự nhiên kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận. Kể chuyện theo ngôi thứ 3 điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông họa sĩ làm câu chuyện trở nên khách quan, tăng độ tin cậy. Tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, giàu chất thơ, đậm chất họa có sức lôi cuốn người đọc.

- Qua những nghệ thuật ấy, tác giả đã khắc họa thành công bức chân dung về con người lao động với những nét đẹp cả tinh thần, tình cảm và lối sống.

- Anh thanh niên tiêu biểu cho hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, sống có lí tưởng hết mình vì Tổ quốc. Cùng với ông kĩ sư nông nghiệp, anh cán bộ lập bản đồ sét... vẻ đẹp của anh thanh niên làm sáng bừng mảnh đất Sa Pa lặng lẽ.

3. Kb :

- Đã gần nửa thế kỉ trôi qua nhưng đến nay truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vẫn còn nguyên giá trị.

- Tác phẩm đã cho người đọc cảm nhận rõ nét về chân dung nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp hoàn hảo lí tưởng....Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động ở Sa Pa nói riêng và những con người lao động trong thời đại mới nói chung.

- Đọc tác phẩm ta càng thêm tự hào, ngưỡng mộ và quý trọng hơn những con người đang lặng lẽ, âm thầm làm việc và cống hiến cho Tổ quốc.

- Là học sinh….
Thêm
75
0
0
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi
mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái
vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối
với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm
công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao
- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người
ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến
cho đất nước.
Thêm
134
0
0
Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn tiêu biểu như thế. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm đắm trong sương mù: Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, một cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một hoạ sĩ đi thực tế chuyến đi cuối của cuộc đời công tác trước lúc nghỉ hưu, bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau: anh thanh niên đầy nhiệt huyết bộc trực, chân thành, cô kỹ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo, tế nhị, ông hoạ sĩ trầm tĩnh, sâu lắng, còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính... Họ tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc, và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ. Đó là một truyện ngắn hay và tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ" (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).

I - ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả:

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn.

"Tập trung nhiệt thành ngợi ca những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và tha thiết yêu cuộc sống... Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn tiêu biểu như thế. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm đắm trong sương mù: Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, một cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt 30 năm trên tuyến đường Sa Pa, một hoạ sĩ đi thực tế chuyến đi cuối của cuộc đời công tác trước lúc nghỉ hưu, bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau: anh thanh niên đầy nhiệt huyết bộc trực, chân thành, cô kỹ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo, tế nhị, ông hoạ sĩ trầm tĩnh, sâu lắng, còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính... Họ tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc, và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ. Đó là một truyện ngắn hay và tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm chất thơ" (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).

2. Tác phẩm:
- Nhà văn đã cho xuất bản nhiều truyện ngắn, trong đó nổi bật là các tập: Bát cơm Cụ Hồ (1955); Chuyện nhà chuyện xưởng (1962); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Nửa đêm về sáng (1978); Lí Sơn mùa tỏi (1980); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984); Lặng lẽ Sa Pa (1990),...
Ông đã được Giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện ký Bát cơm Cụ Hồ (1953).
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả.
Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
3. Tóm tắt:
Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nhưng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo như Sa Pa thành phố trong sư¬ơng, và cũng giàu sức sống với hoa trái ngát hương bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con ngư¬ời nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể đồng cảm với nhau:
"Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc!"
Theo lời giới thiệu của bác lái xe, cái con người "cô độc nhất thế gian" là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trong câu chuyện phác thảo chân dung của bác lái xe, đáng chú ý là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Qua cái nhìn của người hoạ sĩ, anh thanh niên hiện ra với "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.". Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

Trong sự cảm nhận của cô kĩ sư mới ra trường, cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên"

Nếu như người hoạ sĩ lão thành mới chỉ ghi được "lần đầu gương mặt của người thanh niên" thì chính những lời tâm sự của một kẻ "thèm người" khi được gặp người đã là một bức chân dung tự hoạ khá hoàn chỉnh. Chân dung là gì nếu không phải là những nét vẽ tinh thần, những nét gợi tả phẩm chất? Những nét tự hoạ của anh thanh niên về cả những con người đang làm việc như anh khiến người hoạ sĩ già, dù đã trải nhiều chuyện đời phải suy ngẫm rất nhiều:
"Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người."
Vậy những điều gì ở chàng thanh niên đã làm cho người hoạ sĩ già suy nghĩ và thậm chí làm thay đổi cả cái quan niệm về mảnh đất Sa Pa vốn có trong ông?

Nỗi "thèm người" ở anh thanh niên không phải nỗi nhớ cuộc sống đông đúc, tiện nghi, an nhàn, như anh nói: "Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng". Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Nhưng con người ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc. Cái sự "thèm người" của chàng thanh niên là lẽ bình thờng của con người, nhất lại là tuổi trẻ. Anh sống với triết lí: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Và chắc chắn ông sẽ còn bối rối khi muốn dựng lên chân dung của Sa Pa. Bởi vì, trong sự tự hoạ của chàng trai còn hiện ra những chân dung khác nữa, cũng quên mình, say mê với công việc như anh kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa "Ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...", nhà nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt. Cái lặng lẽ của cảnh sắc Sa Pa thì cây cọ trên tay người hoạ sĩ có thể lột tả không mấy khó khăn, nhưng cái không lặng lẽ của Sa Pa như ông đã thấy qua những con người kia thì vẽ thế nào đây? Người hoạ sĩ nhận thấy rất rõ "sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời".
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, có hai nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là người hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ. Trước chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến "người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi", có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, người hoạ sĩ nói: "Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc". Sau khi gặp, được nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của người hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, người hoạ sĩ già còn chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh và nói: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm được chứ?" Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp. Còn cô gái? Khi từ biệt, "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta trao cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay". Cô đã hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, công việc của chàng trai. Có lẽ trong cái bắt tay ấy là niềm tin, là ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,... Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bước đầu tiên vào đời.

Nguyễn Thành Long đã cho người đọc thấy cái không lặng lẽ của Sa Pa. Với những nét vẽ mộc mạc, bức chân dung về mảnh đất trên cao ấy có sức ấm toả ra từ những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến.

#hocvan9online #vanhoctre #nguvan9 #langlesapa
Thêm
727
0
0
Xin chào tất cả mọi người, mình là sun - một người xa lạ đang đi tìm màu, admin của insta @sun.fl_d, từng đạt giải nhất cấp tỉnh môn văn năm lớp 9 và là á khoa đầu vào môn văn chuyên. Qua quá trình rèn luyện để đạt được nhiều thành tích hơn thế nữa, mình đã học tập từ rất nhiều tư liệu và bây giờ khi đi qua 12 năm học sinh, mình muốn chia sẻ vốn văn, kinh nghiệm đó đến các bạn. Dưới đây là phần đọc - hiểu văn bản ‘Lặng lẽ Sa Pa’ được trình bày dưới dạng đoạn văn khá cô đọng, súc tích. Tôn chỉ của mình là ‘Trước khi viết hay, các bạn phải viết đúng’. Cùng mình tham khảo nhé:

Truyện có bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ - già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ lại có nhiều điểm gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ với cuộc sống, với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều không được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả: Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lí tưởng, nhưng họ cũng là hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của một thời kỳ lịch sử.

26BE191A-DAAF-42D2-B5D3-45ED1B01181C.png

(Ảnh được thiết kế bởi @sun.fl_d)​

Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên - chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh, tác giả đã qua lời bác lái xe để giới thiệu về anh: hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”... Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ và cô kĩ sư trước cuộc gặp gỡ. Khi dừng xe, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn, tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như không có gì đặc biệt. Sức thu hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người một mình giữa lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?

Trước hết, đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích cho mọi người, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Anh yêu công việc của mình: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã nghĩ: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. Còn đây là về nỗi “thèm người” - như cách nói của bác lái xe - anh nghĩ: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Nhưng nỗi “nhớ người”, với anh, quyết không thể là nỗi nhớ “phồn hoa đô thị”.

Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh còn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách, mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trò chuyện.

Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp và chủ động: trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, đọc sách ngoài những giờ làm việc và có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi người. Ở người thanh niên ấy còn có một nét rất đáng mến nữa là sự cởi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ấy ở anh.

Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề của truyện. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Tác giả đã hầu như “nhập” vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này để trần thuật, bao gồm cả quan sát, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ông họa sĩ, chân dung nhân vật chính như được hiện rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những suy ngẫm về cuộc đời, con người và nghệ thuật.

Ngay những phút đầu gặp gỡ với người thanh niên, bằng sự từng trải của một nghệ sĩ, ông xúc động đến bối rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Và với ông, “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và về những điều anh suy nghĩ. Và đúng như người họa sĩ đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những âm vang, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Ví như, từ câu chuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó so với cuộc đời, về con người và mảnh đất Sa Pa.

Còn với cô kĩ sư trẻ mới ra trường thì cuộc gặp gỡ với anh thanh niên cùng với những điều anh đã kể đã khiến cô bàng hoàng, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh”. Quan trọng hơn nữa, cô hiểu và tin hơn vào con đường mà cô đã lựa chọn.

Như vậy, qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó như đẹp hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nảy trăng”.
Thêm
Đọc - hiểu văn bản ‘Lặng lẽ Sa Pa’ ngắn gọn, cô đọng
779
3
3

Sun Sun

mình là sun - một người xa lạ đang đi tìm màu
7/9/22
7
17
3,000
Xu
3,469
Các bạn có gì muốn hỏi về kinh nghiệm thi văn 9 có thể bình luận xuống ngay dưới bài viết này hoặc follow và nhắn tin vào insta @sun.fl_d. Nếu mình biết, mình sẽ giải đáp bằng tất cả những gì mình...
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,338,895
Các bạn có gì muốn hỏi về kinh nghiệm thi văn 9 có thể bình luận xuống ngay dưới bài viết này hoặc follow và nhắn tin vào insta @sun.fl_d. Nếu mình biết, mình sẽ giải đáp bằng tất cả những gì mình đúc rút được từ quá trình ôn thi từ khuyến khích cấp thành phố đến giải nhất cấp tỉnh nhé
Sun SunMình thấy phong cách của bạn rất quen.
 
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã để lại trong lòng người đọc những suy ngẫm sâu sắc. Bởi lẽ, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa nên đức tính khiêm tốn chỉ có ở những người có sự tự thức cao độ về giá trị của chính mình. Từ đó, tác giả cũng gợi nên nhiều sự suy ngẫm về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

xkk (63).png


Đề: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống
BÀI LÀM MẪU

Cuộc đời của mỗi chúng ta như một chuyến tàu đi về miền mơ ước. Ở mỗi sân ga, chúng ta cùng dừng lại để lắng nghe cuộc sống, trang bị những kinh nghiệm sống giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã cho chúng ta hiểu thêm về đức tính khiêm nhường. Đó không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công cho mỗi người

Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.Đây là một đức tính đáng quý, cần phát huy ở mỗi người. Những người khiêm nhường luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe sự góp ý và sửa đổi các khuyết điểm của bản thân. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một ví dụ, khi biết người họa sĩ định vẽ mình, anh cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh vì còn có “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc, âm thầm cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần khiêm nhường ấy của anh thật đáng quý biết bao.

Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Bởi tri thức của nhân loại mênh mông như biển cả, những gì chúng ta biết chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương. Không ai trong chúng ta là hoàn mĩ, toàn diện, do đó chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để mở rộng hiểu biết bản thân, để học hỏi được nhiều hơn từ mọi người xung quanh mình, như lời Các Mác từng nói:

"Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là nhiều"


Trái ngược với đức tính khiêm tốn là sư kiêu căng, tự cao tự đại, luôn đề cao mình và coi thường ý kiến của người khác. Nếu không khiêm nhường, con người sẽ không biết vươn lên, bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trongsự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Những người đó sẽ khó có được thành công trong công việc và học tập. Tuy nhiên sự khiêm tốn quá mức, luôn rụt rè, hạ thấp mình sẽ dẫn đến tâm lí tự ti, nhút nhát, không dám khẳng định năng lực của bản thân.

Như vậy, trên bước đường trưởng thành của mỗi cá nhân, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi, không quá đề cao năng lực cá nhân nhưng cũng không nên vì thế mà rụt rè, thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, tích lũy cho bản thân tri thức và vốn sống xã hội, khẳng định năng lực của bản thân trước những hoàn cảnh thử thách. Đó cũng chính là hướng phấn đấu của mỗi cá nhân để góp phần dựng xây đất nước, đưa đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.


Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan:
TẠI ĐÂY
Thêm
Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên
642
0
0
Giữa chốn bình lặng không ồn ào, náo nhiệt như mảnh đất thị thành huyên náo, đâu đó vẫn còn những người như anh thanh nhiên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã làm sống dậy hình tượng của những con người đang ngày đêm thầm lặng trong công việc của mình, vẫn miệt mài với tình yêu nghề bằng sự tâm huyết, hăng say.

dn (6).png


Đề: Em hãy viết bài văn để phân tích tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”

BÀI LÀM MẪU

Giữa chốn bình lặng không ồn ào, náo nhiệt như mảnh đất thị thành huyên náo, đâu đó vẫn còn những người như anh thanh nhiên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã làm sống dậy hình tượng của những con người đang ngày đêm thầm lặng trong công việc của mình, vẫn miệt mài với tình yêu nghề bằng sự tâm huyết, hăng say.

Trong cuộc sống lao động mới, con người là nòng cốt cơ bản để có sự tạo dựng vững chắc. Những phẩm chất tốt đẹp sẽ khẳng định vai trò làm chủ cuộc sống mới. Nhân vật anh thanh niên trong thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa là một người như thế.

Để nhân vật anh thanh niên hiện rõ những đức tính đáng quý, Nguyễn Thành Long đã để ông họa sĩ làm việc đó qua điểm nhìn của mình. Nội dung truyện đơn giản, không có tình huống thắt nút, gay cấn cho nên câu chuyện giàu chất trữ tình hơn là tự sự. Sự xuất hiện của anh thanh niên, tuy là nhân vật chính với nhiều biểu hiện tốt đẹp nhưng đến rất bất ngờ, gián tiếp qua lời kể của bác lái xe.

Và cũng như khi đến, anh lại lặng lẽ khuất lấp vào mây mù trong cái tĩnh lặng muôn thuở của Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất như khiêm tốn, yêu lao động, tận tâm với công việc... tất cả thể hiện trên một bức họa lớn nhưng đến ông họa sĩ cũng phải thốt lên: ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật. Con người bé nhỏ nhưng những nét đáng quý khiến anh trở nên lớn lao đến như thế.

Trong lao động, anh thanh niên hiện ra là một con người yêu lịch sử và sẵn sàng cống hiến vì lao động. Quan niệm rất mới lạ khi anh nhận xét về công việc được coi là cô độc nhất thế gian này: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Từ quan niệm ấy, anh vượt lên chính bản thân mình để đi tìm niềm hạnh phúc trong lao động. Có lẽ chỉ có quan niệm như thế mới khiến anh thấy mình không cô đơn, không lẻ loi một mình.

Từ tâm sự của anh thanh niên, ngay ông họa sĩ và cả người đọc đều sửng sốt trước thái độ trân trọng, gắn bó với lao động như đã ngấm sâu vào máu của con người trẻ tuổi này: công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất. Tự xác định với bản thân về vai trò quan trọng không thể thiếu của lao động đối với mọi người nói chung và đặc biệt đối với chính bản thân anh.

Một suy nghĩ mới và độc đáo khi anh lấy gian khổ nhiều hay ít để xem ai một mình hơn, cô đơn hơn anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Phải chăng chính những suy nghĩ và tâm sự vượt hơn cả tuổi tác như anh thanh niên đã giúp anh hạnh phúc hơn khi ý thức được mối liên quan giữa bản thân với tập thể trong sự đóng góp cho đất nước: cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa... phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Trong công việc anh thấy được vai trò của mình và hơn cả biết được mình vì ai mà lao động. Những suy nghĩ ấy khiến cho con người nhỏ bé này cảm nhận được niềm hạnh phúc trong lao động nhiều hơn nữa. Thấy được vai trò của lao động đối với bản thân nên anh đã có những thái độ tự giác và nghiêm túc đối với lao động. Công việc của anh thanh niên rất đặc biệt với sự cô lập tuyệt đối.

Tuổi trẻ, sức xuân của anh bị đánh đổi bởi công việc tẻ nhạt cắt vụn ngày đêm: công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Cháu lấy những con số báo về nhà bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Bất chấp tất cả công việc vẫn được hoàn thành một cách xuất sắc.

Không phải là người có lòng kiên nhẫn, tự giác cao thì anh không thể làm đi làm lại công việc buồn chán này đặc biệt giờ ốp lúc một giờ sáng: gió tuyết và lặng im... chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng không khuất phục được con người yêu lao động và sống rất có trách nhiệm đối với lao động.

Chẳng ai kiểm tra thường xuyên nhưng không vì thế mà anh lơ là, làm việc cho xong, cho nhanh. Công việc luôn được hoàn thành chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc tự giác cao. Anh thanh niên không chỉ đẹp trong lao dộng mà anh còn đẹp trong lối sống.

Anh thanh niên còn là một con người sống cởi mở, chân thành và hiếu khách. Ngay từ cách anh muốn tìm người trò chuyện, đẩy khúc thân cây chắn ngang đường để xe đi qua có dịp nghỉ chân, anh chạy xuống trò chuyện cho đỡ thèm người đã thấy trong đó một trái tim rộng mở muốn quen và muốn thân. Khi được bác lái xe giới thiệu những vị khách sẽ lên thăm nhà anh thì anh mừng ra mặt và chân thành, có thiện ý mời họ lên nhà anh trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.

Ông họa sĩ, cô kĩ sư chỉ là những người xa lạ chưa một lần gặp mặt và cũng có thể đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng họ gặp nhau nhưng anh vẫn rất nhiệt tình trao bó hoa đã cắt cho người con gái rồi mời hai người uống thứ trà pha nước mưa, thơm như

Anh thân thiện vô cùng, đãi khách bằng những thứ bình dân nhưng rất quý đối với bản thân anh cũng như với hai vị khách đặc biệt từ dưới xuôi lên. Giữa họ giờ như không còn khoảng cách bởi chính tình người, sự tự nhiên của anh thanh niên đã xóa đi sự xa lạ. Anh nói: cái này để ăn trưa cho bác, cho cô, và bác lái xe - một giỏ trứng thể hiện tình cảm rất chân thành. Anh sống một mình không những không đòi hỏi sự quan, tâm của người khác mà chính bản thân anh lại rất quan tâm chu đáo với những người sống xung quanh.

Củ tam thất cháu vừa đào thấy, cháu gửi bác gái ngâm rượu uống, Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? Anh quan tâm đến cả người anh chưa một lần gặp mặt, người có lẽ chỉ qua lời kể của bác lái xe. Một con người biết cách sống tốt với mọi người chỉ đơn giản là qua sự quan tâm rất chân thành. Ngay trong cuộc trò chuyện với ông họa sĩ việc anh thanh niên nhắc đi nhắc lại những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có thể hiện sự khiêm tốn trong lối nói và lối nghĩ.

Không khoe mẽ, tự cao, anh coi mình cũng chỉ là con người thật bình thường và giản đơn như bao người khác. Thế cho nên việc ông họa sĩ tay hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối khiến anh phải ngăn lại bởi anh thấy bản thân chưa xứng đáng với niềm vinh dự mà với anh thật lớn lao như thế. Không những không để ông họa sĩ vẽ mình, anh còn giới thiệu cho ông: ông kĩ sư vườn rau và đồng chí nghiên cứu khoa học - họ cũng cống hiến quên mình cho Tổ Quốc, cho xã hội, cho cuộc sóng mới.

Anh có suy nghĩ thật đúng đắn khi thấy cuộc đời đẹp quá bởi có những người đang ngày đêm hết lòng hết sức lao động bằng trách nhiệm và tinh thần cao. Một điều khiến ông họa sĩ và ngay chính người đọc cũng ngỡ ngàng vì sự sắp xếp cuộc sống hết sức khoa học và ngăn nắp của anh thanh niên. Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... - đó là vườn của do bàn tay của chàng trai trẻ tuổi này tạo dựng nên.

Cuộc sống một mình mà muôn màu muôn vẻ rực rỡ sắc hoa. Phải là con người có nghị lực sống phi thường thì mới có thể có đời sống tinh thần phong phú đến như thế. Và ngay cả khi công việc trên trạm khí tượng này của anh đã có thể coi là yên ổn thì ngày ngày anh vẫn nhờ bác lái xe mua sách dưới xuôi gửi lên, anh vẫn không ngừng trau dồi thêm vốn kiến thức để rồi anh lại có thể tìm ra một cái gì đó mà cống hiến hơn nữa cho một đất nước thời kì đổi mới này.

Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ... Anh thanh niên và chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác.

Và không chỉ các nhân vật trong truyện ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.

Thật vậy, hình ảnh anh thanh niên đang lặng lẽ nhưng vẫn cháy bỏng một tình yêu mãnh liệt với nghề đã gây ra những sự rung cảm đặc biệt cho độc giả. Qua đó, tài năng sáng tạo văn chương của Nguyễn Thành Long cũng ngày càng được thể hiện rõ ràng và đậm nét. Nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Phân tích tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” mới nhất
606
0
0
Bên cạnh việc khắc họa vẻ đẹp của anh thanh niên thì tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long còn làm mê đắm người đọc bằng những khung cảnh lãng mạn chỉ có ở Sa Pa. Nơi đó, chứa dựng một nét vừa hùng vĩ, hoang vu lại vừa rực rỡ, căng tràn nhựa sống.

sa pa.png


Đề: Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu: "Những trang văn của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thiên nhiên Sa Pa thật rực rỡ, nên thơ, giàu cảm xúc".

BÀI LÀM MẪU

Bên cạnh việc khắc họa vẻ đẹp của anh thanh niên thì tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long còn làm mê đắm người đọc bằng những khung cảnh lãng mạn chỉ có ở Sa Pa. Nơi đó, chứa dựng một nét vừa hùng vĩ, hoang vu lại vừa rực rỡ, căng tràn nhựa sống. Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới : rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”. Cảnh được quan sát từ trên cao trở xuống. Và ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”, đọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi. Có thể nói câu văn miêu tả thiên nhiên đã làm thêm chất trữ tình cho câu chuyện. Bên cạnh Sa Pa của nắng còn có Sa Pa của mây : “mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòm lá ướt sương…” Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe. Và với thủ pháp nhân hoá rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh – chú bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Quả thật, Sa Pa qua cách miêu tả khéo léo và tinh tế của Nguyễn Thành Long đẹp lắm thay!

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Sa Pa thật rực rỡ, nên thơ, giàu cảm xúc qua những trang văn của Nguyễn Thành Long
474
0
0

Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “ thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy. “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu đất nước.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (29).png

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Đoạn văn mẫu


Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện. Anh hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già và anh cũng tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người. Anh thanh niên 27 tuổi, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Thử thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc. Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất… nhưng anh thanh niên đã vượt lên để sống một cuộc sống đẹp, có ích cho đời. Nét đẹp trước hết ở anh thanh niên là sống có lí tưởng, có suy nghĩ và tình cảm đẹp. Anh từng trăn trở: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời. Anh rất yêu công việc của mình, có những suy nhĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Điều đáng quý nhất của anh thanh niên là những hành động đẹp đẽ để cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất nước, anh vượt qua mọi khó khăn để sống và làm việc, chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng chính mình. Bên cạnh đó, anh cũng không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, hiểu biết qua việc đọc sách; anh coi sách là bạn, là niềm vui trong cuộc sống “một mình” của anh. Anh thanh niên có phong cách sống đẹp: trong công việc cũng như trong cuộc sống, anh luôn nghiêm túc, ngăn nắp, có tính kỉ luật cao, đúng giờ giấc; anh trọng cái đẹp nơi anh ở có một vườn hoa rực rỡ đó cũng là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Trong quan hệ với mọi người, anh rất cởi mở chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người và rất chu đáo. Anh cũng rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác, say sưa ca ngợi mọi người, thực tâm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ để nhân vật xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về lí tưởng, tình cảm, cách sống, cách nghĩ. Anh là hình ảnh tiêu biểu của những con người ở Sa Pa và là chân dung người lao động mới.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Thêm
Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
  • Like
Reactions: Vanhoctre
626
1
0
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi. Tiêu biểu nhất phải nói đến ''Lặng lẽ Sa Pa'' viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước.

500


Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu … kìa, anh ta kia): Nhân vật anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe
- Phần 2 (tiếp.. không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, ý nghĩa giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô kĩ sư
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người

Câu 1 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện có cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản. Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Qua cuộc nói chuyện, chân dung những người lao động thầm lặng hiện lên qua lời kể của anh thanh niên.

Câu 2 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư.

- Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất

- Nhân vật có những phẩm chất cao đẹp

+ Là người có suy nghĩ đẹp: quan niệm đúng đắn về công việc, hạnh phúc (khi làm việc ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được)
+ Có hành động đẹp: Anh vượt qua khó khăn, gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn, nhưng anh làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao.
+ Anh có lối sống đẹp: có một mình trên đỉnh núi cao vẫn có cuộc sống ngăn nắp, chủ động. Không chỉ có thế, anh còn tự nuôi gà, đọc sách, tự học ngoài giờ làm việc
+ Anh sống chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện, quý trọng tình cảm của người khác
+ Khi được đề nghị vẽ chân dung, anh giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình

- Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc ngắn của truyện, ta có thể hình dung ra chân dung nhân vật với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống

→ Là người tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong thời kì xây dựng đất nước trong giai đoạn gian khó

Câu 3 (Trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Người đọc dễ nhận thấy Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật họa sĩ hầu như chỉ lặng lẽ nghe, suy ngẫm

+ Họa sĩ nhận ra trước sự lặng lẽ của Sa Pa, cái tên chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, những con người làm việc, lo cho đất nước

- Khi được nghe anh thanh niên kể về cuộc sống, những người thầm lặng cống hiến, ông thực sự hiểu và cảm thông, cũng như khâm phục những con người giàu nghị lực, sự hi sinh, cống hiến cho xã hội

→ Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên khiến ông họa sĩ có cái nhìn thay đổi về Sa Pa, đó cũng là sự thay đổi trong quan niệm của nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp

Câu 4 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)

* Chất trữ tình của tác phẩm:

- Toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, kì lạ

+ Những rặng đào, những đàn bò lang, thung lũng
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Cây thông cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
+ Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe
+ Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè
+ Nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…

- Toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong truyện:

+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp và ý nghĩa
+ Ông họa sĩ cảm thông, thấu hiểu và trân trọng sự hi sinh lớn lao, thầm lặng của anh thanh niên cũng như những con người Sa Pa
+ Tâm hồn cô kỹ sư nảy nở tình cảm đẹp đẽ, lớn lao lắng nghe cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên

- Chất trữ tình làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên lãng mạn.

- Chất thơ mang lại cho con người thêm niềm tin vào con người, sự kết nối, thấu hiểu lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn

+ Tạo được không khí thân mật nâng cao vẻ đẹp của con người, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét, sâu sắc

Câu 5 (trang 189 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những người vô danh, với cuộc sống khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến tuổi trẻ, năng lực cho đất nước. Nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, sống đẹp, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/lang-le-sa-pa-nguyen-thanh-long.1154/
Thêm
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
  • Like
Reactions: Lan Hương
744
1
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top